Bệnh Alzheimer là gì? Bệnh Alzheimer có nguy hiểm không?

Bệnh Alzheimer được xem là một căn bệnh khá trầm trọng của não bộ. Đây là nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ. Và nó cũng làm giảm khả năng tư duy và các kĩ năng bình thường khác trong cuộc sống. Đây được xem là một bệnh lí về não. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây suy giảm trí nhớ ở người già. Bệnh này đặc trưng bởi sự mất dần các noron thần kinh và synap trong vỏ não bộ. Bệnh này có xu hướng và gây ảnh hưởng rất xấu đên sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nó ảnh hưởng đến trí nhớ, tư duy, hoạt động thường ngày của người bệnh.

Bệnh Alzheimer thường xuất hiện ở người già, nhất là những cụ trên 65 tuổi. Tuy nhiên, những người trẻ tuổi hơn vẫn có thể mắc bệnh này. Vì vậy chúng ta không thể chủ quan với chính sức khỏe của mình. Bệnh Alzheimer chiếm khoảng từ 60% đến 80% trong các hội chứng liên quan làm suy giảm trí nhớ.

Bệnh Alzheimer là một căn bệnh khá trầm trọng của não bộ

Bệnh Alzheimer là một căn bệnh khá trầm trọng của não bộ

Bệnh Alzheimer và lịch sử phát hiện bệnh

Tại sao bệnh Alzheimer lại chủ yếu tấn công những người lớn tuổi? Đây cũng là bí ẩn lớn nhất mà các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu. Người ta đang tìm hiểu những thay dổi trong bộ não liên quan đến vấn đề tuổi tác có thể gây hại cho các tế bào thần kinh. Những thay đổi liên quan đến tuổi tác bao gồm teo một số bộ phận liên quan tới não, tổn thương mạch máu, rối loạn chức năng ty thể.

Alzheimer là nguyên nhân chủ yếu của hội chứng suy giảm trí nhớ. Năm 1906, tiến sĩ Alois Alzheimer đã nhận thấy sự thay đổi trong mô não của một người phụ nữa đã chết vì căn bệnh tâm thần bất thường. Các triệu chứng bao gồm hành vi không kiểm soát, mất trí nhớ. Và đây cũng là người bác sĩ đầu tiên mô tả được căn bệnh này. Alzheimer được đặt tên theo tên của vị bác sĩ tâm thần ấy.

Alzheimer là nguyên nhân chủ yếu gây suy giảm trí nhớ

Alzheimer là nguyên nhân chủ yếu gây suy giảm trí nhớ

Một số nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh Alzheimer

Não bộ tuy nhỏ nhưng nó là bộ phân tiêu thụ đến 20% lượng oxi của cơ thể. Theo ước tính, mỗi lúc con người ta căng thẳng thì não lại tiêu thụ tới 50% oxi của cơ thể. Bộ não của chúng ta có khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh hay còn gọi lag noron. Mỗi tế bào thần kinh liên kết với nhiều tế bào khác nhau để tạo thành mạng lưới liên lạc. Các nhóm tế bào thực hiện những chức năng khác nhau. Một số tham gia vào việc học tập, suy nghĩ, nhớ, một số khác giúp chúng ta nghe, nhìn, ngửi.

Chức năng lưu trữ, ghi nhớ của bộ não

Bộ não được xem là nơi lưu giữ kỉ niệm và kí ức một cách tuyệt vời. Nếu não bộ chúng ta từng nhìn thấy, ngửi thấy hoặc nghe qua một vấn đề gì đó. Thì tất cả những việc đó đều được bộ não của chúng ta ghi nhớ lại. Sau này, một khi chúng ta gặp lại mùi hương hay âm thanh quen thuộc đó. Não bộ đều sẽ nhắc chúng ta nhớ lại nó rồi so sánh với hiện tại.

Chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể chúng ta nhờ một mạng lười ống nhỏ li ti. Trong thành phần tạo nên các ống ấy có một chất sợi tên là “tau”.

Chức năng lưu trữ của não bộ

Chức năng lưu trữ của não bộ

Sự thay đổi trong bộ não của bệnh nhân bị Alzheimer

Đối với các bệnh nhân bị Alzheimer, các sợi tau phát triển một cách bất thường khiến cho các ống nhỏ vận chuyển chất dinh dưỡng bị ảnh hưởng rất nhiều. Các ống nhỏ không thể vận chuyển chất dinh dưỡng nữa. Khi bị thiếu chất, các thế bào không thể hoạt động một cách bình thường. Các sợi trục không thể nhận được tín hiệu, kèm theo đó là một số tế bào tiêu biến. Như vậy, nó khiến nhiều tế bào chết vón lại với nhau tạo thành những đám rối.

Sự thay đổi trong bộ não của bệnh nhân

Sự thay đổi trong bộ não của bệnh nhân

Trong não của người mắc bệnh Alzheimer, bên cạnh những đám rối tau người ta còn phát hiện ra có các mảng vón. Chúng là các chất amyloid , bình thường chúng ở trong bao mỡ của màng tế bào. Nay chúng bong ra và vón lại, nằm len lỏi và tạo ra một bức tường ngăn chặn giữa các tế bào với nhau. Điều này dẫn đến việc tắc nghẽn thông tin dẫn đến các tế bào. Qua một thời gian, các tế bào không nhận được thông tin dần dần trở nên bất hoạt.

Cuối cùng, các đám rối và mảng vón dần lan ra khắp các mô não. Những người bệnh không còn khả năng hành vi giao tiếp mà phải phụ thuộc vào người chăm sóc. Ở giai đoạn cuối, hầu hết người bệnh sẽ quên đi mọi chuyện, nhất là những chuyện mới xảy ra. Bên cạnh đó người bệnh cũng mất dần đi sức lựa và hành vi giao tiếp của minh. Vì vậy, họ chủ yếu là nằm trên giường hầu hết toàn bộ thời gian.

Vậy ai là người có khả năng mắc bệnh Alzheimer

Ở độ tuổi càng lớn thì nguy cơ mắc bệnh Alzheimer càng cao. Nhất là độ tuổi từ 65 trở lên. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu xem hoàn cảnh sống, các bệnh tật khác hay thói quen hằng ngày có làm cho tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer tăng hay giảm đi không. Mặc dù chưa có kết luận chính xác, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy các yếu tố sau có thể thúc đẩy việc mắc hội chứng Alzheimer.

  • Những người có thói quen hút thuốc, dùng các chất kích thích khác như rượu bia,…
  • Ít đi ra ngoài, giao tiếp với xã hội và cuộc sống xung quanh.
  • Bị strees, căng thẳng và muộn phiền kéo dài.
  • Bị các bệnh như tiểu đường, mỡ trong máu cao.
  • Cholesterol cao.
Đối tượng có khả năng mắc bệnh Alzheimer

Đối tượng có khả năng mắc bệnh Alzheimer

Những triệu chứng thường gặp của người mắc bệnh Alzheimer

Bộ não của chúng ta được cấu tạo từ hơn 100 tỷ tế bào khác nhau. Chúng được so sánh là nhiều hơn so với các vì sao trong giải ngân hà. Chứng mất trí nhớ làm tổn thương các tế bào thần kinh khiến chúng không còn khả năng làm việc, mất khả năng giao tiếp. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cơ thể của chúng ta.

Các triệu chứng cụ thể của một người mắc bệnh Alzheimer sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một số bộ phận của não bộ bị ảnh hưởng. Hoặc là căn bệnh cụ thể đang gây ra vấn đề suy giảm trí nhớ. Các triệu chứng thường gặp có thể bao gồm các vấn đề sau.

Trí nhớ giảm sút và khả năng nhận thức kém

Hầu hết thì trí nhớ và những khả năng nhận thức khác đều trở nên kém hơn khi về già. Khi đó, cơ thể chúng ta không còn phản ứng linh hoạt. Đối với các tình huống xảy ra hằng ngày cũng phản ứng một cách chậm hơn. Đây được xem như là một việc hết sức bình thường của cơ thể khi về già. Và việc này được hiểu là đang trong quá trình lão hóa. Việc nhận ra và giải quyết các vấn đề thường ngày khá khó khăn. Nhưng với lượng kiến thức người ta đã tìm hiểu và tiếp thu trong nhiều năm thì họ vẫn luôn có định hướng và đưa ra những phán quyết đúng đắn.

Trí nhớ giảm sút và khả năng nhận thức kém

Trí nhớ giảm sút và khả năng nhận thức kém

Điều này hoàn toàn khác với những bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer. Một trong những dấu hiệu khá phổ biến của căn bệnh này. Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường quên đi những việc vừa mới xảy ra. Nhưng vẫn có thể nhớ được những sự việc xảy ra lâu rồi. Dần dần, trí nhớ dài hạn cũng mất đi theo thời gian. Khả năng tập trung, tư duy cũng bị ảnh hưởng, khiến việc duy trì định hướng ngày càng khó khăn.

Vì vậy, việc liên kết đã xảy ra trong quá khứ hoặc với các tình huống mới xảy ra cũng trở nên khí khăn hơn. Sẽ đến một lúc nào đó người bệnh không thể hiểu được bối cảnh xảy ra xung quanh mình. Không thể đánh giá thông tin hoặc hình thành một ý kiến. Từ đó người bệnh mất đi khả năng điều khiển hành vi của chính bản thân mình.

Khó có thể diễn đạt ý kiến bằng ngôn ngữ

Người mắc bệnh Alzheimer thường gặp nhiều khó khăn khi tham gia hoặc theo dõi một cuộc trò chuyện. Họ có thể bất ngờ dừng lại khi đang nói chuyện. Hoặc cũng có thể muốn nói nhưng không thể tiếp tục câu chuyện của mình. Bên cạnh đó, họ cũng thường xuyên quên đi hoặc không thể nhắc lại những nội dung mà mình đã nói trước đó.

Khi triệu chứng của bệnh ngày càng nặng, việc nhớ đúng các từ trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, việc sa sút trí tuệ làm cho họ sẽ sử dụng các câu hoặc từ ngữ không phù hợp với ngữ cảnh. Đôi khi, họ còn quên đi nghĩa của từ hoặc câu họ vừa nói, làm cho ý nghĩa của câu sau không còn phù hợp với câu trước. Điều này khiến cho người khác bị khó hiểu và không còn muốn tham gia trò chuyện cùng họ. Những việc đó làm cho việc giao tiếp của người bệnh trở nên ngày một khó khăn hơn.

Thay đổi tâm trạng, tính cách và hành vi

Nhiều bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer đã thay đổi đáng kể về tâm trạng và hành vi của họ. Tính cách của người bệnh thì có thể thay đổi ít hoặc nhiều. Họ có thể trở nên sợ hãi, lo lắng, bối rối hoặc đôi khi là hoảng loạn. Họ có thể nổi nóng với bất cứ ai ở bất kì nơi nào. Những nơi mà làm cho họ cảm thấy bản thân không thoải mái.

Bên cạnh đó, người bệnh có xu hướng từ bỏ các sở thích cá nhân, các hoạt động xã hội mà trước đó họ cho rằng là chúng bổ ích. Bệnh nhân Alzheimer cũng có thể ngại giao tiếp ngoài xã hội do những thay đổi bất thường mà họ gặp phải. Đôi lúc là cảm thấy căng thẳng, chán nản, mệt mỏi vì công việc và gia đình.

Thay đổi về tâm trạng, tính cách và hành vi

Thay đổi về tâm trạng, tính cách và hành vi

Một số người có thể cảm nhận thấy những sự thay đổi của mình. Họ thay đổi về cảm nhận và việc làm của chính bản thân mình. Vì vậy những việc trước đây là quen thuộc sẽ trở nên gần xa lạ đối với họ. Ví dụ như trước đây họ thường đi tới một địa điểm quen thuộc nào đó. Nhưng bây giờ họ không thể tự mình đi tới đó. Hoặc họ đã từng gặp ai đó rất nhiều lần nhưng bây giờ không thể nhớ ra họ là ai. Cũng có thể là họ gặp những rắc rối lớn trong việc thực hiện các phép toán…

Người bệnh thường nhầm lẫn thời gian hoặc địa điểm

Người mắc bệnh Alzheimer có thể quên hoặc nhầm ngày tháng, các mùa hoặc sự chuyển biến của thời gian. Ví dụ như người bệnh đang ở một địa điểm nào đó nhưng họ không thể nhớ ra mình đến đây bằng cách nào và đến đây làm gì. Người bệnh có thể nhầm lần thời gian từ buổi này qua buổi khác, nhầm ngày này qua ngày khác. Bên cạnh đó, việc họ cố hiểu một vấn đề hay một sự kiện vừa xảy ra tức thời, ngay tại thời điểm đó cũng trở nên khó khăn hơn. Đôi khi họ còn di chuyển đến nhầm địa điểm mà mình muốn đến. Điều đó gây khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề trong công việc.

Không thể nhớ lại mình đã từng làm gì trước đó và đặt đồ sai vị trí

Việc người bệnh không thể nhớ ra rằng họ đã làm gì trước đó gây rất nhiều khó khăn cho chính bản thân họ và những người xung quanh. Những việc họ đã làm rồi họ có thể nói là chưa làm. Hoặc những việc làm sau thì không liên quan hoặc đối nghịch với những việc vừa làm trước đó. Điều này khiến cho cuộc sống của họ bị đảo lộn một cách bất thường.

Bên cạnh đó người mắc bệnh Alzheimer thường có những thói quen kì lạ. Họ thường đặt đồ vật ở những nới khác và sau đó chính họ cũng không thể tìm ra chúng. Vì vậy có không ít trường hợp họ cho rằng ai đó đã ăn cắp đồ của mình và việc này có thể xảy ra với tần suất nhiều hơn trong tương lai.

Người bệnh không ghi nhớ rõ vị trí đồ vật

Người bệnh không ghi nhớ rõ vị trí đồ vật

Các biến chứng của căn bệnh Alzheimer

Những người mắc bệnh Alzheimer có thể dẫn đến mất trí nhớ và ngôn ngữ, năng lực kiểm soát hành vi, giảm khả năng phán đoán và bên cạnh đó là hàng loạt những thay đổi nhận thức khác. Điều đó gây ra khó khăn trong việc điểu trị những căn bệnh khác của người bệnh. Và bên cạnh đó là nhiều biến chứng khác nhau như sau.

  • Không thể tuân thủ liệu trình chữa bệnh trong quá trình điều trị.
  • Người bệnh không thông báo với người khác rằng họ đang bị đau, khó chịu.
  • Không mô tả hoặc thông báo cho bác sĩ biết tác dụng phụ của thuốc.

Khi bệnh này phát triển đến giai đoạn cuối, những thay đổi của não bộ sẽ ảnh hưởng đến các chức năng thể chất khác. Ví dụ như người bệnh không thể kiểm soát hành vi của mình, nổi nóng một cách vô cớ. Hầu hết bệnh Alzheimer không gây tử vong cho người bệnh. Nguyên nhân gây tử vong thường ở các bệnh đi kèm theo như:

  • Bị vấp ngã và gặp chấn thương: bệnh nhân thường không nhận thấy được nguy hiểm nên nguy cơ vấp ngã khi di chuyển khá cao.
  • Viêm phổi: đây là tình trạng phổi bị nhiễm trùng do hít phải các chất nhầy từ dịch dạ dày hoăch thức ăn vào phổi hoặc đường hô hấp.
  • Nhiễm trùng: do phải đặt ống thông tiểu cho bệnh nhân nên làm tăng khả năng nhiễm trùng đường niệu. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ nặng hơn và nguy hiểm đến tính mạng.
Một sô biến chứng của căn bệnh Alzheimer

Một sô biến chứng của căn bệnh Alzheimer

Một số phương pháp chẩn đoán bệnh Alzheimer

Hiện nay chưa có phương pháp xét nghiệm nào có thể chẩn đoán chính xác bệnh Alzheimer. Nó được chẩn đoán khi ai đó có những triệu chứng điển hình và không mắc bệnh nào khác. Vì các triệu chứng trên có thể đến từ nhiều bệnh khác nên không thể vội vàng kết luận. Các bệnh đó có thể là trầm cảm, viêm màng não,đột quỵ hoặc chảy máu não. Hoặc do sự thiếu hụt vitamin và chất khoáng, do tác dụng phụ của thuốc.

Một số phương pháp điều trị có thể giảm nhẹ các triệu chứng hoặc thậm chí là mất hẳn. Alzheimer chỉ được chẩn đoán khi các triệu chứng kéo dài hơn 6 tháng và các nguyên nhân bệnh khác được coi là khó xảy ra.

Phương pháp chuẩn đoán hiệu quả hiện nay

Phương pháp chuẩn đoán hiệu quả hiện nay

Vì vậy, việc khám tổng quát và kiểm tra lâm sàng được coi là một việc rất cần thiết. Nếu bạn có những triệu chứng của bệnh, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn. Điều này rất có lợi trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh ở giai đoạn đầu.

Một số bài test đánh giá chuyên biệt được sử dụng để xác định chi tiết từng chức năng. Ví dụ như trí nhớ, ngôn ngữ, điều khiển hành vi, thị giác, sự tập trung.

  • Đánh giá hoạt động hằng ngày để kiểm tra sự nhận thức lên cuộc sống hằng ngày.
  • Đánh giá hành vi tầm thần để nhận biết được những biểu hiện rối loạn hành vi. Và xác định được sự rối loạn ấy đang ở mức độ nào.

Các phương pháp điều trị bệnh Alzheimer

Hiện nay bệnh Alzheimer chư có thuốc điều trị đặc trị. Nhưng nếu bệnh nhân sống giữa sự cảm thông của mọi người thì diễn biến bệnh có thể chậm hơn. Cảm nhận được tình yêu thương của mọi người xung quanh sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy lạc quan hơn. Điều họ cần là sự chăm sóc và tình yêu chân thành của người thân.

Là một căn bệnh phức tạp và không thể diều trị khỏi hoàn toàn bằng thuốc. Những cách hiện tại là giúp người bệnh duy trì chức năng tâm thần và quản lí hành vi. Các nhà nghiên cứu đang nỗ lực tìm kiếm các phương pháp điều trị mới. Các phương pháp đó nhắm vào các cơ chế di truyền, phân tử, tế bào cụ thể. Từ đó ngăn chặn các nguy cơ gây bệnh.

Bệnh nhân cũng có thể sử dụng một vài loại thực phẩm chức năng bổ sung cho sức khỏe người bệnh. Well Organik là một loại bột rau củ hữu cơ được chiết xuất từ những tinh chất rau củ. Chúng còn bổ sung lợi khuẩn, tăng cường sức khỏe gan và nâng cao chất lượng cuộc sống. 

Sử dụng thuốc duy trì chức năng tâm thần

Những loại thuốc dùng điều trị Alzheimer từ mức độ trung bình đều có chức năng duy trì tâm thần. Các chất hóa học, các chất dẫn truyền thần kinh truyền thông điệp đến các tế bào thần kinh. Từ đó giúp giảm triệu chứng và giảm một số vấn đề liên quan đến hành vi. Tuy nhiên, những loại thuốc này chỉ có hiệu quả đối với một số người trong một thời gian. Vì vậy chúng ta không thể quá làm dụng loại thuốc này quá nhiều. Nếu người bệnh lạm dụng trong một thời gian dài có thể gây phản tác dụng thuốc.

Sử dụng thuốc để ổn định tinh thần

Sử dụng thuốc để ổn định tinh thần

Sử dụng thuốc kiểm soát hành vi

Các triệu chứng hành vi phổ biến như mất ngủ, đi lang thang, kích động, lo lắng và nóng tính. Các nhà khoa học đang tìm hiểu xem các triệu chứng này tại sao lại xảy ra. Và bên cạnh đó cũng đang điều trị phương pháp mới bao gồm cả dùng thuốc và không dùng thuốc để kiểm soát bệnh. Nghiên cứu cũng cho thấy điều trị kiểm soát hành vi làm cho người bênh cảm thấy thoải mái hơn. Và bên cạnh đó cũng àm cho người chăm sóc cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Cũng như các loại thuốc khác thì người bệnh không nên quá lạm dụng thuốc này trong điều trị.

Thử nghiệm các phương pháp điều trị mới

Các nhà khoa học đang tìm cách trì hoãn hoặc ngăn ngừa căn bệnh này cũng như điều trị nó. Người ta đang phát triển và thử nghiệm một số biện pháp khả thi. Một số phương pháp điều trị bằng thuốc nhằm vào nhiều mục tiêu khác nhau. Ví dụ protein beta-amyloid, chức năng mạch máu não, khớp thần kinh, chất dẫn truyền thần kinh cụ thể. Hoặc can thiệp bằng các hoạt động thể chất như luyện tập thể thao thường xuyên. Bên cạnh đó là chế độ ăn uống lành mạnh, rèn luyện nhận thức thường xuyên. Và kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau.

Thử nghiệm các phương pháp điều trị mới

Thử nghiệm các phương pháp điều trị mới

Cách phòng tránh bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer xảy ra do quá trình lão hóa não bộ do thời gian và tuổi tác. Tuy nhiên, bệnh đến sớm hay muộn, nặng hay nhẹ là do chính bản thân chúng ta. Do đó, có nhiều cách phòng ngừa và kiểm soát bệnh như sau:

  • Phòng ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch. Khoảng 80% những người mắc bệnh Alzheimer đều có các vấn đề liên quan đến tim mạch. Tim mạch là yếu tố quan trọng làm tăng tỉ lệ mắc bệnh Alzheimer.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Việc tập luyện thể dục có thể giúp trì hoãn các triệu chứng của bệnh. Nhưng việc vận động thường xuyên phải theo phác đồ của các chuyện gia. Từ đó mới có thể khiến máu và oxi dồi dào lên nuôi dưỡng não.
  • Hạn chế việc gặp chấn thương vùng não bộ. Bị chấn thương nặng ở vùng đầu có thể khiến nguy cơ mắc bệnh Alzheimer về sau cao hơn. Đặc biệt là các chấn thườn dẫn đến bất tỉnh.
  • Ăn uống một cách khoa học và đầy đủ các chất dinh dưỡng. Việc này giúp cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể. Bên cạnh đó là tăng cường sức khỏe cho não bộ. Lưu ý hạn chế ăn các chất béo xấu, thịt đỏ, đường.
  • Ngủ đúng giờ giấc và quan tâm đến chất lượng giấc ngủ. Giấc ngủ tốt giúp ngăn bệnh Alzheimer đến sớm hơn. Ngủ đủ 8 tiếng một ngày và không dùng thuốc an thần là một việc lí tưởng cần thực hiện.
Phòng tránh bệnh Alzheimer hiệu quả

Phòng tránh bệnh Alzheimer hiệu quả

Rate this post

Gọi: 0931 547 758 Mua hàng rẽ nhất!