Các phương pháp chăm sóc bệnh nhân ung thư

Chăm sóc người bệnh là một điều hết sức khó khăn. Đối với bệnh nhân ung thư còn khó khăn gấp bội. Ung thư không chỉ gây nên nỗi đau, mất mát đối với người bệnh. Mà những người thân chăm sóc cũng gặp nhiều ảnh hưởng.

Việc chăm sóc bệnh nhân ung thư có quy trình và đúng cách. Sẽ là một phần giúp các y bác sĩ dễ dàng hơn trong việc chữa trị. Đặc biệt là đối với các bệnh nhân ung thư đang trong giai đoạn cuối.

Chăm sóc bệnh nhân ung thư

Chăm sóc bệnh nhân ung thư

Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối có những dấu hiệu như thế nào?

Việc điều trị và chăm sóc bệnh nhân ung thư không chỉ là khó khăn đối với các y bác sĩ. Mà đối với người nhà bệnh nhân cũng gặp nhiều nỗi lo. Chính vì vậy, việc phát hiện và điều trị bệnh sớm, nhất là trong giai đoạn đầu của bệnh là điều vô cùng quan trọng. Một khi căn bệnh đã bước vào giai đoạn cuối, việc chữa trị sẽ rất khó để thực hiện.

Một vài dấu hiệu có thể nhận biết đây là bệnh nhân đang trong giai đoạn cuối cùng của bệnh ung thư như:

Sưng phù bạch huyết ở chân

Bạch huyết cùng với máu là nơi để phân chia và di chuyển máu đến các tế bào của cơ thể. Một khi nơi này bị chặn lại thì dòng máu sẽ không thể lưu chuyển tốt ở bên trong. Việc sung phù này dễ dàng xảy xa hơn đối với các bệnh nhân đang mắc béo phì và thừa cân. Vì vậy, nếu thấy xuất hiện tình trạng bàn chân phù nề thì nên lập tức đi đến các trung tâm khám chữa bệnh kịp thời.

Sưng phù bạch huyết ở chân

Sưng phù bạch huyết ở chân

Bên cạnh đó, một số trường hợp bị đau bất thường ở một vài bộ phận trên cơ thể. Điều này chính là những dấu hiệu mà cơ thể đang thể hiện ra bên ngoài. Nếu các bộ phận đó không chịu bất cứ tổn thương nào mà vẫn cảm thấy đau nhức. Lúc này bạn nên sớm đi kiểm tra xem có phải các tế bào ung thư đang hoạt động trong cơ thể mình hay không.

Mệt mỏi

Nếu như ở những thời gian đầu, người bệnh vẫn khỏe mạnh và cân bằng cuộc sống. Thì vào giai đoạn này, đa phần các bệnh nhân sẽ có cảm giác chán nản, mất sức sống, mệt mỏi và không còn niềm tin vào cuộc sống nữa.

Chính vào thời điểm này, toàn bộ khả năng lao động của bệnh nhân sẽ mất đi. Thêm vào đó, việc phụ thuộc vào người nhà khiến cho bệnh nhân có cảm giác mình trở nên vô dụng và kém cỏi. Gây ra nhiều nỗi lo âu và tự trách chính bản thân mình.

Vàng da

Đây là một trong những dấu hiệu của bệnh nhân khi đang giai đoạn cuối của bệnh ung thư gan. Trong quá trình phát triển, các tế bào ung thư càng ngày càng to ra và gây chèn ép gan. Làm tắc nghẽn đường ống giữa hai bộ phận là gan và ống mật. Từ đó hình thành nên triệu chứng vàng da và vàng mắt ở người bệnh.

Ung thư gan giai đoạn cuối xuất hiện khoảng 85% bệnh nhân có triệu chứng vàng da. Điều này là do quá trình chuyển hóa giữa các chất và nồng độ billirubin tăng cao gây nên.

Mất ý thức

Ở giai đoạn này người bệnh thường có cảm giác sợ hãi, không dám đối diện với sự thật rằng mình đang mắc bệnh. Một vài bệnh nhân với tâm lý không vững sẽ xuất hiện nhiều bất ổn về tâm lý. Như mất ý thức về kiểm soát hành vi, la hét, hành hung người khác.

Với những trường hợp bệnh nhân sợ hãi, lo âu quá mức cần được đưa đi điều trị tâm lý và khám tâm thần đúng lúc. Một số người còn có nỗi sợ bị bỏ rơi. Bởi họ nghĩ rằng bệnh nhân ở giai đoạn cuối thì sẽ ít được sự quan tâm từ cán bộ y tế. Vì vậy, thái độ niềm nở và quan tâm ân cần của đội ngũ y bác sĩ cũng là một trong những liều thuốc quan trọng đối với bệnh nhân ung thư.

Bệnh nhân ung thư và những khó khăn khi phải chăm sóc người bệnh

Chăm sóc bệnh nhân nói chung và bệnh nhân ung thư nói riêng. Đều có những khó khăn của riêng nó. Đối với chuyên viên y tế, đây cũng chính là những khó khăn khi phải xoa dịu đi nỗi đau thể chất của bệnh nhân. Chứng kiến nỗi đau phát triển dần theo năm tháng. Chắc hẳn các bác sĩ luôn luôn cảm thấy đau lòng. Do đó, việc làm thế nào để ngăn chặn sự lây lan của tế bào ung thư luôn là câu hỏi hóc búa đối với các bác sĩ.

Khó khăn khi chăm sóc người bệnh

Khó khăn khi chăm sóc người bệnh

Việc ngăn ngừa sự di căn của ung thư đối với các y bác sĩ không hề dễ dàng. Bởi tùy vào thể trạng của bệnh nhân cũng như phương pháp chữa trị. Mà khả năng đẩy lùi hay hồi phục sẽ khác nhau.

Bên cạnh đó, người thân của bệnh nhân khi chăm sóc cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc động viên tinh thần hay theo dõi liệu pháp. Bởi ai cũng biết bệnh nhân ung thư sẽ luôn có tâm thế bi quan, suy nghĩ tiêu cực. Việc động viên tinh thân và tạo dựng tiếng cười cho sẽ là điều quan trọng nhất.

Hơn nữa, để điều trị cho bệnh nhân theo phương pháp hóa trị, xạ trị hay dùng thuốc đều cần phải có kiến thức nhất định. Vì vậy, người chăm sóc bệnh nhân cũng sẽ phải cố gắng rất nhiều trong việc tìm hiểu và phân tích xem liệu pháp nào là tối ưu nhất.

Chăm sóc cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối bằng liệu pháp chăm sóc giảm nhẹ

Chăm sóc giảm nhẹ được hiểu đơn giản là điều trị dựa trên tinh thần tiếp cận với tâm lý của người bệnh trong giai đoạn tiến triển hay ở giai đoạn cuối. Mục đích của liệu pháp này là nhằm giảm nỗi đau về thể xác cho bệnh nhân cũng như các triệu chứng khác. Bên cạnh đó cũng làm giảm nỗi đau tinh thần cho gia đình và người thân.

Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư

Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư

Trong giai đoạn cuối của bệnh ung thư, phương pháp điều trị này. Có thể áp dụng cho bệnh nhân mang những nỗi đau thể xác như:

  • Mệt mỏi, mất sức
  • Khó thở
  • Buồn nôn
  • Chán ăn, mất cảm giác thèm ăn
  • Các vấn đề về giấc ngủ như: khó ngủ, ngủ li bì, khó thức dậy khi ngủ

Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư được thực hiện bất cứ khi nào đánh giá được bệnh nhân có vấn đề. Có thể là do liệu pháp điều trị không còn hiệu quả hay phù hợp nữa. Hay nhằm kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Mặc dù để duy trì sự sống có thể có nhiều phương pháp phổ biến như sử dụng máy thở oxi cho người bệnh. Tuy nhiên, nó sẽ gây ra nhiều cảm giác đau đớn, thương xót. Vì vậy, vào giai đoạn gấp rút này, bệnh nhân thường được khuyên nên sử dụng phương pháp chăm sóc giảm nhẹ. Phương pháp này làm tăng tinh thần cho cả bệnh nhân lẫn gia đình. Hơn nữa, việc tạo nên một thời gian vui vẻ và thoải mái sẽ giúp cho bệnh nhân cải thiện được sức khỏe nhiều hơn.

Chăm sóc bệnh nhân ung thư để giảm các triệu chứng bệnh

Các triệu chứng bệnh của bệnh nhân ung thư có thể được giảm nhẹ nếu được chăm sóc đúng phương pháp. Việc chăm sóc bệnh nhân không chỉ là trách nhiệm của riêng các y bác sĩ. Mà người thân gia đình cũng có thể đóng góp nhằm cải thiện sức khỏe cho người nhà.

Ngoài việc chăm sóc theo phương pháp và liệu trình điều trị của bệnh viện. Người thân có thể bổ sung một vài phương pháp vào quy trình chăm sóc. Có thể kể đến như: trò chuyện trao đổi với bệnh nhân, theo dõi sức khỏe và đơn thuốc hàng ngày. Thêm vào đó, bệnh nhân có thể sử dụng Somaderm như một thực phẩm hỗ trợ sức khỏe.

Tích cực trò chuyện với bệnh nhân ung thư

Tâm lý chung của đa phần bệnh nhân ung thư sẽ là lo lắng, sợ hãi hay thậm chí là muốn buông bỏ. Mặc dù bệnh viện đều sẽ có khoa điều trị tâm lý và ổn định tinh thần cho bệnh nhân. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp không đạt được kết quả như mong đợi.

Tích cực trò chuyện với bệnh nhân

Tích cực trò chuyện với bệnh nhân

Lúc này người thân sẽ là máu chốt quan trọng trong việc nâng cao tinh thần. Đơn giản nhất chính là trò chuyện với bệnh nhân. Không cần phải cố gắng đưa ra những lời khuyên hay chỉ bảo. Tốt nhất bạn chỉ nên hỏi han và lắng nghe. Bởi không nằm trong hoàn cảnh của người bệnh thì sẽ rất khó để đưa ra lời khuyên đúng đắn.

Thêm vào đó, hãy luôn mỉm cười, tạo nên sự lạc quan để lan tỏa tới người bệnh. Lúc này bạn chính là niềm tin duy nhất của bệnh nhân nên việc cười nói và vui vẻ sẽ tốt hơn rất nhiều.

Lưu trữ hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án là những tài liệu y học của mỗi bệnh nhân. Nó ghi lại toàn bộ tình hình sức khỏe của bệnh nhân trong quá trình chữa bệnh. Mỗi một giai đoạn sẽ có những tiến triển về sức khỏe riêng. Vì vậy việc lưu trữ và theo dõi hồ sơ bệnh án rất quan trọng trong quá trình chăm sóc bệnh nhân.

Người nhà có thể theo dõi theo từng tiến trình của bệnh viện được ghi rõ trong hồ sơ bệnh án. Nhờ đó, có thể cùng với bác sĩ chuẩn đoán những diễn biến tiếp theo của căn bệnh. Hay bổ sung thêm các phương pháp tự chăm sóc tại nhà.

Theo dõi đơn thuốc hàng ngày của bệnh nhân

Thuốc là thứ không thể thiếu trong các gia đình. Nhất là đối với gia đình có bệnh nhân ung thư. Các bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc điều trị theo đơn kê của bác sĩ. Vì vậy, hãy theo dõi đơn thuốc hàng ngày để việc điều trị được theo phương pháp nhất định.

Theo dõi đơn thuốc hàng ngày

Theo dõi đơn thuốc hàng ngày

Đối với bệnh nhân sử dụng phương pháp hóa trị hay xạ trị. Đơn thuốc sẽ phức tạp và cần chú trọng hơn rất nhiều. Chỉ cần sai hay thiếu một trong rất nhiều viên thuốc được kê. Cả quá trình điều trị sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí phải ngừng lại.

Vì vậy, theo dõi đơn thuốc không chỉ là việc nên làm mà còn là trách nhiệm của người nhà trong việc điều trị cho bệnh nhân ung thư.

Cùng bệnh nhân ung thư tham gia các hoạt động công ích

Nhằm loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực rằng mình vô dụng của bệnh nhân ung thư. Bên cạnh việc điều trị bằng các phương pháp nhất định. Người bệnh cũng nên tham gia vào các dự án và hoạt động vì cộng đồng.

Tham gia hoạt động vì cộng đồng không chỉ mang lại giá trị cho xã hội. Nhờ đó, người bệnh còn cảm thấy thoải mái và thấy mình có ích hơn cho cuộc đời này. Cuộc sống của bệnh nhân chỉ xoay quanh giường bệnh và thuốc thang. Vì vậy, nếu điều kiện cho phép hãy cùng bệnh nhân ung thư tham gia vào các hoạt động bên ngoài xã hội.

Một vài hoạt động có thể phù hợp với bệnh nhân như:

  • Tham gia khóa học, hội thảo về dinh dưỡng
  • Thành viên của các câu lạc bộ mà bệnh nhân yêu thích như: đàn, hát, múa, …
  • Tham gia thể dục thể thao
Cùng bệnh nhân tham gia các hoạt động công ích

Cùng bệnh nhân tham gia các hoạt động công ích

Tuy nhiên, bệnh nhân và người nhà cũng nên tìm hiểu kĩ các hoạt động trước khi tham gia vào. Cần tìm hiểu xem hoạt động đó có phù hợp với thể trạng hiện tại của bệnh nhân hay không. Hơn nữa, hiện nay có nhiều tổ chức, hội nhóm lợi dụng lòng tin của người khác để tuyên truyền thông tin sai lệch. Bạn nên cân nhắc và xem xét các ưu nhược điểm trước khi tham gia bất kì nhóm hỗ trợ nào.

Một trong những hoạt động vừa an toàn vừa hiệu quả có thể kể đến đó là viết nhật ký. Người bệnh có thể viết ra những nỗi đau, sự hy vọng vào trong trang giấy. Một ví dụ điển hình đó là cuốn nhật ký của Lê Thanh Thúy, một bệnh nhân ung thư xương.

Quản lý tài chính và các khoản chi tiêu

Quá trình điều trị và chăm sóc bệnh nhân ung thư sẽ tốn kém rất nhiều chi phí. Do đó, trong quá trình chăm sóc cần quản lý và tiết kiệm tối đa các khoản chi tiêu để có thể tập trung hầu hết tiền của vào điều trị.

Một trong những phương pháp nhằm quản lý hiệu quả hiện nay đó là đầu tư vào bảo hiểm. Bảo hiểm là một hình thức chi trả cho những rủi ro cho người tham gia bảo hiểm. Nó như một chiếc phao cứu sinh và giảm gánh nặng tài chính cho gia đình bệnh nhân ung thư.

Quản ly tài chính hợp lý

Quản ly tài chính hợp lý

Chi phi điều trị và chăm sóc bệnh nhân ung thư tốn kém hơn rất nhiều lần so với các bệnh khác. Bên cạnh việc hóa trị, xạ trị, chi phí thuốc thang hay kỹ thuật. Thì những biến chứng phát sinh và di căn lại là khoản chi phí vô cùng đắt đỏ. Tính trong năm 2020, chi phí cho điều trị cho trung bình loại bệnh ung thư phổ biến tốn khoảng 1 tỷ đô la Mỹ.

Vì vậy hãy lên một kế hoạch cho việc phân bổ khoản chi tiêu sao cho hợp lý để tránh gặp phải các trường hợp xấu nhất. Khi quá khó khăn, bạn có thể tìm tới các trung tâm hỗ trợ vay vốn hay ngân hàng để được hỗ trợ về mặt tài chính.

Chăm sóc chính bản thân để có thể chăm sóc người bệnh

Chăm sóc người bệnh là một công việc không hề dễ dàng. Có một số trường hợp do quá căng thẳng, áp lực mà sa sút tinh thần dẫn đến suy giảm sức khỏe. Đối diện với người bệnh hàng ngày, bạn sẽ phải luôn trong trạng thái vui vẻ, lạc quan để không làm lung lay ý chí bệnh nhân. Tuy nhiên đằng sau sự cố gắng ấy là cả một sự mệt mỏi và chán nản.

Khi tất cả mọi người đều chú ý tập trung đến chăm sóc người bệnh. Và xem việc chăm sóc của bạn là điều tất nhiên. Khi đó, hãy nghỉ ngơi, đơn giản là đi dạo hoặc thay đổi không khí. Hãy cố gắng có thời gian riêng cho mình mỗi ngày ngoài việc nhà và người thân. Chỉ khi đó, bạn mới giữ được sức khỏe và cải thiện tinh thần của mình.

Đi bộ, hít thở không khí để tự chăm sóc bản thân

Đi bộ, hít thở không khí để tự chăm sóc bản thân

Nếu cảm thấy công việc đó quá áp lực hay mệt mỏi. Hãy nhận sự giúp đỡ của người thân. Đôi khi người thân và bạn bè muốn giúp nhưng không biết bạn cần gì. Hãy lập ra một vài danh sách hoặc đánh dấu việc cần làm. Liệt kê ra những gì bạn cần giúp để mọi người có thể sẻ chia bớt gáng nặng cho bạn.

Hơn nữa, mặc dù bạn luôn muốn cố gắng làm những điều tốt nhất cho bệnh nhân. Tuy nhiên sẽ có lúc bạn cảm thấy mình đáng ra có thể làm tốt hơn, đưa ra lời khuyên sớm hơn. Ai cũng có thể gặp những sai lầm, và bạn cũng vậy. Vì vậy đừng tự trách mình mà hãy nghĩ tới những điều tích cực. Nghĩ về lý do mình chọn công việc khó khăn và căng thẳng.

Những điểm cần lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân sau hóa trị

Hóa trị là một phương pháp điều trị ung thư phổ biến nhất hiện nay. Mặc dù là một phương pháp điều trị có hiệu quả. Tuy nhiên nó tiêu tốn và làm “hao mòn” sức khỏe người bệnh. Do đó các liệu trình chăm sóc sau khi điều trị rất quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe.

Hóa trị có thể để lại một vài những tác dụng phụ như rụng tóc, mệt mỏi, buồn nôn, xuất huyết. Những tác dụng phụ không mong muốn này ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống của bệnh nhân. Đặc biệt là đối với bệnh nhân nữ, việc rụng tóc có thể khiến họ mặc cảm và nhiều tự ti.

Cuộc sống của người bệnh sau khi hóa trị có có nhiều tia hy vọng, mang nhiều sắc màu tươi sáng hơn. Thay vào những tháng ngày lo âu, mệt mỏi sẽ là sự lạc quan vui sống và niềm tin trong cuộc chiến chống căn bệnh này.

Chế độ dinh dưỡng

Bổ sung chất dinh dưỡng vào cơ thể là việc làm thiết yếu không chỉ trong giai đoạn hậu hóa trị. Mà phải chú trọng ngay từ lúc phát hiện có tế bào ung thư trong cơ thể. Tuy nhiên, vào giai đoạn này cần khắt khe và nghiêm ngặt hơn.

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất đối với người bệnh. Nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm. Bao gồm tất cả các nhóm vào trong bữa ăn như: thịt, cá, trứng, ngũ cốc, rau xanh. Đặc biệt nên thêm vào khẩu phần những loại thực phẩm như hoa quả, rau họ nhà cải, sữa ít béo. Và quan trọng là phải uống thật nhiều nước.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý sau hóa trị

Chế độ dinh dưỡng hợp lý sau hóa trị

Tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích hay đồ ăn nhiều dầu mỡ. Không nên tham gia vào các cuộc vui chơi quá đà mà ăn uống sa đọa. Café, rượu bia, thuốc lá là những thứ cấm kị trong quá trình hồi phục bệnh.

Luyện tập thể chất

Nhiều người quan niệm rằng người bệnh sau hóa trị không nên tập thể dục. Bởi cơ thể họ đang yếu và không sẵn sàng với những bài tập khiến họ mệt mỏi và mất sức. Tuy nhiên, chính việc không vận động đó mới khiến bệnh nhân khó hồi phục sức khỏe.

Luyện tập thể dục nhẹ nhàng

Luyện tập thể dục nhẹ nhàng

Bệnh nhân có thể thử một vài liệu pháp tập luyện nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng người bệnh. Như tập thể dục nhẹ nhàng, yoga, thiền hay đi bộ hít thở không khí. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng việc tập luyện phù hợp cũng sẽ giúp người bệnh tăng cường thể chất và cải thiện chức năng hệ miễn dịch.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể đọc những cuốn sách nâng cao tinh thần. Nghe nhạc để thư giãn đầu óc, hay đơn giản chỉ là nói chuyện với người thân trong gia đình.

Khả năng miễn dịch

Miễn dịch là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua đối với các bệnh nhân ung thư sau quá trình hóa trị liệu. Hầu hết các loại thuốc với tác dụng đặc trị ung thư đều có tác dụng phụ nhất định đến tủy xương. Làm giảm khả năng tự tạo bạch cầu trong máu. Từ đó làm giảm khả năng duy trì sức đề khác và giảm hệ miễn dịch tự nhiên. Bởi bạch cầu chính là nguồn tế bào có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn.

Khả năng tự miễn dịch của bệnh nhân suy giảm

Khả năng tự miễn dịch của bệnh nhân suy giảm

Cùng với đó là quá trình hóa trị sẽ làm số lượng bạch cầu giảm sút. Người bệnh cần lưu ý một vài những việc sau để đề phòng nhiễm trùng:

  • Vệ sinh và rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn
  • Tránh tiếp xúc và lui tới những nơi đông người. Đặc biệt là những người đang có vấn đề về nhiễm trùng như cúm, sởi, thủy đậu, …
  • Tắm bằng nước ấm mỗi ngày và không chà xát cơ thể quá mạnh.
  • Cẩn thận trong việc sử dụng kim tiêm, dao
  • Luôn khử trùng và làm sạch vết bẩn mỗi khi bị trầy xước hay bị thương
  • Sử dụng bàn chải đánh răng cá nhân và sử dụng lông tơ mềm tránh làm tổn thương răng miệng.
Rate this post

Gọi: 0978 164 715 Mua hàng rẽ nhất!