Táo bón – Nguyên nhân và phương pháp phòng ngừa

Táo bón là một dạng rối loạn đường tiêu hóa dẫn đến tình trạng đi tiêu không đều, không thường xuyên và không hết. Gặp khó khăn trong việc đi tiêu kèm theo cảm giác đau và khó đi. Đối với từng trường hợp của từng người thì số lần đi tiêu trong tuần sẽ khác nhau. Nhưng thường ít hơn 3/tuần với phân cứng và khô.

Táo bón được chia làm 2 loại:

  • Táo bón thực thể. Táo bón do các nguyên nhân bên trong cơ thể bị tổn thương như tổn thương cấu trúc, chức năng của đường tiêu hóa. Loại táo bón này cần phải can thiệp mới có thể điều trị.
  • Táo bón chức năng. Táo bón do rối loạn chức năng và do chế độ sinh hoạt cá nhân không hợp lí. Chiếm khoảng 95% trường hợp các bệnh về táo bón.
Táo bón là một triệu chứng thường thấy trong đời sống

Táo bón là một triệu chứng thường thấy trong đời sống

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón. Trong đó phần lớn các nguyên nhân đều liên quan đến cuộc sống thường ngày của người bệnh. Phụ nữ mang thai và sau sinh, người cao tuổi, trẻ em, người bị rối loạn tiêu hóa. Là những nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh táo bón. Đây là nhóm người có hệ tiêu hóa khá kém. Thường ít vận động và thường bổ sung quá nhiều chất đạm.

Những người mắc bệnh táo bón thường có một số thói quen xấu như nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân thường dẫn đến bệnh táo bón thường gặp:

Chế độ ăn uống không lành mạnh

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh táo bón. Trong đó chế độ ăn uống không lành mạnh được xem là nguyên nhân hàng đầu. Chế độ ăn không phù hợp kèm theo dinh dưỡng thiếu khoa học làm cho bệnh táo bón ngày càng nghiêm trọng hơn.

Chế độ ăn uống không khoa học

Chế độ ăn uống không khoa học

Khi ăn một lượng quá lớn thịt (đặc biệt là thịt đỏ), các sản phẩm từ sữa, đường, đồ chiên rán và chất béo khác. Hoặc các đồ ăn chế biến sẵn có thể làm chậm quá trình tiêu hóa. Thực phẩm chứ nhiều gluten như lúa mì, lúa mạch cũng là một nguyên nhân gây táo bón. Nhất là đối với những người mắc chứng không dung nạp gluten. Nhịn ăn một khoảng thời gian dài rồi bất ngờ nạp một lượng lớn thức ăn hay cơ thể thiếu nước, thiếu chất xơ. Cũng góp phần làm cho đường tiêu hóa bị ảnh hưởng dẫn đến khó tiêu. Nhiều người qua lạm dụng đồ uống có cồn, caffeine. Làm ảnh hưởng đến đường ruột làm cho quá trình tiêu hóa bị chậm.

Bên cạnh đó, uống không đủ nước cũng có thể gây ra táo bón. Chất xơ có trong phân chỉ đọng lại khi gặp nước. Việc ăn quá nhiều chất xơ mà lại nạp không đủ nước sẽ dẫn đến việc phân khó đẩy đi theo đường tiêu hóa gây táo bón.

Ít vận động

Các nghiên cứu cho thấy việc thiếu hoạt động thể chất thường xuyên cũng góp phần làm chậm quá trình tiêu hóa và dẫn đến táo bón. Những thói quen không tốt như lười vận động, nằm hay ngồi nhiều. Cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh táo bón. Do ít vận động trong thời gian dài dễ dẫn đến teo cơ, làm giảm đi sức của cơ bụng và từ đó làm rối loạn nhu động ruột. Ngoài ra, vận động không đủ, không thường xuyên cũng có thể dẫn đến tình trạng máu lưu thông không được như bình thường. Ảnh hưởng đến nhu động đường tiêu hóa.

Táo bón do lười vận động

Táo bón do lười vận động

Tác dụng phụ của thuốc đặc trị

Có  một số thuốc đặc trị bệnh có chứa các thành phần nếu đùng nhiều có thể gây táo bón. Một số loại thuốc đặc biệt như codeine, thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ huyết áp, thuốc kháng axit không chưa magie. Bên cạnh đó là một số thực phẩm chức năng như bổ sung sắt, bổ sung canxi. Nếu dùng quá nhiều sẽ làm chậm nhu động ruột và gây ra táo bón.

Vì vậy khi người bệnh dùng bất kì loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phù hợp.

Nhịn đi đại tiện thường xuyên

Khi chúng ta bỏ qua cảm giác buồn đi đại tiện thường xuyên và liên tục. Phân sẽ không được đẩy ra và chị chặn lại ở hậu môn. Ở càng lâu bên trong cơ thể, phân lại càng cứng. Điều đó khiến cho việc đi đại tiện trở thành một cực hình. Phân càng khô và cứng, bị tắc nghẽ lâu ngày ở hậu môn sẽ khiến cho việc đẩy phân ra ngoài gặp khó khăn và gây táo bón nghiêm trọng.

Bên cạnh đó một số bệnh về đường ruột cũng có thể là nguyên nhân gây táo bón như viêm dạ dày, hội chứng đường ruột kích thích. Hoặc tắc nghẽn ống tiêu hóa, viêm co thắt đại tràng,…

Nhịn đi đại tiện thường xuyên dẫn đến táo bón

Nhịn đi đại tiện thường xuyên dẫn đến táo bón

Triệu chứng của người bị bệnh táo bón

Bệnh táo bón tuy không gây quá nhiều nguy hiểm cho người bệnh nhưng khi tình trạng này xảy ra trong một thời gian dài. Sẽ gây cho người bệnh cảm giác khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Người mắc bệnh táo bón thường có một số triệu chứng như sau:

  • Qua 3-4 ngày chưa đi đại tiện.
  • Mỗi lần đi đại tiện rất khó khăn, phải rặn mạnh thậm chí có lúc kèm cả máu tươi.
  • Phân cứng và khó đẩy ra ngoài.
  • Một số trường hợp sau khi đi đại tiện rồi vẫn cảm giác còn phân trong ruột.
  • Bụng thường có cảm giác chướng, hậu môn trong trạng thái căng tức.
  • Tinh thần mệt mỏi, căng thẳng mỗi lần đi đại tiện.
Một số triệu chứng của bệnh táo bón

Một số triệu chứng của bệnh táo bón

Táo bón lâu ngày có nguy hiểm không?

Tình trạng táo bón kéo dài lâu ngày không được điều trị một cách thích hợp và nhanh chóng có thể dẫn tới nhiều bệnh lí khác. Nhiều người bệnh mới bị táo bón thường hay xem thường nó. Như vậy, bệnh táo bón ngẫu nhiên bị duy trì lâu dài mà không được điều trị. Nếu không để ý và điều trị sớm, táo bón kéo dài có thể làm rối loạn chức năng vị tràng, gây viêm nhiễm trực tràng. Nguy hiểm hơn là dẫn đến ung thư đại tràng. Dưới đây là một số bệnh lí thường gặp khi để tình trạng táo bón kéo dài.

Táo bón lâu ngày dẫn tới bệnh trĩ

Khi bị táo bón, việc đi ngoài của bạn trở nên khó khăn hơn. Phân trở nên khô cứng và bạn phải rặn nhiều và mạnh mới có thể đưa phân ra ngoài. Việc đó lặp đi lặp lại làm cho các tĩnh mạch hậu môn và quanh trực tràng bị giãn ra. Và nhiều khi việc đi phân còn kèm cả máu tươi. Đến một mức độ nào đó, các tĩnh mạch này sẽ sưng lên và dần hình thành búi trĩ.

Búi trĩ được hình thành, người bệnh sẽ có cảm giác đau rát, ngứa khó chịu và ra máu khi đi vệ sinh. Với một nơi có độ ẩm cao như hậu môn và vệ sinh không đảm bảo. Có thể dẫn tới nhiễm trùng, cục máu đông.

"<yoastmark

Nứt kẽ hậu môn

Đi ngoài với phân khô cứng kèm theo việc cố rặn để đưa phân ra ngoài sẽ dẫn tới tổn thương hậu môn, xuất hiện các vết nứt nhỏ trên mô lót hậu môn. Đây được gọi là nứt kẽ hậu môn. Nó sẽ làm cho bệnh nhân đi đại tiện ra máu. Không chỉ vậy mà còn gây đau đớn cho những lần đi đại tiện tiếp theo. Gây sưng tấy phần hậu môn và cảm giác đau khi sờ vào.

Nứt kẽ hậu môn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và nhất là trẻ nhỏ. Nếu nứt kẽ hậu môn lâu ngày không được chữa trị thì vết rách có thể kéo dài đến các cơ xung quanh gây nguy hiểm cho người bệnh.

Để giảm thiểu tình trạng này, phải điều trị tình trạng táo bón kéo dài. Cũng như hạn chế hết mức việc rặn quá nhiều và rặn mạnh mỗi lầm đi ngoài.

Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn

Hiện tượng tắc ruột

Táo bón lâu ngày làm cho phân trong ruột đi chuyển chậm hơn khiến tích trữ phân lâu ngày trong ruột dẫn đến hiện tượng tắc ruột. Phân ở trong ruột lâu ngày mà cơ thể không thể tống nó ra khiến tích tụ ngày càng nhiều. Phân dính vào nhau tạo thành các khối lớn và ngày càng khô cứng làm cho tình trạng tắc nghẽn càng trầm trọng hơn. Khi đó ruột không thể co bóp để đẩy phân ra ngoài gây khó chịu cho cơ thể.

Đây là tình trạng nghiêm trọng gây đau đớn, nôn mửa, nhiễm trùng, đặc biệt là người lớn tuổi và trẻ em càng nguy hiểm vì ở độ tuổi nay đường ruột khá kém. Có thể nhận biết bệnh này qua một số biểu hiện như chướng bụng, nôn mửa, ăn mất ngon, cảm giác buồn đi đại tiện nhưng không thể đi. Đặc biệt dễ xuất hiện sau một thời gian dài bị táo bón, không thể đi ngoài hoặc đi ngoài một lượng rất rất ít.

Táo bón dẫn đến nhiều biến chứng sa trực tràng do lâu ngày

Trực tràng là một bộ phận của ruột già, nó là bộ phận cuối cùng chứ phân để đưa tới hậu môn. Táo bón khiến người bệnh phải rặn mạnh và rặn thường xuyên mỗi lần đi đại tiện. Điều đó dần dần làm cho một phần trực tràng hoặc toàn bộ trực tràng bị sa xuống ra khỏi vị trí bình thường. Và nghiêm trọng hơn thì nó có thể ra ngoài cả cơ thể.

"<yoastmark

Khi bị sa trực tràng, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng sau:

  • Cảm giác phần hậu môn bị sà xuống gây khó chịu.
  • Đi đại tiện khó kiểm soát, phân có thể kem theo dịch nhầy.
  • Tình trạng táo bón kéo dài hoặc thường xuyên hơn, thói quen đi vệ sinh cũng trở nên bất thường.
  • Đặc biệt là sau mỗi lần đi đại tiện thì thường bị chảy máu trực tràng.
  • Cơ thể trở nên mệt mỏi, đuối sức và cảm thấy đau, ngứa rát ở vừng hậu môn.
  • Phía bên ngoài hậu môn bỗng bị lòi ra một cục thịt. Cảm giác đau khó chịu mỗi lần đi đại tiện.

Những ai có nguy cơ bị táo bón?

Bệnh táo bón có thể xảy ra với bất kì ai và hầu như ai cũng từng bị táo bón ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên ở trẻ em, người lớn tuổi và trẻ em có nguy cơ mắc bệnh táo bón cao hơn. Tỷ lệ mắc bệnh táo bón ở nữ giới cũng cao hơn ở nam giới.

Ở trẻ em, đây là độ tuổi mà hệ tiêu hóa phát triển chưa toàn diện, các chức năng tiêu hóa còn kém. Ở người già, tuổi càng cao thì quá trình lão hóa diễn ra càng mạnh. Điều này khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động càng kém. Bên cạnh đó chế độ dinh dưỡng không phù hợp, ăn quá nhiều thịt và hầu như không ăn rau xanh. Làm mất cân bằng dinh dưỡng, tạo ra ít chất cặn bã, phân ít sẽ không tạo ra được sự co bóp phản xạ của đại tràng. Từ đó dẫn đến táo bón.

Những đối tượng có nguy cơ táo bón

Những đối tượng có nguy cơ táo bón

Ở phụ nữ mang thai, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi khá mạnh mẽ. Một số loại hormone thai kì có thể khiến cho nhu động ruột hoạt động kém từ đó dẫn đến tình trạng táo bón. Ngoài ra việc thay đổi chế độ ăn uống như ăn quá nhiều đạm. Sản phẩm từ sữa và bổ sung quá nhiều viên uống canxi, sắt cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến táo bón.

Bên cạnh đó ở nhóm người này cũng ít tập thể dục thể thao. Vận động thường xuyên có tác dụng tăng nhu động ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Lười hoạt động thể chất có thể làm tăng nguy cơ bị táo bón.

Chẩn đoán bệnh táo bón

Người bệnh có thể làm một số xét nghiệm sau để phát hiện bệnh táo bón:

  • Nội soi đại tràng: nội soi giúp phát hiện các vấn đề ở ruột.
  • Xét nghiệm máu và phân. Xét nghiệm để tìm kiếm các dấu hiệu của bệnh, kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng, viêm.
  • Chẩn đoán hình ảnh CT, MRI. Kiểm tra hàng loạy hình ảnh của đường tiêu hóa giúp xác định các vấn đề khác gây ra táo bón.
  • Đo áp lực hậu môn trực tràng. Người bệnh sẽ được uống một lượng nhỏ chất phóng xạ ở dạng viên để có thể theo dõi được thời gian. Và các chất này di chuyển trong đường ruột như thế nào.
  • Bên cạnh đó cũng có thể làm các xét nghiệm chức năng ruột khác để kiểm tra hậu môn, trực tràng,…
Phương pháp chuẩn đoán bệnh hiệu quả

Phương pháp chuẩn đoán bệnh hiệu quả

Vậy khi nào bệnh nhân táo bón cần gặp bác sĩ?

Nhiều người còn quá chủ quan khi mắc bệnh táo bón và cho rằng đây là bệnh lí thường gặp. Nhưng nếu thường xuyên bị táo bón (mặc dù ở mức độ nhẹ). Điều đó cho rằng đường ruột của người này đang gặp vấn đề. Mặc dù bệnh táo bón không quá gây nguy hiểm cho sức khỏe và cũng không cần điều trị quá đặc biệt. Nhưng nếu tình trạng táo bón kéo dài, bên cạnh đó xuất hiện một số tình trạng sau đây.  Người bệnh nên lập tức đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Vì lúc này tình trạng táo bón đã trở nên nguy cấp.

Đau bụng dữ dội

Đôi khi táo bón còn đi kèm những cơn đau bụng dữ dội. Thậm chí còn có thể so sánh là đau hơn cả đau đẻ. Dạng đau này cần được kiểm soát một cách kịp thời, ngay cả khi bác sĩ đã giúp bạn đi ngoài được rồi. Bệnh táo bón thường đi kèm là những cơn đau bụng thường xuyên. Một người bị táo bón nặng nhưng không đau bụng nhiều. Bên cạnh đó một người bị táo bón nhẹ có thể xảy ra những cơn đau rất dữ dội. Vì vậy, khi táo bón kèm theo những cơn đau quá mạnh. Cần đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn và chữa trị kịp thời.

Đau bụng dữ dội

Đau bụng dữ dội

Có máu trong phân

Nếu bạn phải cố gắng rặn mạnh mới có thể đi ngoài được và trong phân có lẫn máu tươi hoặc thấy máu trên giấy vệ sinh thì bạn nên đến gặp bác sĩ ngay. Một số người cho rằng máu trong phân là do bệnh trĩ. Nhưng đó cũng có thể là những dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư đại trực tràng. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng có máu lẫn trong phân. Như bệnh viêm ruột, nứt hậu môn. Vì vậy bạn nên gặp và cần được bác sĩ kiểm tra và xác định.

Táo bón dẫn đến không đi ngoài trong một tuần

Nếu bạn bị táo bón và không đi ngoài trong 1 tuần, đây cũng chưa thể coi là tình trạng cấp cứu. Nhưng là thời điểm để nên có sự can thiệp để bệnh táo bón không diễn biến nặng hơn. Không đi ngoài quá lâu có thể dẫn đến tình trạng tích phân khiến phân cứng lại. Phân bị tích nhiều quá mức và không thể tống ra ngoài.

Bên cạnh đó, nếu kèm theo triệu chứng buồn nôn, hay bị nôn thì cho thấy đại tràng của bạn đang bị tắc nghẽn nghiêm trọng. Có rất nhiều tình trạng có thể gây nôn trong đó bao gồm cả tắc nghẽn phân. Vì vậy bạn nên đến gặp bác sĩ sớm để được điều trị.

"<yoastmark

Cách điều trị bệnh táo bón

Những người mắc bệnh táo bón thì thường có những nguyên nhân khác nhau. Cần căn cứ vào nguyên nhân gây táo bón để lựa chọn phương pháp điều trị cụ thể. Đối với những trường hợp táo bón do thói quen sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh gây ra. Cần phải thay đổi, điều chỉnh một cách hợp lí. Đối với những trường hợp do bệnh lí đường ruột. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tiến hành điều trị chuyên sâu. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây để cải thiện hơn về tình trạng táo bón.

Bạn cũng có thể tham khảo Nutrilite Probiotic. Là một loại thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ lợi khuẩn. Bên cạnh đó còn ngăn ngừa và phòng chống một số bệnh đường ruột truyền nhiễm.

Một số cách điều trị liên quan đến sinh hoạt hàng ngày

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Bao gồm cả việc uống nước trái cây. Nên bổ sung nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống. Như ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám. Không ăn các loại quả xanh chát. Không uống các loại nước ngọt đóng chai, ăn quá nhiều đò ăn chiên rán, hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường hoặc chất béo xấu, không uống rượu bia,…
  • Vận động: nên tập thể dục ít nhất 30 phts mỗi ngày. Điều đó làm cho cơ thể chúng ta khỏe hơn, hoạt bát hơn, cũng giúp cho các cơ trong ruột hoạt động nhiều hơn giúp thúc đẩy tiêu hóa một cách mạnh mẽ.
  • Không nhịn đi đại tiện: việc trì hoãn đi đại tiện quá lâu sẽ gây áp lực lên hậu môn trực tràng làm cho tình trạng táo bón ngày càng nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó chúng ta cũng nên tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ mỗi ngày để tạo thành giờ sinh học cho cơ thể. Điều này giúp cho việc đi đại tiện luôn đều đặn mỗi ngày.
Phương pháp điều trị trong sinh hoạt

Phương pháp điều trị trong sinh hoạt

Một số cách điều trị trong y học

  • Điều trị bằng thuốc: có một só loại thuốc nhuận tràng có thể giúp chữa trị bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần dùng thuốc the đơn kê của bác sĩ. Đặc biệt là trẻ em và phụ nữ mang thai.
  • Thụt hậu môn: phương pháp thụt hậu môn có thể áp dụng khi người bệnh không thể đi dại tiện được. Thụt hậu môn, kích thích hậu môn có thể loại bỏ phân bị ứ đọng ở hậu môn một cách hiệu quả. Người bệnh nên nắm kĩ trước khi áp dụng, nhất là trẻ em và bà bầu. Tránh bị tổn thương vùng trực tràng và ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, không nên lạm dụng cách này quá nhiều để tránh làm tổn thương hậu môn, liệt cơ thắt hậu môn.
  • Phẩu thuật: một số tình trạng quá nặng cần phải phẩu thuật mới có thể điều trị như bệnh trĩ mãn tính và ung thư đại trực tràng.
  • Phương pháp HCPT và PPH: đối với trường hợp bị bệnh nặng, phương pháp này giúp loại bỏ nhanh chóng các tổ chức viêm nhiễm và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh.
Thụt hậu môn trongđiều trị y học

Thụt hậu môn trongđiều trị y học

Các phương pháp giúp phòng tránh bệnh táo bón

Thay đổi chế độ ăn uống dinh dưỡng và lành mạnh chính là phương pháp có hiệu quả tốt nhất để phòng tránh bệnh táo bón.

  • Uống đủ nước: điều này giúp cho cơ thể bạn không bị thiếu nước, quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn, phân mềm hơn.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, các loại hoa quả. Chất xơ trong thực vật sẽ giúp phân xốp hơn và không bị khô cứng, thúc đẩy đường ruột phát triển.
  • Sử dụng dầu thực vật từ các loại đậu, dầu vừng, dầu gấc,…
  • Bổ sung thêm mật ong, bơ, sữa, vừng, hạch đào vào thức ăn. Để thức ăn để giúp nhuận tràng mạnh khỏe hơn.
  • Không uống các thức uống kích thích như cà phê, trà, rượu bia, … và các thức ăn đậm vị như tỏi, ớt, hẹ,…để tránh việc đi tiểu hiều lần và kích thích hấp thụ nước từ phân.
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để cải thiện sức khỏa cho chính bản thân mình.
  • Hình thành thói quen đi đại tiện cho bản thân. Tạo cho mình giờ giấc sinh hoạt phù hợp hằng ngày.
  • Lựa chọn sử dụng các thực phẩm phù hợp, đặc biệt là thực phẩm dễ tiêu hóa.
Phương pháp giúp phòng ngừa bệnh táo bón

Phương pháp giúp phòng ngừa bệnh táo bón

 

 

Rate this post

Gọi: 0931 547 758 Mua hàng rẽ nhất!