Viêm da cơ địa hay còn có tên gọi khác là bệnh chàm thể trạng. Đây là một trong những bệnh rất phổ biến với triệu chứng điển hình là ngứa ngáy, khó chịu. Đối tượng có khả năng nhiễm viêm da cơ địa có phổ tuổi khá rộng. Hầu như mọi độ tuổi đều có thể có nguy cơ mắc viêm da cơ địa. Có nhiều yếu tố liên quan đến nguyên nhân hình thành nên bệnh. Chẳng hạn như do di truyền hay rối loạn các chức năng miễn dịch và rối loạn cấu tạo da. Khi bị nhiễm bệnh, bạn cần nên chăm sóc da thật kỹ để tránh những tác động từ môi trường ảnh hưởng tới. Bệnh thường nặng lên do nhiều tác động của yếu tố môi trường ngoài. Như khói bụi, ô nhiễm hay hóa chất độc hại.
Khi bị viêm da cơ địa, người bệnh thường có nhiều cảm giác ngứa ngáy và khó chịu cho cơ thể. Tổn thương về da dai dẳng sẽ dẫn đến nhiều tác động tiêu cực đến thẩm mĩ. Khiến người bệnh mất đi sự tự tin, nhất là khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Ngoài ra, nhiều người còn mắc trầm cảm, mất ngủ hoặc ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng sống và quá trình sinh hoạt của bản thân.
Contents
- 1 Viêm da cơ địa được hiểu là bệnh gì?
- 2 Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa
- 3 Nguyên nhân dẫn đến viêm da cơ địa
- 4 Một số biến chứng thường gặp ở viêm da cơ địa
- 5 Điều trị viêm da cơ địa
- 6 Những loại thuốc điều trị bệnh viêm da cơ địa
- 7 Cách phòng ngừa bệnh viêm da cơ địa
- 8 Viêm da cơ địa có nguy hiểm không?
- 9 Bệnh nhân viêm da cơ địa nên ăn gì và kiêng gì?
Viêm da cơ địa được hiểu là bệnh gì?
Viêm da cơ địa có những đặc trưng biểu hiện rất dễ nhận biết được. Chẳng hạn như bong vảy, da viêm đỏ và rò rỉ dịch gây ngứa ngáy vô cùng dữ dôi. Khi người bệnh gãi để giảm ngứa thì da càng trở nặng hơn. Khả năng cao dẫn đến chấn thương hoặc trầy xước, dễ nhiễm trùng là vô cùng cao. Đây được xem là một căn bệnh mạn tính và rất dễ tái đi tái lại nếu có môi trường phù hợp cho vi khuẩn hoặc vi rút phát triển. Ngoài ra, một số bệnh tương tự có nhiều biểu hiện giống với viêm da cơ địa, như:
- Chàm tay, chân. Là tình trạng bệnh xảy ra do tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất độc hại hoặc gây kích ứng da. Bệnh chỉ xuất hiện đặc trưng ở tay hoặc chân và không lây lan sang các vùng bộ phận khác của cơ thể.
- Viêm da tiếp xúc do kích ứng hoặc dị ứng da. Xảy ra do da tiếp xúc với các loại hóa chất
- Bệnh tổ đỉa. Triệu chứng đặc trưng là xuất hiện mụn nước nhiều ở tay và chân. Đặc biệt là ở ngón tay, và lòng bàn tay, bàn chân.
- Viêm da thần kinh. Khi da bị cọ xát hoặc tác động nhiều lần gây tổn thương do gãi
- Viêm da ứ nước. Những người có hệ tuần hoàn yếu kém và dễ gây kích ứng da ở vùng cẳng chân
- Nứt nẻ da tay, chân. Đây là một bệnh mạn tính liên quan đến bệnh chàm. Bệnh sẽ gây nên những đường nứt nẻ ở da, gây chảy máu và khá đau đớn.
Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa
Theo thống kê tại Việt Nam, số bệnh nhân mắc viêm da cơ địa chiếm khoảng 5% dân số. Trẻ sơ sinh trong những năm tháng đầu đời có nguy cơ nhiễm bệnh khá cao. Đặc biệt, đối với những trẻ có gen di truyền đồng hợp tử. Tuy nhiên, bệnh sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên và đến khoảng 3 tuổi sẽ chấm dứt. Ngoài ra, khoảng hơn 62% bệnh nhân bị viêm da cơ địa lây nhiễm cho con sau sinh và con cũng có khả năng lây nhiễm căn bệnh này. Ở một vài trường hợp, viêm da cơ địa có thể đi kèm với hen suyễn, viêm mũi dị ứng và dị ứng cơ địa.
Bệnh viêm da cơ địa biểu hiện ra rất nhiều triệu chứng thường gặp. Tuy nhiên, tùy vào từng độ tuổi thì mức độ nặng hay nhẹ của bệnh sẽ khác nhau. Triệu chứng bệnh được chỉa ra làm 3 đối tượng cụ thể. Bao gồm những triệu chứng ở trẻ em, triệu chứng ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi, và cuối cùng là người trưởng thành.
Những triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi
Giai đoạn sơ sinh và nhũ nhi là giai đoạn có tỷ lệ mắc bệnh cao. Khoảng gần 60% ca mắc các bệnh viêm da cơ địa ở trong độ tuổi dưới 1 tuổi. Bệnh sẽ khởi phát chủ yếu từ 2 đến 3 tháng tuổi và kết thúc ở khoảng 3 tuổi. Một số triệu chứng thường thấy ở trẻ sơ sinh như:
- Da xuất hiện những dấu hiệu ban đỏ và tróc vảy ở cả 2 bên má hoặc xung quanh miệng. Ngoài ra, những bộ phận khác của cơ thể như trán, thân, cổ và bẹn hay các kẽ nếp da cũng xuất hiện tình trạng ban đỏ
- Có nhiều mụn nước nhỏ li ti trong khu vực bản đỏ
- Khi mụn nước bị vỡ ra, chất dịch tràn và gây nên những viêm trợt cho cơ thể
- Vết loét đóng vảy và khô. Nguy cơ nhiễm khuẩn tái lại hoặc thứ phát là rất cao
- Đi kèm thêm một số dấu hiệu như tiêu chảy hoặc viêm tai giữa
- Ngứa ngáy làm trẻ khó chịu và hay quấy khóc, mất ngủ ban đê
Triệu chứng xuất hiện ở trẻ em
Trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 12 tuổi là thởi gian vàng trong khả năng mắc bệnh. Lúc này, viêm da cơ địa sẽ đi kèm thêm với đục thủy tinh thể hoặc bệnh viêm kết mạc do dị ứng. Đặc biệt khi thời tiết thay đổi thất thường, bệnh sẽ chuyển biến nặng hơn. Làm các bậc phụ huynh có nhiều lo lắng cho con em mình.
Theo thông kê, khoảng 60% trường hợp nhiễm viêm da cơ địa trong những tháng năm đầu đời. Trong đó, 30% tỷ lệ trẻ em nhiễm bệnh trong 5 năm đầu tiên và chỉ dưới 10% trẻ em khởi phát bệnh sau thời gian phát triển là 5 tuổi. Thông thường, hơn 85% trưởng hợp trẻ em sẽ ổn định được tình trạng da của mình sau tuổi lên 2. Rất ít trưởng hợp bệnh tái đi tái lại sau khi trưởng thành. Tuy nhiên, việc bảo vệ và chăm sóc da thường xuyên cũng không được lơ là hoặc thờ ơ. Những triệu chứng thường thấy ở bệnh viêm da cơ địa trẻ em được chia làm 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn cấp tính là giai đoạn tiền tổn thương. Biểu hiện thường thấy là mụn nước bị vỡ dập ở trên nền da rát đỏ, có rò rỉ dịch tiết và đóng thành vảy. Bộ phận thường thấy trên cơ thể người như trán, má hoặc cằm.
- Giai đoạn bán cấp. Ở giai đọan này, những triệu chứng sẽ dần nhẹ hơn và dát sần chuyển dịch sang các bộ phận khác ít tổn thương hơn
- Giai đoạn mãn tính. Lúc này, da dẻ thường khô và dày, xuất hiện các vết nứt gây đau đớn.
Triệu chứng xuất hiện ở người trưởng thành
Ở người trưởng thành, những triệu chứng bệnh thường ít nguy hiểm và ít rầm rộ hơn so với trẻ em. Bởi người trưởng thành thường có sức khỏe đề kháng tốt hơn và hệ miễn dịch cao hơn so với trẻ em. Do vậy, bệnh thường có ít biểu hiện ra bên ngoài da hoặc chỉ thấy da sần sùi hơn và không được mịn màng như trước. Ngoài ra, bệnh còn đi kèm với một số biểu hiện bệnh như hen suyễn, viêm mũi dị ứng hoặc dị ứng với thực phẩm. Những triệu chứng biểu hiện trên da cũng khác biệt hoàn toàn so với trẻ em. Những biểu hiện trong giai đoạn cấp tính bao gồm:
- Xuất hiện nhiều vết ban đỏ
- Nhiều mụn nước nhỏ và nông ở trên bề mặt da
- Mụn nước vỡ ra chảy dịch và gây phù nề, đóng vảy
- Da nhạy cảm và dễ bị tổn thương như bội nhiễm, viêm loét hoặc sưng mủ
Bên cạnh đó, viêm da cơ địa ở trong giai đoạn mạn tính còn gây ra thâm sạm hoặc nứt nẻ ở những vùng da dày sừng. Da có biểu hiện ngứa ngáy từ âm ỉ đến dữ dội.
Nguyên nhân dẫn đến viêm da cơ địa
Theo ThS.BS Nguyễn Tuyết Phương Nhung, chuyên khoa tại Trung tâm Thông tin Y khoa tại bệnh viện da liễu TP.HCM. Với những sự thay đổi của hệ gen sẽ dẫn đến các chức năng bảo vệ da suy giảm. Chúng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xâm nhập vào cơ thể bởi các tác nhân xấu gây bệnh. Những môi trường tạo dị nguyên hoặc vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của y học, nhất là y học phân tử. Một số nguyên nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa có thể biểu hiện ra thành nhiều nhóm tác động khác nhau. Một ví dụ cho rằng, khi gia đình từng có người mắc hen suyễn, viêm mũi dị ứng. Tỷ lệ người ở thế hệ sau di truyền và mắc các bệnh dị ứng thuộc cả 3 nhóm. Bao gồm viêm da cơ địa, hen suyễn và viêm mũi dị ứng. Ngoài ra, những nguyên nhân khác ảnh hưởng đến sức khỏe và xuất hiện như:
- Những yếu tố tác nhân liên quan như xà phòng, các chất tẩy rửa, mỹ phẩm
- Dị ứng khi thay đổi thời tiết
- Bệnh xuất hiện thường thấy ở những người hay bị dị ứng
- Bệnh chàm xuất hiện ở trẻ nhỏ do dị ứng thực phẩm là chủ yếu
- Rối loạn nội tiết và căng thẳng thần kinh
- Nhiễm trùng cấp tính làm suy giảm hệ miễn dịch và gia tăng tỷ lệ các bệnh viêm da
Ngoài ra, có nhiều yếu tố đến môi trường cũng liên quan làm những biểu hiện bệnh tăng phát mạnh hơn. Chẳng hạn như không khí hanh khô và thiếu độ ẩm.
Một số biến chứng thường gặp ở viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa không gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Bệnh diễn biến từ nhẹ đến nặng. Nếu không được chuẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ thường ảnh hưởng về sau và dễ tái đi tái lại. Ngoài ra đối với trẻ em, da sẽ thường bị khô khó chịu, hay quấy khóc và ngủ không ngon giấc. Vì vậy, nhiều trường hợp trẻ lớn lên thiếu tự tin do biến chứng làm ảnh hưởng da và thẩm mỹ. Đôi khi còn có suy nghĩ mình khác biệt so với những người bạn khác. Do đó, các bậc phụ huynh cần để ý tới sức khỏe con em mình để tránh những hậu quả về sau. Một vài những biến chứng mà bệnh có thể gây ra cho cơ thể, kể cả trẻ em và người lớn bao gồm:
- Bệnh hen suyễn và sốt cỏ khô. Theo thống kê, khoảng hơn 50% tỉ lệ trẻ em bị viêm da cơ địa sẽ dẫn đến hen suyễn và sốt cỏ khô với những triệu chứng từ nhẹ đến nặng
- Viêm da thần kinh mạn tính. Biểu hiện của da thường sẽ có vảy hoặc ngứa mạn tính dai dẳng. Nếu càng gãi thì sẽ càng ngứa và làm cho vùng da bị tổn thương hoặc đổi màu
- Nhiễm trùng da. Da rất dễ bị tổn thương do tác động từ việc gãi thường xuyên
- Viêm da tay. Đặc biệt xảy ra ở những trường hợp bệnh nhân làm việc trong môi trường ẩm ướt hoặc tiếp xúc thường xuyên với hoạt chất tẩy rửa
- Rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon và thường xuyên thức giấc nửa đêm
Điều trị viêm da cơ địa
Bệnh viêm da cơ địa là một bệnh không thể chữa trị dứt điểm hoàn toàn. Bệnh chỉ có thể được kiểm soát được tạm thời và tránh ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Những biện pháp phòng ngừa và điều trị hiện nay chỉ có tác dụng giảm nhẹ những biểu hiện của triệu chứng. Giúp da trở lại trạng thái bình thường trong một khoảng thời gian càng lâu càng tốt. Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị những biến chứng bùng phát. Tuy nhiên, với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bạn cần nên chăm sóc da cùng điều độ để tránh nguy cơ mắc bệnh. Dưỡng da thường xuyên là biện pháp hữu hiệu nhất của cơ thể. Việc điều trị bệnh có thể được chia làm hai giai đoạn chính. Gồm giai đoạn chữa bệnh và giai đoạn phòng bệnh
Giai đoạn chữa bệnh
Một số biện pháp được áp dụng khá hiệu quả trong giai đoạn chữa bệnh:
- Dùng kem bôi ngoài da chống ngứa. Đây là biện pháp hỗ trợ người bệnh giảm các cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Tránh làm tổn thương da do gãi nhiều. Những loại kem này được chỉ định theo đơn kê rõ ràng để bôi chống ngứa. Trong trường hợp mặc dù bôi những vẫn thấy ngứa nhiều, người bệnh cần nên uống thêm thuốc kháng histamine nhằm chống dị ứng da
- Bôi kem dưỡng ẩm bảo vệ da. Dùng kem dưỡng ẩm trong khoảng từ 2 đến 3 lần mỗi ngày sẽ giúp giảm khô da, tránh nứt nẻ gây nhiễm trùng
- Bôi kem kháng viêm. Kem kháng viêm hỗ trợ da sưng đỏ và ngứa. Tuy nhiên, khi da đã bớt sưng đỏ, người bệnh cần hạn chế bôi và sử dụng kem kháng viêm. Khi đó mới có thể tăng cường được những liệu pháp chăm sóc bằng kem dưỡng ẩm. Nếu như bạn lạm dụng bôi kem kháng viêm quá nhiều, màu da và chất lượng da sẽ thay đổi
- Điều trị kháng sinh nếu da có dấu hiệu bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ nên bổ sung kháng sinh để điều trị trong một khoảng thời gian ngắn. Nếu trên da có xuất hiện các vết thương hở hoặc chảy tràn dịch. Cần phải được đắp gạc và vệ sinh thay băng mỗi ngày để tránh bị bội nhiễm
- Chườm lạnh để giảm viêm và giảm ngứa dưới da
- Tạo tinh thần làm việc thoải mái, tránh áp lực và căng thẳng. Nghỉ ngơi hợp lý và điều độ.
Giai đoạn phòng bệnh
Tiếp tục sử dụng những biện pháp trong giai đoạn chữa bệnh ở giai đoạn này
- Tiếp tục thoa kem dưỡng ẩm bảo vệ da
- Sử dụng mỹ phẩm dành riêng cho da nhạy cảm
- Tiếp tục ăn uống và vận động lành mạnh thường xuyên
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý để tránh những yếu tố kích thích bệnh khởi phát. Bao gồm
- Tránh những loại thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, da động vật. Vệ sinh nhà cửa, nơi ở và vật dụng cá nhân sạch sẽ. Giặt giũ chăn màn và rèm cửa thường xuyên để tránh khói bụi bám sâu
- Không tắm quá lâu, ưu tiên tắm trong khoảng từ 10 đến 20 phút. Và nên tắm thường xuyên với nước ấm hơn là nước lạnh hoặc quá nóng
- Nên dùng sữa tắm, dầu gội, dầu xả có chất tẩy rửa nhẹ nhàng và phù hợp với làn da. Tuy nhiên cũng nên dùng cố định ở một loại thời điểm. Nên thử ở những vùng da mỏng để xem kích ứng trước khi dùng lên cả cơ thể
- Nên mặc đồ thoáng mát, vải dễ chịu và uống đầy đủ nước mỗi ngày
- Hạn chế việc gãi ngứa, nên cắt móng tay để tránh gãi mạnh gây tổn thương da
Những loại thuốc điều trị bệnh viêm da cơ địa
Thuốc điều trị bệnh sẽ tùy thuộc vào từng giai đoạn và mức độ nặng hay nhẹ của bệnh. Ở những vùng da bị tổn thương nặng cần được sự cho phép của các y bác sĩ chuyên khoa. Ở tùy độ tuổi hay mức độ sinh lý của bệnh. Có thể được chia làm 2 giai đoạn chính, gồm điều trị tấn công và điều trị duy trì.
- Sử dụng thuốc corticosteroid tại chỗ. Việc điều trị tùy theo nhu cầu của người bệnh và mức độ nặng hay nhẹ của các triệu chứng. Tuy nhiên, bạn cũng cần cân nhắc với những loại thuốc có chứa hoạt tính sao cho phù hợp với thể trạng bệnh. Nên dùng thuốc ngắn hạn và giảm dần dần từ từ, tránh tái phát trong thời gian
- Sử dụng Tacrolimus và Pimecrolimus tại chỗ nhằm ngăn chặn sự tiến triển của bệnh ở một thời gian. Tránh tái phát trong tương lai
- Sử dụng corticosteroid gián đoạn tại chỗ
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng corticosteroid cần lưu ý một số tác dụng phụ không mong muốn như teo da, hội chứng para – cushing hoặc gây bí tắc ở những trẻ sơ sinh đang quấn tã. Trong trường hợp trẻ có những dấu hiệu phản ứng ban đỏ cần phải tuân thủ liệu pháp điều trị và chăm sóc hiệu quả. Điều trị dứt điểm những nguyên nhân gây nhiễm khuẩn và nhiễm virut.
Cách phòng ngừa bệnh viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là căn bệnh chưa có vaccine phòng bệnh hữu hiệu. Do vậy, người bệnh cần chăm sóc cơ thể lành mạnh để tránh việc viêm nhiễm da không mong muốn.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ và thường xuyên. Nhất là sau khi vận động thể thao và tiếp xúc với môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi
- Thoa kem dưỡng ẩm sau tắm và vào bước cuối của quá trình skincare để da tránh bị khô, nứt nẻ hay viêm nhiễm
- Hạn chế tắm nước nóng tránh kích thích da và gây ngứa, viêm
- Lựa chọn mỹ phẩm, liệu pháp chăm sóc da phù hợp với làn da. Đọc kĩ bảng thành phần để tránh gặp phải những thành phần dị ứng. Ích Thanh Trà Thiên Sư là một sản phẩm hỗ trợ thanh lọc cơ thể từ bên trong. Người bệnh có thể tham khảo thêm để bổ sung cho sức khỏe bản thân mình.
- Hạn chế những loại đồ ăn, thức uống hoặc thuốc có chất kích thích dễ gây dị ứng và ngứa ngáy
- Không tự ý sử dụng thuốc dị ứng trước những dấu hiệu bệnh của bản thân. Cần dùng thuốc theo toa của bác sĩ
Viêm da cơ địa có nguy hiểm không?
Những biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa không gây ra nguy hiểm gì tới tính mạng bản thân. Tuy nhiên, nó rất dễ gây trở ngại tâm lý do ảnh hưởng đến thẩm mỹ và ngại giao tiếp. Ngoài ra, người bệnh còn khó ngủ, giảm sự tập trung trong học tập lẫn công việc dẫn đến ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Nếu như bạn không chăm sóc da kĩ và thường xuyên. Bệnh sẽ chuyển biến nhiều biến chứng như viêm da thần kinh, sốt cao, đau nhức và sưng hạch bạch huyết.
Bệnh nhân viêm da cơ địa nên ăn gì và kiêng gì?
Ăn uống và bổ sung thực phẩm vào cơ thể ảnh hưởng khá lớn tới tình trạng bênh. Ngoài việc điều trị bằng thuốc được kê đơn của bác sĩ. Bệnh nhân cần có một chế độ ăn uống sao cho phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân.
Bệnh nhân nên bổ sung các loai cá giàu omega 3 hỗ trợ kháng viêm. Chẳng hạn như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích. Bổ sung probiotic và trái cây rau củ có chứa flavonoid như dâu, táo, sơ ri và cải bó xôi
Ngược lại, bệnh nhân cũng cần chú ý tới sức khỏe bản thân để tránh dị ứng, làm bệnh diễn biến nặng thêm. Như trứng, cà chua, các loại hạt và đinh hương. Những loại thực phẩm có chứa niken như trà đen, thịt đóng hộp hay hải sản.