Bệnh thần kinh, còn được biết đến với tên gọi rối loạn thần kinh, là những vấn đề sức khỏe tác động mạnh mẽ lên hệ thống thần kinh của chúng ta, bao gồm não, dây thần kinh và các phần khác.
Hệ thống này chịu trách nhiệm điều chỉnh và kiểm soát mọi hoạt động của cơ thể. Do đó, mọi tổn thương hay biến đổi trong hệ thống này có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau.
Đột quỵ và các bệnh thần kinh khác đang là mối đe dọa lớn cho sức khỏe cộng đồng. Dưới đây là một số thống kê đáng chú ý từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):
- Mỗi năm, khoảng 6,2 triệu người qua đời do các vấn đề liên quan đến đột quỵ, trong đó Việt Nam ghi nhận hơn 11 nghìn trường hợp.
- Trên toàn cầu, hơn 50 triệu người phải đối mặt với chứng động kinh.
- Khoảng 35,5 triệu người trải qua triệu chứng suy giảm trí tuệ.
- Bệnh Parkinson ảnh hưởng đến khoảng 6,3 triệu người trên thế giới.
- Đau nửa đầu chiếm khoảng 10% tổng số bệnh nhân thần kinh.
Những con số này cung cấp một cái nhìn sâu rộng về tình hình sức khỏe thần kinh trên toàn cầu và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nắm bắt và phòng ngừa các bệnh liên quan. Quatanghanquoc sẽ nói rõ hơn về bệnh thần kinh cho các bạn.
Contents
- 1 Một số triệu chứng thường gặp của bệnh thần kinh
- 2 Một số nguyên nhân gây ra các bệnh về hệ thần kinh
- 2.1 Bệnh đái tháo đường dấn đến các bệnh lí thần kinh
- 2.2 Các chấn thương và các bệnh lí về xương khớp
- 2.3 Do vấn đề tuổi tác hoặc do di truyền
- 2.4 Do bệnh HIV/AIDS hoặc rối loạn hệ tự miễn
- 2.5 Bệnh thần kinh do hóa trị và xạ trị
- 2.6 Do nhiễm trùng hoặc độc tố
- 2.7 Do thiếu hụt vitamin, suy dinh dưỡng và do lạm dụng rượu bia
- 3 Một số bệnh lí nguy hiểm thường gặp về hệ thần kinh
- 4 Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thần kinh
- 5 Một số phương pháp chẩn đoán bệnh
- 6 Một số phương pháp phòng ngừa các bệnh lí về thần kinh
- 7 Kết luận
Một số triệu chứng thường gặp của bệnh thần kinh
Hệ thống thần kinh khi hoạt động không bình thường sẽ phản ánh qua nhiều triệu chứng đặc trưng. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy sự cố trong hệ thống thần kinh:
- Đau và yếu cơ: Cảm giác đau rát, khó khăn trong việc di chuyển và duy trì thăng bằng.
- Chóng mặt và đau đầu: Cảm giác mất thăng bằng, đau đầu thường xuyên và không lý do rõ ràng.
- Thị lực giảm sút: Mắt mờ, khó nhận biết chi tiết và thị lực suy giảm.
- Co giật: Xuất hiện cơn co giật ngày càng thường xuyên.
- Khó nhớ: Suy giảm khả năng nhớ và nhận thức.
- Tê bì và khó vận động: Cảm giác tê bì ở tay chân, hoặc khó khăn trong việc điều khiển chúng.
- Khó nói: Nói không rõ ràng, thậm chí nói lắp hoặc không rõ ý.
- Thay đổi tâm lý: Biểu hiện tính cách thất thường, dễ cáu gắt và mất kiểm soát.
Những triệu chứng trên cần được chú ý và tìm hiểu kỹ lưỡng, vì chúng có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau liên quan đến hệ thống thần kinh.
Một số nguyên nhân gây ra các bệnh về hệ thần kinh
Hệ thống thần kinh là một phần quan trọng của cơ thể, đóng vai trò điều chỉnh và kiểm soát mọi hoạt động sinh lý. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân có thể gây ra rối loạn thần kinh, dẫn đến sự suy giảm chức năng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Tuổi tác: Với thời gian, hệ thống thần kinh có thể bị suy giảm do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.
- Nhiễm trùng: Một số vi khuẩn và virus có thể tấn công hệ thống thần kinh và gây ra các biến chứng.
- Bệnh lý tiềm ẩn: Bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch và một số bệnh khác có thể gây ra các biến chứng thần kinh.
- Điều trị y tế: Một số liệu pháp như hóa trị có thể gây ra tác động tiêu cực đến hệ thống thần kinh.
- Rối loạn tự miễn: Cơ thể tấn công chính mình, gây tổn thương các tế bào thần kinh.
- Chấn thương: Tai nạn, chấn thương đầu hoặc cột sống cũng có thể gây tổn thương cho hệ thống thần kinh.
Những triệu chứng như đau yếu cơ, khó vận động, trí nhớ suy giảm, thay đổi tính cách… đều là dấu hiệu cho thấy sự cố trong hệ thống thần kinh. Đối mặt với bất kỳ triệu chứng nào, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn và chăm sóc y tế chuyên nghiệp.
Bệnh đái tháo đường dấn đến các bệnh lí thần kinh
Nhiều bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, biến chứng của nó ảnh hưởng đến hệ thần kinh ngoại biên. Thống kê cho thấy có khảng 12-50% bênh nhân đái tháo đường ảnh hưởng đến thần kinh ngoại biên.
Tình trạng rối loạn đường huyết ở mức độ nặng sẽ ảnh hưởng hoạt động của các dây thần kinh. Cụ thể, nó khiến cho đặc tính dẫn truyền của dây thần kinh chậm lại hoặc thay đổi. Vì vậy, các xung điện đến những dây thần kinh không thể hoạt động như bình thường.
Bên cạnh đó, bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát tốt cũng có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh.
Gợi ý thực phẩm tốt cho bệnh đái tháo đường
- Multi jucie hổ trợ tiểu đường tốt nhất
- Nhau thai hươu lucenta tốt cho tiểu đường như thế nào.
Các chấn thương và các bệnh lí về xương khớp
Đôi khi, các chấn thương về xương khớp cũng làm rối loạn chức năng hệ thần kinh. Các chấn thương có thể làm hỏng hoặc gây áp lực lên các dây thần kinh. Từ đó làm gián đoạn chức năng của chúng và gây ra những bất thường ở hệ thống thần kinh. Vì vậy, nếu bạn bị chấn thương ở cột sống hoặc xương khớp, các dây thần kinh ngoại vi hoặc tủy sống cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, một số bệnh lí xảy ra do đặc thù công việc cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lí về thần kinh. Ví dụ như hội chứng ống cổ tay phát sinh do áp lực lên dây thần kinh và gân lặp đi lặp lại. Việc đó có thể gây ngứa ran hoặc gây tê ở lòng bàn tay dọc theo các ngón tay. Tình trạng này thường phổ biến ở những người trong độ tuổi 40-60, đặc biệt phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới.
Do vấn đề tuổi tác hoặc do di truyền
Thống kê cho thấy, người từ 55 tuổi trở lên dễ mắc một số bệnh về thần kinh hơn. Tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm người này thường tỷ lệ thuận với độ tuổi. Người càng lớn tuổi, nguy cơ mắc các bệnh về hệ thần kinh càng cao. Có khoảng 8% số người trong nhóm tuổi này mắc một số bệnh về đa day thần kinh.
Bên cạnh đó, yếu tố di truyền cũng có thể tăng khả năng gây bênh. Có một số dạng bệnh lí thần kinh có khả năng di truyền từ bố mẹ sang con cái. Các bệnh này có thể chẩn đoán thông qua xét nghiệm gen, ghi điện cơ và sinh thiết dây thần kinh hoặc cơ.
Do bệnh HIV/AIDS hoặc rối loạn hệ tự miễn
Những bệnh nhân đang điều trị bệnh HIV/AIDS có thể phát triển thành bệnh có tác động của virus và các loại thuốc đặc trị. Do đang trong quá trình điều trị nên hệ thống miễn dịch kém, bệnh dễ dàng phát triển hơn. Một số triệu chứng thường gặp có thể là bỏng rát, ngứ ran, gây mất cảm giác ở tay chân,…
Bên cạnh đó, các bệnh lí liên quan đến rối loạn tự miễn cũng là các yếu tố nguy cơ gây rối loạn thần kinh. Trong đó, phổ biến hơn hết là các bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm mạch, lupus ban đỏ hệ thống. Và một số hội chứng như sjogren, guillain-barrné, bệnh celiac, sadcoidosis.
Bệnh thần kinh do hóa trị và xạ trị
Bệnh nhâ ung thư có nguy cơ mắc bệnh thần kinh ngoại vi cao do hóa trị và xạ trị. Thần kinh ngoại vi là hệ thống thần kinh nằm ngoài não và tủy sống. Các triệu chứng có thể thấy như đau dữ dội, suy giảm cử động, thay đổi nhịp tim, huyết áp. Bên cạnh đó là xảy ra các vấn đề về thăng bằng, khó đi lại, khó thở, tê liệt, thậm chí là suy nội tạng. Nghiên cứu cho thấy có 68% người trải qua hóa trị liệu bị rối loạn thần kinh trong tháng đầu. Và con số này đã giảm xuống còn 30% sau 6 tháng.
Do nhiễm trùng hoặc độc tố
Một số bệnh truyền nhiễm như zona thần kinh cũng có khả năng gây rối loạn hệ thần kinh. Tuổi càng cao thì nguy cơ phát triển chứng đau dây thần kinh sau zona tăng lên càng lớn. Lyme là một căn bệnh do khuẩn borrelia burgdorferi gây ra. Với bệnh này, một số bệnh nhân phát triển các triệu chứng thần kinh, nhất là bệnh thần kinh liên quan đến khuôn mặt.
Bên cạnh đó, độc tố cũng là một nguyên nhân đáng chú ý. Độc tố có trong thực phẩm cũng có thể dẫn đến các căn bệnh về hệ thần kinh. Ví dụ như trong hải sản chứa rất nhiều thủy ngân, đây là tác nhân gây một số bệnh. Vì vậy, phải bổ sung thực phẩm một cách hợp lí để tránh các bệnh lí liên quan.
Do thiếu hụt vitamin, suy dinh dưỡng và do lạm dụng rượu bia
Khi bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng, các dây thần kinh có thể hoạt động không bình thường. Thậm chí là nó có thể dừng hoạt động. Lí do dẫn đến tình trạng này là do chế độ dinh dưỡng không cân bằng.
Có nghĩa là có nhiều chất này nhưng lại bị thiếu hụt chất kia. Vì vậy, cơ thể bị rối loạn chức năng hấp thụ khiến chất dinh dưỡng không được hấp thụ một cách trọn vẹn, lạm dụng rượu bia…
Sự thiếu hụt vitamin, đặc biệt là vitamin B12 thường gặp ở những người trên 60 tuổi. Vấn đề này có liên quan đến các bệnh lí về thần kinh. Khi không được cung cấp đầy đủ vitamin B12 thì các mỏ meylin bao quanh và bảo vệ dây thần kinh sẽ bị tổn thương rất nặng nề.
Một số bệnh lí nguy hiểm thường gặp về hệ thần kinh
Hệ thần kinh là bộ phận rất quan trọng của cơ thể, nó kiểm soát toàn bộ các chức năng của cơ thể. Ngày nay, các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh xảy ra khá phổ biến. Tâm lí chung của người bệnh là không muốn nhắc về nó trước mặt người khác. Tuy nhiên, bệnh thần kinh nếu không được phát hiện kịp thời thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ gây nhiều hậu quả nặng nề về sức khỏe tâm thần người bệnh.
Có đến hàng trăm loại bệnh thần kinh khác nhau, một số bệnh phổ biến như:
Bệnh tai biến mạch máu não, đột quỵ
Tai biến mạch máu não là thuật ngữ để chỉ sự thay đổi lưu lượng máu bất thường trong não. Có hai loại tai biến mạch máu não chính là xuất huyết và thiếu máu cục bộ.
- Xuất huyết là tình trạng máu tràn lên các vùng não. Nguyên nhân chủ yếu là do bị vỡ các túi phình động mạch não.
- Thiếu máu cục bộ là tình trạng dòng chảy của máu bị cản trở. Nguyên nhân chủ yếu là do tai biến huyết hoặc khối tắc mạch.
Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, và nó là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 tại Việt Nam. Một số dấu hiệu ban đầu của bệnh đột quỵ có thể kể đến như hoa mắt, chóng mặt đau đầu, giảm thị lực. Bên cạnh đó là bị mất khả năng nói tạm thời, tê liệt các vùng cơ.
Nếu phát hiện người bị đột quỵ, phương pháp cấp cứu ban đầu rất quan trọng. Lúc này, tất cả các biện pháp sơ cứu này đều nhằm mục đích giữ lại tính mạng cho bệnh nhân. Sau khi giữ được tính mạng cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ can thiệp biện pháp điều trị thích hợp.
Gợi ý sản phẩm hổ trợ đột quỵ
- Sản phẩm hổ trợ đột quỵ an cung ngưu
- Reserve jeunesse hổ trợ dinh dưỡng người đột quỵ.
Bệnh động kinh
Động kinh là bệnh lí mãn tính xảy ra vì những bất thường xảy ra trong não bộ. Từ đó dẫn tới kích thích một nhóm tế bào thần kinh của vỏ não. Dẫn tới giải phóng điện đột ngột và không thể kiểm soát. Sự kích thích vỏ não ở các vùng khác nhau có thể dẫn đến các vấn đề khác nhau. Các triệu chứng thường gặp có thể là co giật mạnh, bệnh nhân đột ngột mất đi nhận thức. Bên cạnh đó là hàng loạt dấu hiệu khác như mất kiểm soát, co cứng tay chân…
Thống kê cho thấy trên toàn thế giới có khoảng 50 triệu người mắc chứng bệnh động kinh. Người mắc bệnh động kinh thường có những hành vi bất thường hoặc đôi lúc mất đi ý thức. Bệnh động kinh xảy ra do sự rối loạn hệ thống thần kinh trung ương.
Bệnh thần kinh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ trở nên khó kiểm soát bệnh. Đây là căn bệnh sẽ đi theo người bệnh suốt đời mà không thể khỏi dứt điểm. Tuy nhiên, nếu nghiêm túc điều trị theo phác đồ của bác sĩ, bệnh sẽ giảm nhẹ.
Bệnh Alzheimer, chứng giảm sút trí tuệ
Alzheimer là chứng bệnh rối loạn hệ thần kinh dẫn đến suy giảm trí nhớ. Bệnh thường gặp ở những người trên 65 tuổi. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng sa sút trí tuệ. Chứng bệnh này ảnh hưởng đến khoảng 47 triệu người trên thế giới. Và mỗi năm, có thêm khoảng 7,7 triệu người mắc bệnh giảm sút trí tuệ.
Bệnh Alzheimer đặc trưng bởi một số triệu chứng ảnh hưởng đến trí nhớ, tư duy và một số kĩ năng khác. Từ đó ảnh hưởng lớn đến cuộc sống thường ngày của bệnh nhân.
Alzheimer ảnh hưởng đến 2 chức năng chủ yếu là trí nhớ và khả năng tự chủ hành động. Bệnh Alzheimer rất khó để điều trị hoàn toàn. Nếu không được điều trị đúng cách có thể làm bệnh nặng thêm, đảo lộn cuộc sống bệnh nhân. Có rất nhiều biện pháp can thiệp như dùng thuốc, tập luyện trí não, thực hiện theo pháp đồ điều trị của bác sĩ.
Chứng đau nửa đầu migraine
Đây là một chứng bệnh đau đầu khá phổ biến. Nó thường đi kèm với các triệu chứng như buồn nôn, ói mửa, dễ bị nhạy cảm với ánh sáng. Nếu không được can thiệp kịp thời, những triệu chứng này có thể kéo dài vài giờ hoặc vài ngày. Thống kê cho thấy có khoảng 47% người trưởng thành mắc tình trạng này ít nhất một lần trong năm. Và phụ nữ có nguy cơ mắc phải chứng bệnh này cao gấp 3 lần nam giới.
Tình trạng đau nửa đầu xảy ra thì các tế bào thần kinh hoạt động quá mức, xảy ra tình trạng xung đột mạch máu. Điều này làm giải phóng các chất gây sưng mạch máu ở các vùng lân cận. Từ đó dẫn đến các cơn đau.
Khi bệnh tái phát, các cơn đau sẽ rất bất thường. Khi đau nhẹ và lúc thì đau rất dữ dội. Cơn đau có thể di chuyển từ vùng này sang vùng khác, nó ảnh hưởng đến toàn bộ vùng đầu.
Bệnh nhân cần có chế dộ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Bên cạnh đó là điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát tốt cơn đau.
Bệnh đa xơ cứng
Đây là tình trạng gây tổn thương não và tủy sống, đa xơ cứng còn được gọi là xơ cứng rải rác. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch của cơ thể tấn công phá hủy myelin khiến chúng bị tổn thương. Đây là lớp bảo vệ các dây thần kinh, khi chúng bị tổn thương sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng.
Một số triệu chứng của bệnh như cử động khó khăn, mệt mỏi, yếu cơ, rối loạn ngôn ngữ. Bên cạnh đó là một số biểu hiện như suy giảm trí nhớ, rối loạn tiêu hóa.
Để điều trị bệnh đa xơ cứng, cần cải thiện các đợt cấp, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Bên cạnh đó là phải cải thiện các triệu chứng gây bệnh, phòng ngừa các biến chứng.
Bệnh u não
Đây là căn bệnh đặc trưng bởi sự hình thành mô bất thường ở não và tủy sống. Có rất nhiều loại khối u khác nhau, từ đó cũng có rất nhiều nguyên nhân và triệu chứng khác nhau. Chúng tùy thuộc vài vị trí và tính chất của từng khối u. Kích thước và độ tăng trưởng của khối u cũng ảnh hưởng nhiều đến các triệu chứng của bệnh.
Một số biểu hiện của bệnh u não như:
- Đau nhức đầu một cách thường xuyên và bất thường.
- Hay bị lên cơn co giật vùng đầu.
- Khả năng tập trung kém, khó nói chuyện.
- Tê liệt tay chân hoặc một phần cơ thể.
- Thay đổi hành vi bất thường, dễ cáu gắt.
- Hay quên, suy giảm trí nhớ; hay bị mất phương hướng, lú lẫn.
- Giảm đi thị lực và thính lức, thậm chí là mất đi hoàn toàn.
Phương pháp điều trị bệnh thường phụ thuộc vào nguyên nhân và tiến triển bệnh. Một số phương pháp thường được áp dụng có thể là phẩu thuật, hóa trị, xạ trị.
Gới ý sản phẩm bổ trợ não bộ
- MIND jeunesse sản phẩm hổ trợ não bộ tốt nhất
- MIND energy viên uống tăng cường chức năng não
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thần kinh
Bệnh thần kinh khá phổ biến và nó ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Nhưng nguy cơ mắc bệnh ở nữ giới thường cao hơn nam giới. Bên cạnh đó, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thần kinh như:
- Độ tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn.
- Mắc một số bệnh lí liên quan làm ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh.
- Thành viên trong gia đình mắc bệnh lí về thần kinh. Bố mẹ mắc bệnh có thể di truyền qua cho con cái.
- Bị một số chấn thương, tổn thương ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
- Do đặc thù công việc lao động nặng hoặc tiếp xúc một số chất gây ảnh hưởng thần kinh
Một số phương pháp chẩn đoán bệnh
Khi phát hiện bạn mắc phải một trong những triệu chứng của bệnh thần kinh. Bạn nên ngay lập tức đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị. Một số triệu chứng như tê liệt tay chân, đau mỏi cơ, khó giữ thăng bằng cơ thể, đau nhắc đầu,…
Bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát để kiểm tra các chức năng hệ thần kinh. Xác định xem hệ thần kinh có bị tổn thương không, phản ứng từ não có bình thường không. Sau đó bác sĩ sẽ kiểm tra tiền sử gia đình bệnh nhân có ai từng mắc bệnh về thần kinh không. Đồng thời xác định thói quen sinh hoạt và ăn uống của bệnh nhân.
Sau khi khám tổng quát, bệnh nhân sẽ được làm các xét nghiệm lâm sàn. Một số xét nghiệm như đo điện não, chụp CT, siêu âm, chụp MRI,… để xác định rõ nguyên nhân. Sau khi xác định nguyên nhân thì sẽ có phác đồ điều trị thích hợp nhất cho từng bệnh nhân.
Một số phương pháp phòng ngừa các bệnh lí về thần kinh
Tùy theo nguyên nhân và triệu chứng, mỗi bệnh nhân sẽ có một phác đồ điều trị thích hợp. Có thể là phẩu thuật, dùng thuốc kết hợp với trị liệu. Bệnh thần kinh rất nguy hiểm nên khi phat hiện bệnh, cần điều trị đúng đắn và kịp thời để không gây nguy hiểm cho tính mạng.
Trước khi bệnh gây ra những dấu hiệu và triệu chứng nguy hiểm. Chúng ta cần tự bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình trước khi mắc bệnh. Mỗi người chúng ta cần trang bị những kiến thức hữu ích trong việc phòng ngừa bệnh.
Duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh
Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe chúng ta. Nếu thiếu chất dinh dưỡng có thể gây tổn thương đến nhiều bộ phận cơ thể.
Điều đó làm cho chức năng của các bộ phận cũng hoạt động không bình thường. Bổ sung vừa đue các chất dinh dưỡng để có được một sức khỏe hoàn hảo nhất. Bên cạnh đó là hạn chế các đồ ăn chiên rán, đồ ăn chế biến sẵ, hạn chế chất béo xấu,…
Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe chính bản thân mình, nâng cao sức đề kháng. Điều đó rất cần thiết cho sức khỏe hệ thần kinh.
Không sử dụng quá nhiều rượu bia, chất kích thích, thuốc lá. Sử dụng quá nhiều rượu bia là nguyên nhân làm tăng nồng độ cồn trong máu. Đây là nguyên nhân gây ra ngộ độc rượu và có thể làm tổn thương não.
Ngủ đủ giấc để nạp đủ năng lượng cho ngày làm việc tiếp theo. Có chế độ nghỉ ngơi hợp lí để tạo điều kiện cho bộ não nghỉ ngơi.
Tập luyện cho bộ não
Bộ não của chúng ta sẽ bị lão hóa theo thời gian giống như các bộ phận khác trên cơ thể. Tuy nhiên, tốc độ lão hóa nhanh hay chậm là do chúng ta. Tập luyện cho bộ não thường xuyên có thể giảm tốc độ lão hóa của não. Điều đó cũng góp phần giúp chúng ta kéo dài tuổi thọ.
Có một số cách tập luyện cho bộ não rất đơn giản như:
- Đọc sách nhiều để tạo khả năng ghi nhớ cho bộ não.
- Tham gia một số trò chơi giải câu đố.
- Thường xuyên trò chuyện hoặc tâm sự với người khác.
- Xem các bộ phim để ghi nhớ nhân vật và tình tiết phim.
Bên cạnh đó cũng cần phải bảo vệ vùng đầu và tránh tối đa các chấn thương ở đầu.
Chăm sóc sức khỏe tim mạch
Trái tim và bộ não có mối liên kết rất mật tiết với nhau. Một trái tim khỏe có thể giúp bộ não hoạt động một cách tốt hơn. Nutrilite Parselenium E với hệ thống thành phần dinh dưỡng tuyệt vời. Cung cấp đầy đủ vitamin E cùng Selenium, hỗ trợ chống oxy hóa hiệu quả.
Một số biện pháp để tăng cường sức khỏe tim mạch như:
- Thực hiện chế độ ăn uống dinh dưỡng và lành mạnh.
- Duy trì cân nặng hợp lí, tránh các bệnh như thừa cân béo phì.
- Tập luyện thể dục tể thao thường xuyên.
- Không uống quá nhiều rượu bia, sử dụng các chất kích thích độc hại, thuốc lá.
- Kiểm soát huyết sáp và mức cholesterol ở mức ổn định.
Kết luận
Hãy luôn để ý tới não bộ của bạn và luôn đảm bảo răng có một hệ thần kinh chắc khỏe bằng việc làm việc, nghĩ ngời và vui chơi đúng mức lành mạnh. Tăng cường thể dục thể thao và bổ sung đầy đủ dưỡng chất tốt nhất để tránh mắc phải các bệnh thần kinh.
Xem thêm các sản phẩm tốt cho thần kinh
- Dầu cá Omega unicity top tốt nhất.
- Combo Vlive sản phẩm đa năng tăng oxy lên não