Bệnh mù màu hiện nay không phải là chứng bệnh quá xa lạ gì đối với mọi người. Người bị bệnh mù màu không có khả năng phân biệt được các màu sắc. Mù màu hay còn có tên gọi khác hư là rối loạn sắc giác hoặc loạn sắc giác. Chứng bệnh về mắt này ảnh hưởng tới thị lực. Cho dùng khả năng nhìn nhận và rõ sự vật vẫn bình thường.
Tuy nhiên, người bệnh không thể phân biệt được một số màu sắc nhất định. Có nhiều loại mù màu khác nhau, có thể được chia thành các dạng như mù màu đỏ, mù màu xanh lá, mù màu xanh dương. Bệnh không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe và khả năng sinh sống hàng ngày. Tuy nhiên, nó gây ra một vài bất lợi trong đời sống khi người bệnh không phân biệt được một số màu nhất định.
Contents
- 1 Tổng quan về bệnh mù màu
- 2 Dấu hiệu nhận biết bệnh mù màu
- 3 Bệnh mù màu có thể chữa khỏi được không?
- 4 Nguyên nhân gây ra bệnh
- 5 Phân biệt những loại bệnh mù màu thường gặp
- 6 Phương pháp chuẩn đoán và kiểm tra cho bệnh nhân mù màu
- 7 Phương pháp điều trị bệnh mù màu
- 8 Phòng ngừa mù màu từ những phương pháp đơn giản
Tổng quan về bệnh mù màu
Mù màu là một tật bẩm sinh và có tính di truyền. Mặc dù bệnh đã được phát hiện từ thời cổ xưa nhưng hiện nay vẫn chưa có thuốc nào có thể điều trị bệnh được dứt điểm hoàn toàn. Người bệnh mù màu vẫn hoàn toàn có thể nhìn rõ được mọi vật. Chỉ là khả năng nhận diện đôi với một màu sắc nhất định là bị suy giảm. Hiếm có trường hợp nào mà người bệnh không thể nhìn thấy bất kỳ màu sắc nào. Bệnh di truyền theo hệ gen, do vậy khả năng thế hệ sau bị ảnh hưởng và nối tiếp thế hệ trước là rất cao.
Những bệnh nhân mắc chứng mù màu ở mức độ nhẹ sẽ được phát hiện một cách tình cờ. Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, có thể người bệnh vô tình thấy mình không nhìn nhận và phát hiện ra một vài màu sắc nào đó. Lúc này, với sự tháy đổi nhận thức đó sẽ làm cho người bệnh mất phương hướng. Và từ đó gây sốc tâm lý cho người bệnh.
Đây là một bệnh liên quan đến nhiễm sắc thể. Ở nữ giới, nhiễm sắc thể là XX còn ở nam là XY. Khi người bệnh thiếu đi một gen trên nhiễm sắc thể X sẽ làm cho dẫn đến quá trình rối loạn tế bào cảm thụ ánh sáng ở mắt. Theo Thống kê, tỷ lệ bệnh nhân mù màu vàng và màu xanh dương chỉ chiếm khoảng 1/10.000. Người châu Âu thường có xu hướng mắc bệnh cao hơn người châu Á.
Dấu hiệu nhận biết bệnh mù màu
Dấu hiệu của bệnh mù màu sẽ khác nhau phụ thuộc vào thể trạng và cơ địa của từng người. Có người sẽ biểu hiện thành triệu chứng nhẹ, nhưng có người lại vô cùng nghiêm trọng. Hầu hết mọi bệnh nhân dù là nặng hay nhẹ đều không có khả năng phân biệt được màu sắc. Đặc biệt là một vài nhóm màu phổ biến như:
- Màu đỏ – xanh lá
- Màu xanh lá – xanh dương
- Không nhận ra được bất kỳ màu sắc nào trong số tất cả các màu
Đối với trẻ em, khi bị bệnh sẽ có một số những dấu hiệu như:
- Dùng sai màu vẽ khi vẽ tranh
- Gặp khó khăn trong quá trình phân biệt màu sắc hoặc những loại đồ vật với màu khác nhau.
- Mắt nhạy cảm với ánh sáng
- Thường xuyên đau đầu hoặc đau mắt nếu như nhìn vào những màu tương phản trong cặp màu bị mù màu. Ví dụ như nhìn vào đồ vật có màu xanh dương trên nền màu xanh lá và ngược lại
- Không có hứng thú với những trò chơi liên quan đến màu sắc. Hoặc chán nản khi phải tô thêm nhiều màu sắc khác nhau.
- Khó phân biệt được sắc màu trong môi trường không đáp ứng được ánh sáng.
Bệnh mù màu có thể chữa khỏi được không?
Là một loại bệnh có tính di truyền theo gen. Vì vậy, hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị hay phương pháp điều trị dứt điểm nào cho bệnh mù màu. Chính vì lẽ đó, người bệnh phải tập sống chung với đôi mắt của mình khi mà không thể phân biệt được các màu trong cuộc sống. Khi đã thích nghi được với tình trạng này của mình, người bệnh sẽ dần trở lại với cuộc sống thường ngày. Và xem đây chỉ là một bất tiện nhỏ trong cuộc sống.
Không thể chữa trị bệnh mù màu do nguyên nhân di truyền. Do đó, việc chữa trị ngày nay được áp dụng với kính lọc màu để hỗ trợ tăng khả năng phân biệt màu sắc cho các bệnh nhân bị mù màu. Mặc dù loại kính này không có khả năng trong việc chữa bệnh dứt điểm cho người bệnh. Tuy nhiên, nó hỗ trợ phân biệt được màu sắc và giảm độ chói chói sáng. Ngoài ra, đeo kính áp tròng có màu sắc cũng được ưa chuộng hiện nay do chúng giúp người bệnh nhìn được màu. Không những vậy, nó còn dễ dàng đeo và trong quá trình sinh hoạt. Không gây vướng víu cũng như thẩm mĩ hơn cho khuôn mặt.
Nhiều người thường tự ti và ảnh hưởng về mặt tâm lý khi phát hiện ra rằng mình bị bệnh mù màu. Thậm chí một số người đến khi trưởng thành rồi mới biết mình mắc bệnh. Do vậy, bạn nên có tinh thân thư thái, không nên quá quan trọng một số chứng bệnh nhỏ. Bệnh mù màu không ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay tính mạng bạn.
Nguyên nhân gây ra bệnh
Bệnh mù màu gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể là do di truyền, mắc một số bệnh đặc biệt, dùng thuốc không đúng hay do cơ thể đã bắt đầu lão hóa.
Rối loạn di truyền. Như đã nói ở trên, bệnh mù màu là một bệnh di truyền liên quan đến nhiễm sắc thể ở giới tinh. Bệnh khởi phát từ đột biến gen hoặc thiếu gen trên X. Gen này là gen lặn của tế bào. Nếu như con trai trong bụng mẹ nhận được loại gen này sẽ mắc bệnh mù màu. Đối với phụ nữ, chỉ xuất hiện 2 gen mù màu là của mẹ và một nửa từ bố nhiễm mù màu truyền lại. Nếu chỉ có 1 gen xuất hiện ở phụ nữ thì điều này không đáng lo ngại do gen hình thành màu sắc còn lại đủ để lấn át gen gây bệnh. Do đó, chứng mù màu xuất hiện ở nam giới cao hơn nhiều lần so với nữ giới.
Một vài điều kiện hình thành và gây thâm hụt sắc màu là một số bệnh đặc biệt. Như bệnh tiểu đường, thoái hóa điểm vàng hay tăng nhãn áp, Alzheimer hoặc parkinson. Ngoài ra những người nghiện rượu nặng và thiếu máu hồng cầu hình liềm. Cấu trúc mắt người hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi những triệu chứng và biến thể bệnh gây nên. Do vậy, mắt hoàn toàn cảm nhận được những nguy cơ tiềm ẩn trong cơ thể.
Một số công việc mà người bệnh mù màu tránh và không được đảm nhận:
- Lái xe, tài xế
- Họa sỹ, thiết kế
- Công an giao thông, an ning đường phố
Phân biệt những loại bệnh mù màu thường gặp
Mặc dù được hiểu mù màu là không thể nhìn thấy và phân biệt được màu sắc. Tuy nhiên, mù màu có thể được chia làm thành những loại khác nhau. Chẳng hạn như mù màu đỏ – xanh lá cây, mù màu đơn sắc, mù màu xanh – vàng.
Bệnh mù màu đỏ – xanh lá cây
Đây là một chứng bệnh phổ biến nhất trong những loại bệnh mù màu hiện nay. Người bệnh không thể phân biệt ra được đâu là màu xanh lá và đâu là màu đỏ. Có 4 loại để nhận biết, bao gồm:
- Loại này xảy ra khi có sự bất thường trong sắc tố màu đỏ ở tế bào nón. Màu sắc và ánh nhìn của người bệnh sẽ không được tươi sáng. Nhất là khi nhìn những màu như đỏ, cam hoặc vàng sẽ trở thành màu xanh lục. Đây là một biểu hiện bệnh mù màu nhưng đang ở mức độ nhẹ. Do vậy, chúng sẽ không ảnh hưởng gì quá nhiều đến các hoạt động hàng ngày.
- Xảy ra với sự hình thành của sắc tố nón màu xanh lục bất thường. Đây là loại bệnh phổ biến nhất trong tất cả. Bởi người bệnh không thể phân biệt được đâu là tím và đâu là xanh lam. Trường hợp này làm bệnh nhân nhầm lẫn dẫn đến nhìn nhận màu vàng và xanh lá thành màu đỏ.
- Màu đỏ khi vào mắt của người bệnh sẽ chuyển sang thành màu xanh
- Những sắc tố chứa màu xanh lá cây ngừng hoạt động. Dẫn đến người bệnh chỉ có thể nhìn mọi vật dưới góc nhìn không có màu xanh lá. Chẳng hạn như khi nhìn thấy màu đỏ sẽ ra màu nâu và màu xanh lục thành màu vàng đậm.
Mù màu đơn sắc
Mù màu đơn sắc hay còn gọi là monochromacy, là trường hợp bệnh không thể nhìn thây màu. Đây là một trong nhiều trường hợp hiện nay. Chúng biểu hiện qua 2 loại mù đơn sắc phổ biến như:
- Mù do tế bào hình que RM. Đây là một dạng hiếm gặp bởi rối loạn võng mạc di truyền gen lặn. Trong thực tế, tế bào hình que không có xuất hiện bất cứ màu sắc nào. Người bệnh thường nhức mỏi, khó chịu và mất thị lực trong khoảng không gian nhiều ánh sáng. Những người gặp phải tình trạng bệnh này chỉ thấy duy nhất được 3 màu cơ bản đó là trắng, đen và xám.
- Mù màu do tế bào hình nón CM. Trong số 3 nhiễm sắc thể thì có hai trong số đó là ngưng hoạt động. Vì vậy, não bộ không được nhận sóng cùng tín hiệu truyền đi và rất khó trong việc phân biệt các màu.
Mù màu vàng – xanh
Mặc dù không mấy phổ biến, những bệnh mù màu xanh và vàng cũng không còn xa lạ gì đối với người bệnh. Người bệnh rất khó để có thể phân biệt được ra màu xanh dương – xanh lá và khó để nhận diện ra màu vàng. Có 2 loại mù màu điển hình:
- Hình thành nên do những sắc tố màu xanh bị hạn chế thực hiện chức năng. Do vậy, bệnh nhân sẽ thường nhầm lẫn giữa màu xanh lá và màu xanh lam, đỏ và vàng.
- Loại này gây mất sắc tố màu xanh lam. Dẫn đến việc nhầm lẫn giữa các màu xanh với nhau và nhìn chúng chuyển sang màu hồng tim và nâu nhạt
Phương pháp chuẩn đoán và kiểm tra cho bệnh nhân mù màu
Để thực hiện tốt phương pháp điều trị bệnh của mình. Các bác sĩ phải đề ra một quá trình thăm khám với trình độ và chất lượng chuyên môn cao. Áp dụng tiên tiến khoa học kĩ thuật hiện đại vào quá trình chuẩn đoán bệnh. Có như vậy, kết quả hiển thị mới được chính xác và là tiền đề cho những liệu pháp chữa trị sau này.
Kiểm tra mù màu bằng phương pháp định tính
Với phương pháp này, người bệnh có thể được áp dụng với những phương pháp. Phương pháp có thể dễ dàng bắt gặp nhất là Ishihara. Đây là cách đơn giản nhất nhưng vẫn mang lại hiệu quả rõ rệt cho cả bệnh nhân lẫn bác sĩ chăm sóc. Bệnh nhân chỉ việc nhìn vào bảng và đọc ra những con số mà mình lây được. Dựa trên kết quả thu thập được, bác sĩ sẽ kết luận ra được hội chứng mà bạn mắc phải. Còn riêng đối với trẻ em còn nhỏ chưa hình dung ra được chữ. Bác sĩ sẽ sử dụng một bảng đặc biệt riêng để chuẩn đoán mù màu. Để sử dụng được phương pháp này, người bệnh cần phải đáp ứng một số những yếu cầu và lưu ý nhỏ như:
- Thị lực người bệnh đạt trên 6/60 hoặc là 1/10
- Ánh sáng đảm bảo tốt
- Thăm khám lần lượt từng mắt
- Bệnh nhần đứng cách bảng 75cm và vuông góc với trục thị giác
- Nhin bảng trong vòng từ 3 đến 5 giây
Dựa vào phương pháp này, bác sĩ có thể xác định được mức độ cũng như phân loại chính xác dạng mù màu mà bệnh nhân đang mắc phải. Đồng thời, những bài kiểm tra luôn được phân loại theo độ tuôi từ trẻ trên 5 tuổi đên người trưởng thành.
Điều trị với phương pháp định lượng
Để có thể xác định được chi tiết hoặc nhận biết chính xác khả năng màu của người bệnh. Các bậc y bác sĩ sử dụng phương pháp Farnsworth – Munsell 100 nhằm xác định được hiệu quả quá trình khởi phát. Bệnh nhân sẽ được trải qua bài kiểm tra bao gồm 4 khay, chứa nhiều các đĩa nhỏ phân ra thành nhiều màu sắc khác nhau. Để với kết quả chính xác, điều kiện tự nhiên cùng môi trường cần đáp ứng đủ nơi có ánh sáng và đạt được mức ổn định.
Với kỹ thuật tìm kiếm này, bác sĩ sẽ kiểm tra việc mắc bệnh hay không nhờ đánh số các đáy đĩa sắc màu. Nếu như màu sắc mà người bệnh nhận ra và phân biệt được càng giống với mẫu. Thì kết quả chuẩn đoán ra càng cho chính xác. Kỹ thuật Farnsworth – Munsell 100 này giúp hỗ trợ phát hiện tình trạng bệnh mù màu cùng với mức độ bệnh nghiêm trọng hay không.
Ngoài hai phương pháp điều trị phổ biến trên, bệnh mù màu còn được áp dụng kiểm tra trực tuyến thông qua những thiết bị thông minh. Tuy nhiên, liệu pháp này có thể dẫn đến một vài sai sót do chỉ thực hiện qua online. Vì lý do vậy, người bệnh nên đến những bệnh viện chuyên khoa mắt để được thăm khám và phát hiện sớm vấn đề về mắt.
Phương pháp điều trị bệnh mù màu
Bệnh mù màu do di truyền hoàn toàn không thể chữa trị được. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân mắc bệnh từ những lý do tác động từ bên ngoài như dùng thuốc hoặc do biến chứng gây ra. Có thể chữa trị được từ nhiều phương pháp. Nhưng thời gian điều trị và chi phí vô cùng tốn kém. Để hỗ trợ và khắc phục tình trạng bệnh này, hiện nay, người bệnh có thể nhìn và phân biệt được màu sắc nhờ kính lọc màu. Loại kính này chỉ là phương tiện hỗ trợ cho người bệnh trong cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày. Hoàn toàn không có khả năng chữa bệnh dứt điểm.
Tuy nhiên, với bất kỳ phương pháp điều trị nào cũng nên phải được sự đồng ý từ bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý sử dụng hay đeo lên mắt thường xuyên. Ngoài kính lọc màu, bệnh nhân có thể áp dụng kính áp tròng thay thế. Vừa hỗ trợ khắc phục lại có tính thẩm mỹ cao. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể bổ sung vào cơ thể một số loại dưỡng chất nhằm tăng cường đề kháng cho đôi mắt sáng khỏe. Ngũ cốc dinh dưỡng Beone là một loại thực phẩm chức năng đặc biệt. Giúp giảm những nguy cơ về ung thư, da, mắt và sức khỏe tổng quan của cơ thể.
Phòng ngừa mù màu từ những phương pháp đơn giản
Mặc dù bệnh không gây nên bất kỳ ảnh hưởng gì xấu đến sức khỏe và biến chứng cho cơ thể. Nhưng nó ảnh hưởng khá nhiều đến chế độ sinh hoạt và chât lượng sống của người bệnh. Do vậy, ngoài yếu tô di truyền được hình thành từ bố mẹ sang con cái. Thì bạn cũng cần phải phòng tránh những tác động ngoại lực từ bên ngoài có thể ảnh hưởng xấu đến thị giác.
Vì bệnh tác động tùy thuộc vào giới tính. Nên đa số bé trai sẽ có xu hướng mắc bệnh cao hơn. Do vậy, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám định kỳ với bảng thiết kế đặc biệt. Việc kiểm tra sớm, từ 3 đến 5 tuổi là thời điểm cần thiết nhất cho việc chăm sóc sức khỏe mắt. Đảm bảo các bé bước vào lớp 1 và tiếp nhận kiến thức tốt hơn. Đặc biệt, việc kiểm tra sớm sẽ là tiền đề cho các nghề nghiệp đặc thù như thiết kế, đồ họa, phi công. Ngoài ra, người bệnh cần:
- Chăm sóc sức khỏe cho cơ thể, lưu ý một vài những bệnh có biến chứng dẫn đến mù màu. Chẳng hạn như bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường.
- Kiểm tra sức khỏe mắt định kỳ và thường xuyên, đặc biệt chú ý bộ nhiễm sắc thể trước khi kết hôn. Phòng ngừa rủi ro xảy đến cho thế hệ sau này
- Trang bị đồ bảo hộ trong môi trường làm việc, nhất là những nơi có tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại. Tránh dẫn đến chấn thương giác mạc, mắt hoặc vùng đầu làm hại đến thị giác.
Thực phẩm bổ sung cho một đôi mắt khỏe đẹp
Một đôi mắt sáng khỏe được hình thành nên từ nhiều yếu tố khác nhau. Di truyền, điều kiện sống, chế độ ăn uống và tập luyện. Tất cả đều hỗ trợ và tạo nên một “cửa sổ tâm hồn”. Bệnh mù màu không thể chữa trị dứt điểm mà chỉ có thể được hỗ trợ khắc phục nhờ đeo kính đổi màu sắc. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể bổ sung chất dinh dưỡng cho đôi mắt sáng khỏe của mình. Một đôi mắt khỏe và tinh anh là điều mà ai cũng mong muốn.
Như vậy, mù một hay vài màu sắc chỉ là bất tiện nho nhỏ trong cuộc sống. Bạn có thể hài lòng và chấp nhận nó như một đặc điểm riêng khác biệt của mình. Dưới đây là một vài thực phẩm có thể là gợi ý cho bạn trong việc xây dựng hệ mắt sáng khỏe.
Cà rốt
Nhắc đến mắt sáng, không ai có thể không nói đến cà rốt. Ăn cà rốt, sáng mắt – đẹp da là câu nói quen thuộc của nhiều người. Sự thật mà nó đem lại cũng tốt không kém. Được mệnh danh là King of Vegetabes, cà rốt chứa hàm lượng vitamin A dồi dào, hỗ trợ tăng cường sức khỏe. Đặc biệt, tác dụng trong việc cải thiện thị thực mà cà rốt mang lại được đánh giá rất cao.
Trong quá trình chế biến sao cho hợp khẩu vị, nhiều người thường chọn cách hấp, xào hoặc làm những món ăn khác nhau từ cà rốt. Tuy nhiên, việc ăn cà rốt chín không mang lại được nhiều lợi ích như khi ăn sống. Bởi những dưỡng chất có trong rau củ này sẽ được giữ nguyên vẹn nếu như được hấp thụ trực tiếp. Ăn cà rốt sống còn giúp cả thiện vóc dáng, làn da hồng hào tươi trẻ.
Quả bơ
Hiện nay, trái bơ được phổ biến rộng rãi và có thể sử dụng quanh năm. Việc sở hữu một đôi mắt sáng khỏe nhờ quả bơ đã được chứng minh bởi các chuyên gia y tế. Theo đó, trong bơ có chứa chất lutein, là hoạt chất ngăn ngừa các bệnh về mắt. Bao gồm cả thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể hay thậm chí là mù lòa. Ngoài ra, chúng còn bao gồm cả một sô beta- carotene và vitamin C, B6 và E. Mang đến cho bạn một đôi mắt sáng khỏe ít bệnh tật.
Ngoài ra, bơ còn có nhiều công dụng hữu hiệu trong quá trình làm đẹp da cũng như lấy lại vóc dáng. Ăn bơ ngon và hấp thụ được hết dưỡng nhất là ăn sống, tức không dùng bơ để chế biến. Bơ chứa gần 20 loại vitamin và khoáng chất, giàu chất xơ cùng những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
Trái việt quất
Quả việt quất hỗ trợ rất tốt cho các mạch máu bên trong mắt. Hỗ trợ thông qua các chất oxy hóa chứa bên trong cùng với khả năng chống viêm và ổn định collagen. Những thành phần có trong trái việt quất giúp bảo vệ các hệ mạch máu, cải thiện tầm nhìn thị lực. Bênh cạnh đó, chất anthocyanins trong việt quất có thể làm hạ đường huyết. Giúp ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch và cung cấp oxy cần thiết, đầy đủ.