Tê bì chân tay thường xuyên là cảnh báo của bệnh gì?

Tê bì chân tay là một triệu chứng rất phổ biến của đại số bệnh nhân hiện nay. Với bất kỳ độ tuổi và đối tượng cũng hoàn toàn có thể mắc. Là một triệu chứng bệnh khá thường xuyên và không gây quá nhiều ảnh hưởng cho đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, đa số các bệnh nhân đều chủ quan trước sự biểu hiện của bệnh. Tuy nhiên, với mỗi một căn bệnh đều mang nhiều biến chứng cùng những hiểm nguy nhất định. Sau một thời gian tiến triển, triệu chứng này hoàn toàn trở thành một căn bệnh kinh niên. Và có thể đây lại chính là một lời cảnh báo nguy hại cho sức khỏe.

Tê bì chân tay xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bên cạnh đó, những triệu chứng và biểu hiện của bệnh cũng vô cùng phức tạp. Về lâu dài, những hậu quả để lại từ triệu chứng tê bì chân tay sẽ xuất hiện cùng nhiều biểu hiện khó chịu. Từ chân tay, bệnh sẽ lan đến nhiều bộ phận khác của cơ thể như: thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp

Tê bì chân tay là một triệu chứng rất phổ biến

Tê bì chân tay là một triệu chứng rất phổ biến

Tê bì chân tay được hiểu là bệnh như thế nào?

Tê bì chân tay theo định nghĩa y học là một cảm giác cơ thể bị rối loạn. Trường hợp này còn được gọi là dị cảm với một bộ phận hoặc toàn bộ ở một vài vị trí nhất định trên cơ thể. Hệ thống dây thần kinh ở chân và tay bị chèn ép. Khi đó các chi sẽ bị tê và mỏi đặc biệt là ngón giữa và ngón cái.

Triệu chứng này cơ bản là một biểu hiện sinh lý bình thường của con người. Tuy nhiên, sự khó chịu và cảm giác như bị kiến cắn hoặc kim châm chích. Với những thói quen như ngồi xổm trong thời gian quá lâu làm cho máu kém lưu thông. Chân sẽ bị tê cứng hoặc khó di chuyển. Nhưng chỉ cần một vài phút sau khi tê chân, người bệnh thả lỏng tư thế hoặc xoa bóp nhẹ nhàng. Như thế những bộ phận mắc tê bì sẽ nhanh chóng được khỏi.

Mặc dù là căn bệnh rất dễ chữa khỏi và không cần phải uống thuốc thang gì. Nhưng nếu sau một thời gian dài mà không được khỏi bệnh. Có thể bệnh nhân đã mắc các chứng bệnh liên quan đến sự rối loạn chức năng của hệ thần kinh ngoại vi. Vì vậy, đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Có thể làm ảnh hưởng đến sự đau và liệt các chi. Hoặc thậm chí là tử vong.

Tê bì chân tay khiến các cơ tê cứng và châm chích

Tê bì chân tay khiến các cơ tê cứng và châm chích

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh tê bì chân tay

Triệu chứng tê bì chân tay biểu hiện ra được rất nhiều mà người bệnh hoàn toàn có thể nhận thấy được. Một số những triệu chứng biểu hiện thường thấy ở những bệnh nhân tê bì chân tay như:

  • Mặt trong của cánh tay là điểm đầu tiên bị tê. Sau đó lan dần xuống các ngón tay và có cảm giác nhột râm ran như kiến bò. Cổ và vai gáy đau nhói rồi cơn đau từ cổ sẽ lan xuống nửa người.
  • Tứ chi nóng ran, cảm giác như bị châm chích
  • Mất cảm giác ở tay và chân
  • Hạn chế vận động trong một khoảng thời gian
  • Chuột rút ở tay và đặc biệt là bắp chân. Nhất là vào ban đêm lúc người bệnh đang ngủ. Hệ thống cơ và các dây thần kinh co rút lại khiến bắp chân, tay đau nhói rất khó chịu.
Một vài những dấu hiệu thường thấy ở bệnh

Một vài những dấu hiệu thường thấy ở bệnh

Ngoài ra, còn một vài triệu chứng báo hiệu tình trạng vô cùng nguy hiểm. Người bệnh khi gặp những biểu hiện trên cần kịp thời thăm khám để được chữa trị kịp thời.

  • Thời gian mắc bệnh kéo dài trên 6 tuần
  • Tê bì chân tay đi kèm với nhiều triệu chứng mạn tính bất thường khác.
  • Bệnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, mất tập trung, suy giảm trí nhớ. 
  • Trường hợp nặng nhất là co giật và đau đầu dữ dội. Bàng quang và ruột mất kiểm soát.

Là một bệnh với những triệu chứng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, người bệnh không được chủ quan với bất kỳ bất thường nào xảy đến với cơ thể mình. 

Những nguyên nhân thường thấy làm xuất hiện tê bì chân tay

Tê bì chân tay là một triệu chứng xảy đến rất thường xuyên và ở mọi đối tượng, độ tuổi trong cuộc sống. Có rất nhiều nguyên nhân được xác định gây nên triệu chứng này. Tuy nhiên, chung quy lại có 2 nguyên nhân chính được tổng kết lại là nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. 

Theo thống kê của các chuyên gia y học, hơn 75% trường hợp bệnh nhân mắc chứng tê bì chân tay là do những nguyên nhân sinh lý và bệnh lý. Mặc dù nhiều trường hợp mắc chứng tê bì chân tay là do hiện tượng sinh lý của cơ thể. Không gây nên hậu quả và tổn hại gì tới sức khỏe. Nhưng bất kể một nguyên nhân nào gây nên bệnh đều ẩn chứa một mối nguy hại nhất định. Do vậy, dưới đây là những phân tích cụ thể về về nguyên nhân hình thành nên bệnh để người bệnh dễ dàng hình thành được bệnh tình của mình.

Nguyên nhân sinh lý

Những nguyên nhân xuất phát từ sinh lý bình thường từ cơ thể người bệnh. Chủ yếu là do thói quen sinh hoạt và đi đứng của người bệnh. Triệu chứng tê bì chân tay với nguyên nhân sinh lý là do tư thế đứng, ngồi hoặc nằm quá lâu ở một thời gian nhất định. Chẳng hạn như khi người bệnh nằm sai tư thế cả một đêm dài. Sáng mai khi tỉnh giấc, phần chân sẽ bị tê cứng lại và nhói lâm thâm như bị kiến cắn hoặc kim đâm. Nhưng sau khi xoa bóp nhẹ nhàng hoặc vận động một chút thì cơ thể sẽ trở lại trạng thái bình thường.

Nguyên nhân sinh lý

Nguyên nhân sinh lý

Bên cạnh đó, sự thay đổi đột ngột của thời tiết cũng làm cơ thể không thích ứng kịp. Dẫn đến tê bì chân tay hoặc những triệu chứng tê liệt không báo trước. Hệ thống tế bào và dây thần kinh ở các chi cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân và tác nhân từ môi trường bên ngoài. Nếu như người bệnh không xử lý hoặc ổn định được tâm lý của bản thân thì rất dễ để bị tê liệt. Vì vậy, tâm lý của người bệnh bất ổn cũng sẽ ảnh hưởng tới sự nhạy cảm của con người.

Vì vậy, sự linh hoạt trong các tư thế sinh hoạt hàng ngày ảnh hưởng rất nhiều tới những triệu chứng bệnh của người bệnh. Bệnh nhân cần tập và rèn luyện để cơ thể linh hoạt hơn, nhạy bén hơn. Khi đó, cơ thể sẽ quen được với nhiều biến đổi của môi trường và thời tiết.

Những tác nhân bệnh lý

Tê bì chân tay ngoài việc xảy ra từ những tác nhân sinh lý bình thường. Chúng cũng có thể là do nhiều nguyên nhân bệnh lý khác nhau. Do đây là biến chứng nguy hiểm, chúng hoàn toàn có khả năng là biểu hiện của một vài những bệnh lý nguy hiểm. Một vài bệnh lý có thể kể đến như:

  • Thoái hóa đốt sống cổ. Khi mắc chứng bệnh này, hệ thống dây thần kinh và động mạch của người bệnh bị chèn ép. Dẫn đến cản trở quá trình lưu thông máu tới các chi làm tê bì chân tay. Nếu không chú ý điều trị bệnh sớm, khả năng gặp các biến chứng như teo và liệt tay chân là vô cùng lớn.
  • Thoát vị đĩa đệm. Khi đĩa đệm tràn ra khỏi bao xơ và lệch đi khỏi vị trí bình thường và gây chèn ép tới hệ thần kinh cột sống. Một số triệu chứng khác của cơ thể có thể xảy ra và ảnh hưởng trực tiếp đến người bệnh.
  • Thoái hóa khớp. Các khớp thường xuyên được hoạt động trong cơ thể như khớp tay, khớp đầu gối bị tổn thương hoặc bào mòn. Đây là di chứng dẫn đến tê bì chân tay và hạn chế vận động
  • Hẹp ống sống. Là căn bệnh bẩm sinh làm cho cột sống của người bình thường bị biến dạng đi. Lúc này, các rễ thần kinh bị chèn ép dẫn đến tê bì chân tay. Mạch máu tắc nghẽn khó lưu thông và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
  • Xơ vữa động mạch. Lòng mạch bị tác động chèn ép và gây hẹp. 
Tác động bệnh lý

Tác động bệnh lý

Tác dụng phụ của việc lạm dụng thuốc Tây

Thuật ngữ nhờn thuốc hay lạm dụng thuốc không còn quá xa lạ hiện nay. Do sự vô tư đi kèm với thiếu hiểu biết mà nhiều người ung dung uống những sản phẩm thuốc Tây chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Quá trình điều trị và chữa bệnh đều có những liệu trình riêng. Tuy nhiên, sau quá trình dùng thuốc chưa qua chỉ định hoặc quá liều. Nhiều triệu chứng tê bì chân tay xuất phát từ việc lạm dụng thuốc Tây.

Trong quá trình điều trị tê bì chân tay, có rất nhiều phương pháp từ Tây Y, thuốc Nam đến thuốc Bắc. Các loại thuốc giảm đau thông thường cũng được khuyến nghị sử dụng nhằm giảm đau. Tuy nhiên, với mỗi loại thuốc đều nên dùng đúng và đủ liều lượng. Không nên quá lạm dụng để giảm nhức mỏi xương khớp hay tê bì chân tay.

Lạm dụng quá nhiều thuốc tây

Lạm dụng quá nhiều thuốc tây

Vị trí cơ thể thường gặp tê bì

Ngoài tay, chân và tứ chi, còn rất nhiều bộ phân trên cơ thể dễ mắc tê bì. Tê ở tay và chân là hai bộ phận chủ yếu nhất. Nguyên nhân chính và chủ yếu là do hệ thống dây rễ thần kinh bị tác động và chèn ép. Hoặc ở những vị trí ngoại vi như khuỷu tay hoặc cổ tay là 2 vị trí dễ mắc tê bì. Giai đoạn đầu sẽ là cảm giác tê nhè nhẹ. Sau đó là ngứa râm ran từ cánh tay hoặc cẳng chân tới các ngón. Dần dần tê liệt ở cả một bộ phận chân hoặc tay.

Một số vị trí dễ mắc bệnh trên cơ thể

Một số vị trí dễ mắc bệnh trên cơ thể

Ngoài tê bì ở chân và tay, một số bộ phận khác trong cơ thể có thể bắt gặp như:

  • Đầu ngón tay. Dây thần kinh ở đầu ngón tay bị chèn ép ở nhiều vị trí khác nhau. Các bộ phận này bị tổn thương, hoặc u, viêm thì hệ thống dây thần kinh cảm giác.
  • Bả vai. Nhiều triệu chứng đi kèm có thể phát sinh khi tê cứng bả vai như đau và cứng cơ, đau nhức vai. Với mỗi mức độ và cường độ đau sẽ phụ thuộc vào từng nguyên nhân. Vận động sai hoặc ngồi sai tư thế có thể gây nên nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể
  • Tê nhức toàn thân. Không chỉ tay, chân hay mỗi một bộ phân riêng lẻ. Tê bì có thể xuất hiện ở toàn bộ cơ thể người bệnh. Gây ra cảm giác tê ở nửa đầu, đồng thời đau nhức hoặc tê dọc xương sườn. Lạnh sống lưng và nhức mỏi dọc vai gáy cũng là biểu hiện tê bì.

Đối tượng và độ tuổi dễ mắc tê bì chân tay

Mặc dù là một căn bệnh phổ biến trong cuộc sống đời thường. Tê bì chân tay cũng được phân loại và chỉ định chủ yếu theo từng độ tuổi cùng đối tượng khác nhau. Vào một độ tuổi nhất định hay những trường hợp đặc biệt. Tỷ lệ mắc tê bì chân tay ở người bệnh cao hơn người bình thường là rất cao. Điều này chứng tỏ sự tương quan giữa những yếu tố bệnh lý trong cơ thể. 

Theo thống kê, tỷ lệ người mắc chứng tê bì chân tay ở những trường hợp đặc biệt chiếm hơn 65% tổng số người mắc bệnh. Qua đó, có thể thấy ở những người có nguy cơ cao mắc bệnh thì mức độ điều trị cũng sẽ phải phụ thuộc theo. Dưới đây là một số những trường hợp bệnh nhân dễ mắc bệnh trong cuộc sống sinh hoạt đời thường.

Tê bì chân tay ở người cao tuổi

Đây là đối tượng có nguy cơ dễ mắc bệnh nhất. Người cao tuổi là những người già, lớn tuổi, các cơ quan suy yếu và hệ xương khớp không còn được linh hoạt nữa. Theo thời gian, chúng sẽ lão hóa dần và rất dễ gặp phải những tổn thương. Do vậy, khi đã đến một độ tuổi nhất định, những triệu chứng như tê bì chân tay sẽ diễn ra một cách thường xuyên hơn. Thường thì sau tuổi 60 là độ tuổi dễ nhất để mắc các chứng này.

Bên cạnh đó, một số trường hợp khác với đặc thù công việc nhất định cũng dễ bị tê bì chân tay. Chẳng hạn như tài xế lái xe đường dài hoặc dân văn phòng ngồi 1 chỗ trước máy tính suốt nhiều giờ đồng hồ. Thêm vào đó, những lao động hay phải khuân vác đồ nặng và dễ mắc chấn thương lúc làm việc. Vì vậy, trong quá trình làm việc cũng như luyện tập thể dục thể thao, các bạn cần cân nhắc lựa chọn những bài tập phù hợp. Cùng với đó là nghỉ ngơi xen kẽ hợp lý với lúc làm việc. Tránh làm việc quá sức.

Tê bì chân tay ở người cao tuổi

Tê bì chân tay ở người cao tuổi

Những bệnh nhân mắc chứng rối loạn chuyển hóa

Chứng rối loạn chuyển hóa có thể kể đến một vài loại bệnh thường gặp như đái tháo đường, huyết áp cao, mỡ máu. Những bệnh nhân mắc chứng rối loạn chuyển hóa này thường rất nhiều. Chiếm phần đa ở bệnh nhân hiện nay. Bên cạnh những nỗi đau mà bệnh tật gây ra, chứng bệnh này còn mang lại biến chứng gây tê bì chân tay. Nguyên nhân chính là do ở nhóm bệnh nhân này mang sự tổn thương từ hệ vi mạch. Khi đó, cơ thể sẽ dẫn tới một tình trạng thiếu hụt máu trầm trọng. Chất dinh dưỡng truyền đến hệ thần kinh bị giảm sút. Ban đầu, người bệnh chỉ đơn giản là bị co thắt thành mạch máu. Nhưng khi nghiêm trọng sẽ dẫn tới thiếu máu và gây tê nhức.

Nếu người bệnh phát hiện ra triệu chứng này sớm có thể hoàn toàn khắc phục và chữa được bệnh. Tuy nhiên, nếu để tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn làm mạch mau bị chèn ép hẹp. Hoặc thậm chí gây tắc mạch. Về lâu về dài sẽ làm chân tay trở nên teo cơ và trợt loét.

Phụ nữ hậu sinh nở

Phụ nữ lúc mang thai và sau kì sinh nở là thời điểm vô cùng nhạy cảm. Làm mẹ là một thiên chức. Tuy nhiên, mọi sự đánh đổi cho trách nhiệm làm mẹ này là vô cùng to lớn. Chắc hẳn ai cũng đã biết những tác động sinh lý tự nhiên ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ sau sinh nở. Chẳng hạn như rạn da, rụng tóc, thay đổi chế độ máu. Không những vậy, sức khỏe người mẹ cũng sụt giảm nghiêm trọng. Ngoài những vấn đề hậu sinh sản được kể trên. Phụ nữ sau sinh cũng hoàn toàn có khả năng bị tê bì tay chân. Thâm chí là tê buốt hoặc châm chích.

Phụ nữ sau sinh nở

Phụ nữ sau sinh nở

Tùy vào cơ địa từng người sẽ có những biểu hiện về cơ thể khác nhau. Nhưng đa số những bệnh lý như chuột rút, tê bì chân tay, đau nhức xương và ê ẩm lưng. Chúng đều gây ra sự khó chịu và mệt mỏi cho phụ nữ mang thai và các bà mẹ sau sinh. Thậm chí, cơn đau có thể lan sang ở các vùng cẳng chân, đùi, mông. Nguy hiểm hơn còn ở cả nguyên một chân. Làm người bệnh, phụ nữ sau sinh gặp khó khăn trong vấn đề di chuyển. Khi đó, quá trình chăm sóc cũng như bồi bổ chất dinh dưỡng cho bà bầu cùng phụ nữ sau sinh là vô cùng nguy hiểm.

Tê bì chân tay và cảnh báo nguy hiểm của bệnh

Tê bì chân tay cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm mà ít ai ngờ tới. Một vài những dạng bệnh có thể được kể đén như:

  • Thoát vị đĩa đệm. Dây thần kinh cột sống bị chèn ép do hệ thống đĩa đệm trật ra khỏi vị trí vốn có. Nguyên nhân chính gây nên di chứng này không thể không kể đến tê bì chân tay. Không chỉ gây nên sự khó chịu cho người bệnh, triệu chứng này còn ảnh hưởng nhiều đến người bệnh trong quá trình sinh hoạt.
  • Đái tháo đường. Xuất phát từ lượng đường trong máu tăng cao đột ngột. Gây ảnh hưởng đến sự tổn thương mạch máu và tê bì chân tay.
  • Hẹp cột sống, viêm khớp cột sống. Thần kinh bị chèn ép và tổn thương, viêm nhiễm. Vì vậy, tê bì chân tay xảy ra rất thường xuyên và ảnh hưởng vô cùng lớn đến quá trình sinh hoạt hàng ngày.
  • Đau dây thần kinh tọa. Với thói quen lười vận động, đi đứng sai cách và không đúng tư thế. Chúng gây đau nhức ở các bộ phận trên cơ thể.
  • Thiếu máu lên não. Là một trường hợp bẩm sinh hay từ thói quen ăn uống không hợp lý. Tuy nhiên, tình trạng bệnh nếu quá nguy hiểm sẽ làm mạch máu kém lưu thông. Người bệnh có thể tham khảo thêm một số những loại thực phẩm chức năng để bổ sung cho sức khỏe cơ thể. Chẳng hạn như Nutrilite Protein hỗ trợ tăng cường sức đề kháng. Giúp giảm thiểu tình trạng đau nhức, tê buốt ở các ngón tay, ngón chân.
Những cảnh báo nguy hiểm của tê bì chân tay

Những cảnh báo nguy hiểm của tê bì chân tay

Những phương pháp chuẩn đoán và phòng ngừa tê bì chân tay

Phương pháp chăm sóc sức khỏe từ ban đầu cho người bệnh là vô cùng quan trọng. Để tìm hiểu được nguyên nhân hình thành nên bệnh. Thông thường, bệnh nhân sẽ được xét nghiệm và dự đoán bệnh thông qua hình ảnh để tìm ra được những dấu hiệu bất thường. Qua đó đưa ra những liệu trình và phương pháp hiệu quả, kịp thời. Một số phương pháp chăm sóc sức khỏe nhằm phòng ngừa triệu chứng bệnh như

  • Tăng cường luyện tập và vận độ để cơ thể luôn trong trạng thái nhịp nhàng. Ít khi để bị động và cơ thể nằm yên trong một thời gian dài.
  • Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Vi chất vi lượng bổ sung vào xương và hệ cơ sẽ ổn định được quá trình trao đổi chất của cơ thể. Những loại thực phẩm được bác sĩ chuyên gia khuyến nghị như vitamin, canxi và omega 3. 
  • Hạn chế ngồi quá lâu ở một tư thế. Tránh ngồi, đi, đứng hoặc nằm sai tư thế
  • Bớt tiêu thụ rượu, bia cùng các chất kích thích có hại cho cơ thể.
Phương pháp chăm sóc cơ thể phòng ngừa tê bì chân tay

Phương pháp chăm sóc cơ thể phòng ngừa tê bì chân tay

Một số phương pháp tập luyện cho bệnh nhân mắc tê bì chân tay

Bệnh nhân tê bì chân tay cần phải thực hiện nhiều biện pháp và bài tập hỗ trợ nhằm điều trị bệnh. Bệnh nhân hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng bệnh. Bên cạnh việc thực hiện đúng quy định về uống thuốc trị liệu. Bệnh nhân nên phối hợp chế độ tập luyện thể thao và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Một số phương pháp có thể kể đến như:

  • Tập luyện yoga. Là một hình thức rèn luyện thể dục thể dục thể thao nhẹ nhàng nhưng lại đem tới hiệu quả cao cho sức khỏe. Sức khỏe người bệnh được cải thiện một cách đáng mong đợi nhờ phương pháp luyện tập này.
  • Đi bộ. Với những bệnh nhân mắc nhiều chứng bệnh liên quan đến xương khớp nên tránh vận động quá mạnh. Khi đó, đi bộ nhẹ nhàng chính là cách đơn giản mà lại hiệu quả nhất.
  • Mát xa tay chân nhẹ nhàng. Bệnh nhân tê liệt chân tay, người bệnh nên mát xa thường xuyên. Khi đó khí huyết cùng những mạch máu sẽ được lưu thông, tránh bị tắc nghẽn gây nên triệu chứng bệnh. Phương pháp này không những giúp giảm te bì chân tay mà còn giúp ăn ngon, ngủ khỏe.
Tập luyện nâng cao sức khỏe

Tập luyện nâng cao sức khỏe

Rate this post

Gọi: 0978 164 715 Mua hàng rẽ nhất!