Các bệnh lý về gan luôn để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh. Là một cơ quan cần thiết trong cơ thể. Gan giữ vai trò quan trọng trong quá trình đào thải, tiêu hóa và hô hấp cho con người. Với một lá gan khỏe mạnh, bạn sẽ có được một cuộc sống vô lo nghĩ với sức khỏe của mình. Tuy nhiên, một khi lá gan ấy gặp vấn đề về y học. Các bộ phận khác trên cơ thể cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Hiện nay có rất nhiều căn bệnh phát sinh từ gan. Có thể kể đến như suy gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan hay ung thư gan. Tuy nhiên, suy gan vẫn đang là căn bệnh gây nhiều mối lo cho cả cán bộ y tế lẫn bệnh nhân.
Là một căn bệnh gây hại tới sức khỏe gan. Suy gan làm cho chức năng của gan bị suy giảm nghiêm trọng. Dẫn tới các tế bào gan bị hủy hoại và biến dạng rất khó để phục hồi. Tình trạng này sẽ để lại những dấu hiệu nguy kịch và đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Suy gan có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Bên cạnh đó cũng được chuẩn đoán và đưa ra nhiều liệu trình điều trị phù hợp khác nhau. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ mang lại cho bạn đọc thêm nhiều thông tin về bệnh suy gan. Từ đó có thể đưa ra cho mình được cách phòng tránh và chữa bệnh.
Contents
- 1 Bệnh suy gan là gì?
- 2 Những loại suy gan phổ biến
- 3 Nguyên nhân hình thành nên bệnh suy gan
- 4 Dấu hiệu nhận biết của bệnh suy gan
- 5 Một vài phương pháp chuẩn đoán bệnh suy gan
- 6 Những biến chứng nguy hiểm mà bệnh suy gan mang lại
- 7 Phương pháp điều trị suy gan phổ biến
- 8 Nên làm gì khi chức năng gan suy giảm?
- 9 Phương pháp phòng ngừa suy gan đơn giản và hiệu quả tại nhà
Bệnh suy gan là gì?
Suy gan xảy ra trong cơ thể người bệnh dẫn đến gan không thể thực hiện được chức năng của mình như bình thường. Hiện tượng này làm phần lớn bộ phận gan bị tổn thương và không còn chức năng hoạt động. Đến giai đoạn cuối của bệnh suy gan, các phần gan sẽ bị hủy hoại và không thể phục hồi lại.
Gan đảm nhiệm rất nhiều chức năng quan trọng cho cơ thể. Gan giúp loại bỏ các chất độc hại, chống nhiễm trùng, viêm nhiễm. Gan còn có nhiệm vụ sản xuất ra protein để làm đông máu. Và tạo ra tuyến mật cho hệ tiêu hóa trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Khi gan bị nhiễm virut hoặc những hóa chất gây ngộ độc gan. Dẫn đến những tổn thương của gan sẽ gây nên suy gan và lâu dần khiến gan.
Bệnh suy gan sẽ tiến triển qua 4 giai đoạn. Cụ thể:
- Giai đoạn 1 (Viêm gan). Là giai đoạn đầu của bệnh. Lúc này chưa xuất hiện các biểu hiện và triệu chứng bệnh. Người bệnh vẫn đang bình thường, chưa cảm thấy khó chịu hay đau đớn gì.
- Giai đoạn 2 (Gan xơ hóa). Sau quá trình viêm nhiễm, gan đã bị cản trở quá trình lưu thông máu. Nếu không được điều trị sẽ để lại sẹo và mô sẹo. Tuy nhiên, nếu được điều trị và chăm sóc thì vẫn có khả năng được chữa lành.
- Giai đoạn 3 (Xơ gan). Những triệu chứng bất thường bắt đầu xuất hiện rõ rệt.
- Giai đoạn 4 (Suy gan giai đoạn cuối). Phương pháp chữa bệnh cho giai đoạn này là ghép gan.
Những loại suy gan phổ biến
Gan là một bộ phận trong cơ thể, nằm ở vị trí bên phải ổ bụng và ngay dưới cơ hoành. Bởi vì gan có vị trí chủ chốt và tiếp xúc với nhiều bộ phận khác nhau trong tuyến bụng. Như tiếp giáp với dạ dày, thận phía bên phải, bên dưới giáp ruột non. Và mặt dưới của gan là tuyến mật. Do với vị trí đặc biệt như vậy nên khi chức năng của gan bị suy giảm sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan tiếp xúc gần gan. Và cả những cơ quan khác của cơ thể.
Với nhiều chức năng cung cấp cho cơ thể:
- Chức năng chuyển hóa
- Chức năng tổng hợp
- Chức năng thải độc
- Chức năng tạo mật
- Chức năng dự trữ
Theo nghiên cứu của Y tế, số bệnh nhân nhiễm suy gan năm 2022 tăng gấp 1,03 lần so với những năm trước đó. Bệnh suy gan được chia thành 2 nhóm chính. Bao gồm suy gan cấp tính và suy gan mạn tính
Suy gan cấp tính
Là một tình trạng gan bị rối loạn chức năng một cách nghiêm trọng. Suy gan cấp tính xảy đến với người bệnh bất ngờ và không cần phải có tiền sử bệnh gan trước đó. Bệnh nhân mắc suy gan cấp tính sẽ bị tổn thương một cách nhanh chóng. Tuy nhiên thời gian mắc bệnh lại chỉ trong vòng từ 1 đến 2 tuần mà không kéo dài hơn. Bệnh xảy đến đột ngột và không cho thấy bất kỳ triệu chứng nào.
Nguyên nhân dẫn đến suy gan cấp tính là do sử dụng thuốc quá liều lượng. Đặc biệt là đối với thuốc giảm đau hạ sốt thường thấy ở các quầy thuốc tây. Ví dụ thường gặp nhất là thuốc Acetaminophen. Ngoài ra, còn một vài yếu tố tác động khác như:
- Gen di truyền
- Nhiễm chất độc, chất phóng xạ
- Nhiễm virut viêm gan A, E, B hoặc virut viêm gan C
- Mắc hội chứng bệnh tự miễn dịch
Suy gan mạn tính
Suy gan mạn tính là kết quả của suy gan giai đoạn 1 và giai đoạn 2. Giai đoạn 3 chính là giai đoạn của suy gan mạn tính. Lúc này, tình trạng viêm nhiễm ở gan kéo dài đã gây nên mô sẹo và mô xơ hóa. Thời gian phát bệnh ở giai đoạn này chậm hơn so với giai đoạn suy gan cấp tính. Chính vì vậy, triệu chứng bệnh cũng xuất hiện chậm hoặc rất khó để phát hiện.
Thường thường sẽ mất đến vài tháng hoặc cả năm mới có thể phát hiện bệnh rõ rệt. Nguyên nhân chính hình thành nên tình trạng này là do viêm nhiễm gan gây nên nên. Cũng có thể xem đây là triệu chứng của viêm gan B, C. Bên cạnh đó, những người nghiện rượu và lạm dụng rượu bia hoặc bệnh nhân mắc hội chứng NAFLD. Khi đó gan sẽ bị mất đi phạm vi chức năng điển hình vốn có.
Bạn có thể sử dụng thêm Viên tỏi đen hồng sâm Phúc Nguyên để cải thiện chức năng gan, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Nguyên nhân hình thành nên bệnh suy gan
Bệnh suy gan hình thành nên từ nhiều nguyên nhân. Là căn bệnh được xem là triệu chứng để lại của các vấn đề về viêm gan trước đó. Suy gan rất nguy hiểm và có khả năng ảnh hưởng đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời.
Suy gan nếu không được phát hiện sớm cũng sẽ để lại nhiều biến chứng không mong muốn. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kĩ những nguyên nhân gây ra bệnh. Để từ đó có biện pháp phòng ngừa thích hợp cho sức khỏe của chính bản thân. Mỗi dạng suy gan sẽ có một nguyên nhân dẫn đến bệnh khác nhau.
Nguyên nhân dẫn đến suy gan cấp tính
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến suy gan cấp tính. Có thể được liệt kê ra như sau:
- Sử dụng thuốc Acetaminophen quá liều lượng dẫn tới những tổn thương gây ra cho gan
- Các loại virut làm tổn thương gan hoặc xơ gan. Như virut viêm gan A, B, E, virut Cytomegalovirus, virut Epstein – Barr
- Dị ứng hoặc có phản ứng phụ đối với thuốc kê đơn và thảo dược. Một số thành phần có thể làm gián đoạn hệ thống dẫn mật và tế bào gan
- Ăn thức ăn nhiễm độc. Nó sẽ tác động rất nhanh đến gan, có khi chỉ có vài ngày đã phát bệnh.
- Viêm gan tự miễn dịch
- Gan nhiễm mỡ
- Mắc hội chứng Budd Chiari
Nguyên nhân dẫn đến suy gan mạn tính
Bệnh nhân mắc suy gan mạn tính có tính nghiêm trọng hơn rất nhiều so với suy gan cấp tính. Bệnh tiến triển một cách chậm chạp nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh. Một vài nguyên nhân dẫn đến suy gan mạn tính có thể kể đến:
- Biến chứng của viêm gan B và D. Lúc này gan bị sưng lên và không còn hoạt động theo chức năng bình thường nữa.
- Viêm gan C, xơ gan
- Uống rượu bia, sử dụng chất kích thích trong thời gian dài
- Rối loạn cơ thể khiến hấp thụ quá nhiều sắt, gây xơ gan
Dấu hiệu nhận biết của bệnh suy gan
Bệnh suy gan phát triển chậm nhưng lại diễn biến theo một khoảng thời gian dài. Thậm chí có thể kéo dài tới nhiều năm liền. Bên cạnh đó, triệu chứng của bệnh cũng phổ thông và tương tự như nhiều bệnh lý khác. Vì vậy người bệnh rất khó khăn trong việc chuẩn đoán ra bệnh ở giai đoạn đầu phát bệnh. Về lâu dài, khi các cơ quan và tế bào gan suy yếu dần đi. Lúc đó mới phát hiện thì rất khó để chữa trị dứt điểm.
Một vài dấu hiệu nhận biết bệnh có thể được cụ thể như sau:
- Mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon
- Buồn nôn và nôn
- Gặp vấn đề về đường tiêu hóa
- Tiêu chảy
- Nôn ra máu
- Đi ngoài ra máu
- Vàng da, vàng mắt. Đây là dấu hiệu thường thấy nhất ở các bệnh lý về gan. Nguyên nhân là do sự tích tụ bilirubin trong máu.
- Tích tụ chất lỏng ở tứ chi và bụng.
- Hơi thở có mùi amoniac hoặc mùi ngọt
Những dấu hiệu này là dấu hiệu đặc trưng của các bệnh lý về gan. Do vậy, người bệnh rất khó để phát hiện ra liệu mình có đang mắc suy gan hay không. Vì lý do đó, bạn cần phải chú ý tới tình trạng sức khỏe của mình. Với bất kỳ dấu hiệu khác thường nào của cơ thể đều cần phải được để ý kỹ càng. Khi đó, bạn cần đến các trung tâm y tế hoặc gặp bác sĩ với chuyên môn cao để được chuẩn đoán kịp thời. Những liệu pháp ngay từ ban đầu sẽ tác động rất lớn đến quá trình tiến triển của bệnh sau này.
Một vài phương pháp chuẩn đoán bệnh suy gan
Như một số dấu hiệu bệnh suy gan đã nêu trên. Nếu bạn thấy mình xuất hiện những triệu chứng đó hoặc do uống nhiều rượu bia. Rất có nguy cơ bạn đang mắc phải chứng bệnh suy gan. Để chuẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất, bạn cần đi gặp ngay bác sĩ để được xét nghiệm. Hiện nay có rất nhiều phương pháp chuẩn đoán theo y học hiện đại. Một số phương pháp điển hình như sau:
- Xét nghiệm chức năng gan. Nhằm xác định một cách chuẩn xác nhất về tình trạng chức năng của gan. Bằng cách đo nồng độ các chất có trong máu như Albumin, enzyme và prothrombin.
- Các phương pháp xét nghiệm máu. Các bác sĩ sẽ xét nghiệm những yếu tố có khả năng gây tổn thương đến gan. Phương pháp xét nghiệm được thực hiện trên công thức máu toàn bộ. Hoặc có thể xét nghiệm viêm gan do virut B, C và các tình trạng do di truyền.
- Siêu âm gan. Bác sĩ có thể sử dụng hình ảnh siêu âm để xét nghiệm. Hoặc chụp cắt lớp vi tính ổ bụng CT hay chụp cộng hưởng MRI. Xác định được nguyên nhân cần có phương pháp điều trị sao cho phù hợp.
- Sinh thiết gan. Ở những trường hợp quá cần thiết, bác sĩ sẽ dùng phương pháp này để chuẩn đoán. Phương pháp này được thực hiện bằng cách lấy mẫu mô từ gan để xem xét nó có là mô sẹo hay không.
Những biến chứng nguy hiểm mà bệnh suy gan mang lại
Là một bệnh lý nguy hiểm và có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng. Suy gan sẽ dẫn đến nhiều biến chứng để lại cho sức khỏe con người. Khi đó, không chỉ là suy gan mà còn là nhiều căn bệnh liên quan đến các bộ phận quan trọng khác trong cơ thể. Một vài biến chứng nghiêm trọng tới bệnh lý suy gan như sau:
- Bệnh phù não. Là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất mà bệnh suy gan để lại chính là phù não. Những chất lỏng không chỉ tích tụ trong bụng mà con có thể xảy ra ở não. Vì vậy sẽ gây nên chứng phù não và huyết áp cao
- Những vấn đề liên quan đến đường máu. Bởi vì là cơ quan quan trọng nhất đối với quá trình đông máu của cơ thể. Do vậy, gan rất dễ bị tổn thương và xảy ra chảy máu không thể kiểm soát.
- Nhiễm trùng nội tạng. Gan nằm ở trung tâm khoang bụng và tiếp xúc với nhiều cơ quan khác nhau. Khi đó, đến giai đoạn suy gan thời kỳ cuối rất dễ xảy ra tình trạng nhiễm trùng. Nhất là nhiễm trùng viêm phổi và nhiễm trùng tiểu.
- Suy thận. Thận cũng bị ảnh hưởng rất nhiều khi hoạt động của gan yếu dần đi.
Với bất kỳ một biến chứng nào mà suy gan để lại cũng ảnh hưởng rất lớn đến với sức khỏe người bệnh. Tuy thời gian phát triển của suy gan không phải là ngắn. Có thể phát bệnh trong cả năm trời. Nhưng không được chủ quan ở bất kỳ thời điểm nào trong thời gian điều trị. Để tránh những hậu quả không mong muốn xảy ra.
Phương pháp điều trị suy gan phổ biến
Điều trị suy gan được sử dụng rất nhiều phương pháp khác nhau. Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại thì quá trình điều trị bệnh lý suy gan không còn quá khó khăn. Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, hơn 30% bệnh nhân được điều trị suy gan dứt điểm nhờ phương pháp y học hợp lý. Vì mỗi một liệu trình điều trị sẽ mang lại một hiệu quả riêng.
Một vài số liệu đã chỉ ra rằng, khi kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp điều trị bệnh sẽ giúp đẩy nhanh quá trình chữa trị. Tuy nhiên không phải bất kỳ phương pháp nào cũng kết hợp được với nhau. Nhất là trong quá trình dùng thuốc. Vì vậy, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng quy trình và nghe theo lời khuyên của bác sĩ. Để bệnh tiến triển nhanh và nhanh chóng phục hồi.
Dùng thuốc
Các bệnh lý về gan hiện nay đang rất phổ biến và đa dạng. Do vậy, những liều thuốc và thực phẩm chức năng cũng đã được phát triển thêm nhằm điều trị bệnh hợp lý. Có nhiều lý do dẫn đến bệnh suy gan. Ngoài một số nguyên nhân khách quan như yếu tố di truyền, di chứng viêm nhiễm hay do sử dụng quá nhiều rượu bia, chất kích thích.
Suy gan do sử dụng thuốc tây quá nhiều hoặc ngộ độc thuốc acetaminophen cũng cần để ý trong quá trình dùng thuốc. Thuốc để điều trị chủ yếu là acetylcystein. Là một loại thuốc có hiệu quả trong việc chữa bệnh suy gan do nhiều nguyên nhân gây nên. Bên cạnh đó, nấm và những viêm nhiễm, chất độc hại có thể được loại bỏ. Tránh làm tổn thương nghiêm trọng đến gan.
Phẫu thuật
Phẫu thuật gan thường được áp dụng để tránh làm những khối u hay mô sẹo ở một bộ phận của gan không lây lan sang các phần khác. Phẫu thuật này sẽ cắt bỏ đi một phần gan hư hỏng. Quy trình phẫu thuật sẽ được thực hiện trong một thời gian khá dài. Thường sẽ mất từ 3 đến 6 tiếng hoặc thậm chí là lâu hơn. Phẫu thuật gan phải thực hiện phương pháp mở bụng. Nhưng cũng có một vài trường hợp gan được phẫu thuật nhờ phương pháp nội soi.
Phương pháp phẫu thuật này không được áp dụng cho tất cả đối tượng. Nó chỉ được dành riêng cho một vài bệnh nhân có kích thước gan phù hợp. Hoặc khối lượng u bướu, mô sẹo đủ lớn để cắt bỏ. Phẫu thuật gan sẽ rút ngắn thời gian điều trị và ít dẫn đến đau đớn hậu phẫu thuật.
Ghép gan
Ghép gan được thực hiện trong giai đoạn cuối cùng của bệnh suy gan. Đây là giai đoạn gan bị tổn thương đến mức nghiêm trọng và không còn khả năng hoạt động nữa. Gan khổng thể tiếp tục duy trì được sự sống. Do đó, gan cần được thay thế bằng một lá gan khỏe mạnh do người hiến tặng.
Sau khoảng 6 tháng kể từ khi cấy ghép gan, người bệnh có thể trở lại sinh hoạt một cách bình thường. Tuy nhiên, các liệu pháp chăm sóc và theo dõi bệnh tình cũng phải được áp dụng về sau này. Để đảm bảo cơ quan hoạt động phù hợp với các cơ quan khác, bệnh nhân cần áp dụng phương pháp y tế suốt đời để đảm bảo hiệu quả.
Ngoài ra, bệnh nhân nên áp dụng các bước chăm sóc hỗ trợ như:
- Lọc máu trong quá trình suy gan cấp
- Sàng lọc nhiễm trùng
- Giảm áp lực gây ra do chất lỏng dư thừa ở khoang bụng và não
- Ngừa chảy máu trong
Nên làm gì khi chức năng gan suy giảm?
Cần phải phòng ngừa hiệu quả trước khi xảy đến bệnh. Đúng là mọi phương pháp phòng ngừa đều cần thiết và sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với thời kỳ chữa bệnh. Tuy nhiên, rất ít trường hợp bệnh nhân phòng ngừa bệnh theo đúng khoa học và xảy đến bệnh không hề hay biết. Việc xảy ra bệnh tình là một điều không mong muốn đối với bất kỳ ai. Do đó, không bao giờ là quá muộn trong việc điều trị và xây dựng một cơ thể khỏe mạnh.
Khi bệnh nhân mắc bệnh suy gan, cần phải chú ý đặc biệt đến với vấn đề chăm sóc và điều trị bệnh. Khi đó, gan sẽ nhanh chóng được phục hồi và có thể thực hiện tốt chức năng vốn có của nó. Khi phát hiện mình mắc chứng suy gan, bệnh nhân cần thường xuyên thăm khám để theo dõi sự tiến triển của bệnh. Nếu cần thiết phải được điều trị theo phác đồ từ trước mà bác sĩ đã chỉ ra. Bệnh nhân nên tuân thủ và tuyệt đối không tự ý mua thuốc.
Ngoài ra, thói quen sinh hoạt và lối sống cũng phải được cải thiện sao cho phù hợp với bệnh lý. Liệu trình luyện tập thể thao và chế độ ăn uống cũng sẽ hỗ trợ hiệu quả cho điều trị bệnh. Một vài phương pháp được kể đến như:
- Ăn uống khoa học, bổ sung thêm các loại thực phẩm tốt cho gan và làm mát gan
- Hạn chế tuyệt đối sử dụng rượu bia, thuốc lá và chất kích thích
- Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng
Phương pháp phòng ngừa suy gan đơn giản và hiệu quả tại nhà
Để tránh mắc bệnh nếu như xuất hiện một vài triệu chứng tiến triển bệnh. Bạn cần tập cho mình một vài thói quen tốt để phòng ngừa khả năng mắc bệnh. Một số phương pháp bạn có thể áp dụng như:
- Theo dõi và điều trị bệnh dứt điểm khi mắc virut viêm gan B, C và D
- Hạn chế nguy cơ suy gan triệt để. Như quan hệ tình dục an toàn, không dùng chung vật dụng cá nhân với bất kì ai.
- Đến ngay cơ sở y tế nếu thấy có triệu chứng bất thường của bệnh
- Sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung sức khỏe gan
- Xây dựng chế độ ăn có lợi cho gan như yến mạch, tỏi, trà xanh, bưởi, …
- Hạn chế rượu bia
- Tập thể dục đều đặn với cường độ luyện tập phù hợp