Trào ngược dạ dày -thực quản đang trở thành một bệnh lý phổ biến, thường tiến triển một cách thầm lặng, gây ra những tổn thương không nhỏ đối với dạ dày và khu vực bụng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do diễn biến kín đáo của bệnh, nhiều người mắc thường lơ là việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, dẫn tới nguy cơ cao phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm.
Nhận biết sớm các triệu chứng của trào ngược dạ dày là bước đầu tiên quan trọng giúp bạn chủ động bảo vệ sức khỏe. Điều chỉnh lối sống theo hướng lành mạnh và khoa học không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro mắc bệnh mà còn góp phần nâng cao chất lượng sống. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời là chìa khóa để hạn chế tác động tiêu cực của bệnh lên cơ thể.
Contents
- 1 1. Trào ngược dạ dày là gì?
- 2 2. Dấu hiệu trào ngược dạ dày thường gặp
- 3 3. Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày
- 4 4. Trào ngược dạ dày và những tác hại có thể xảy ra
- 5 5. Các phương pháp chuẩn đoán trào ngược dạ dày đơn giản
- 6 6. Các cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản tại nhà
- 7 7. Phòng ngừa trào ngược dạ dày
1. Trào ngược dạ dày là gì?
Trào ngược dạ dày thực quản với tên đầy đủ là Gastroesophageal Reflux Disease, viết tắt là GERD. Đây là tình trạng các dịch trong dạ dày, gồm các men tiêu hóa, thức ăn, hơi. Trào ngược lên thành thực quản. Là một loại bệnh tiêu hóa phổ biến hiện nay ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO, có khoảng từ 15-20% người từng bị trào ngược dạ dày ít nhất một lần trong đời.
Nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày rất thường gặp. Có thể là do thói quen sinh hoạt, chất lượng sống không được đảm bảo. Cơ thắt thực quản dưới sẽ bị suy giảm chức năng dẫn đến hiện tượng trào ngược dịch vị. Thực phẩm là một trong những nguyên nhân chính gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cơ quan tiêu hóa.
Để giảm thiểu tình trạng trào ngược dạ dày cũng như ngừa nguy cơ mắc bệnh. Người bệnh có thể thay đổi ngay từ chính những thực phẩm bổ sung vào bữa ăn hàng ngày. Một số phương pháp được bác sĩ khuyến nghị như hạn chế các thức ăn nhiều dầu mỡ, chocolate. Hạn chế tối đa thức uống chứa cafein, có gas và có cồn. Đặc biệt là nghiêm ngặt trong việc sử dụng rượu bia. Bởi đây là những chất kích thích rất nghiêm trọng đối với cơ thể.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản co thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó sử dụng thuốc là cách phổ biến và dễ dàng nhất. Tuy nhiên phương pháp này cần phải được theo dõi sát sao theo chỉ định của bác sĩ.
2. Dấu hiệu trào ngược dạ dày thường gặp
Dạ dày và thực quản sẽ được ngăn cách bởi một cơ thắt thực quản ở dưới. Cơ này sẽ nằm ở giữa 2 bộ phận trên. Với cơ chế là van một chiều, vì vậy khi đưa thức ăn vào cơ thực quản sẽ mở ra rồi đóng lại để không cho thức ăn có thể đi ngược trở lại.
Khi mà cơ thực quản hoạt động yếu hoặc cấu tạo của nó không còn ổn định như bình thường. Hoặc áp lực van không đủ để có thể đóng van. Khi đó, thức ăn sẽ dễ bị trào ngược lại và đây chính là hiện tượng trào ngược dạ dày. Có rất nhiều dấu hiệu dẫn đến hiện tượng này. Một vài dấu hiệu phổ biến như viêm phổi, ho khan, hen suyễn hay sụt cân đột ngột.
Viêm phổi
Trào ngược dạ dày là hiện tượng các dịch vị trong dạ dày bị đẩy lên trên. Các vùng như thực quản và cổ họng sẽ bị ảnh hưởng. Khi những dịch vị này bị quá tải sẽ có thể tràn vào màng phổi của người bệnh gây ra viêm phổi. Viêm phổi chính là hiện tượng phổi bị viêm nhiễm. Gồm các phế nang, túi phế nang và ống phế nang. Đây là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh và người già trên 65 tuổi. Hơn nữa, những người đang có bệnh nền hoặc hệ miễn dịch yếu sẽ rất dễ mắc phải.
Biểu hiện viêm phổi sẽ là nặng hay nhẹ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khách quan. Có thể kể đến như các loại vi trùng gây viêm phổi, bệnh nền hay tuổi tác. Viêm phổi sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng ban đầu nhẹ nhàng. Nhìn qua tưởng chừng như cảm lạnh hay cúm, tuy nhiên thời gian mắc bệnh sẽ kéo dài hơn.
Ho khan
Khi các axit trong dịch vị dạ dày bị trào ngược lên vùng thực quản. Chúng sẽ làm vùng thanh quản viêm nhiễm, gây sưng tấy. Đây cũng là nguyên nhân làm cho thanh quản bị sưng tấy. Dẫn tới bị khàn tiếng và ho khan kéo dài. Việc nuốt nước bọt cũng trở nên khó khăn hơn.
Ở các bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản, các cơ thắt ngực ở vùng thực quản sẽ hoạt động yếu. Khi đó, hoạt động đóng mở của cơ quan này có dấu hiệu bất thường, dẫn tới trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản. Tuy nhiên, hiện tượng ho khan này cũng thường xuyên bị xảy ra ở người bình thường.
Hen suyễn
Đây là một bệnh lý liên quan đến viêm đường dẫn khí đến phổi. Nó sẽ khiến người bệnh khó thở và ảnh hưởng đất chất lượng sống. Hơn nữa, nó còn có thể làm cho một vài hoạt động thể chất hàng ngày trở nên khó khăn hơn. Hoặc thậm chí không thể thực hiện tiếp tục được nữa.
Hen suyễn có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, một vài khả năng có thể kể đến là do dòng chảy của axit dạ dày lên thực quản lặp đi lặp lại nhiều lần. Việc này rất dễ làm tổn thương niêm mạc họng và đường dẫn khí từ niệm mạc đến phổi. Không chỉ gây khó thở mà còn ho dai dẳng lâu ngày. Triệu chứng điển hình nhất là ho. Đặc biệt là ho vào ban đêm lúc ngủ hoặc khi tập thể dục, khi cười. Các cơn ho này đều khò khè gây tức và tổn thương vùng ngực.
Sụt cân đột ngột
Ngoài những triệu chứng thể hiện ra bên ngoài đã nêu trên. Trào ngược dạ dày còn gây ra hiện tượng sụt cân. Mặc dù nó không diễn ra ngày một ngày hai nhưng các triệu chứng lặp đi lặp lại sẽ gây ra tình trạng sụt cân.
Đôi khi các triệu chứng thường gặp của trào ngược dạ dày không diễn ra rầm rộ và rõ ràng bên ngoài. Chúng chỉ xuất hiện đơn lẻ nên người bên luôn có tâm lý chủ quan và không quan tâm đến tình trạng sức khỏe của mình. Nhưng nếu diễn biến của bệnh kéo dài và không được can thiệp biện pháp điều trị kịp thời. Những triệu chứng này sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến tính mạng cho người bệnh.
3. Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày xảy ra khi lưu chất từ dạ dày, bao gồm thức ăn và axit, di chuyển ngược trở lại vào thực quản, thanh quản và miệng. Dưới điều kiện bình thường, cơ vòng thực quản dưới phản ứng linh hoạt, mở ra để thức ăn có thể tiến vào dạ dày và sau đó đóng lại, ngăn chặn sự trào ngược của lượng thức ăn và axit.
Sự mất cân bằng axit trong dạ dày, gây ra bởi các tình trạng như viêm dạ dày, loét dạ dày, ung thư hoặc co hẹp tại cửa khẩu dạ dày, là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Đáng chú ý, lối sống không lành mạnh, bao gồm việc tiêu thụ thức ăn nhanh, đồ uống có gas và thực phẩm khó tiêu, cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng nguy cơ mắc phải triệu chứng này.
Bên cạnh đó, những người đang có những tổn thương về bệnh lý như tổn thương hệ thần kinh, giao cảm thực quản. Những bệnh lý làm nhiễm trùng ở thực quản gây xơ và yếu cơ vòng thực quản. Hoặc các bệnh lý liên quan đến gen di truyền và thoát vị hoành.
Một trong những trường hợp có khả năng mắc bệnh nữa chính là những người đang thừa cân – béo phì hoặc stress áp lực quá độ. Tuy tỷ lệ này không cao nhưng cũng là vấn đề nhức nhối và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả tinh thần lẫn thể xác của người bệnh. Những tình trạng trên đều dẫn đến trào ngược axit dạ dày. Về lâu dài sẽ tạo ra nhiều biến chứng nguy hại cho tính mạng như ung thư dạ dày, tá tràng và nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa.
4. Trào ngược dạ dày và những tác hại có thể xảy ra
Trào ngược dạ dày thường sẽ không đe dọa đến sức khỏe và không gây tử vong đến tính mạng con người. Tuy nhiên nó vẫn sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng này nếu chủ quan và để tiến triển theo thời gian dài sẽ gây nên những bất lợi cho sức khỏe bạn.
Một số biến chứng thường gặp có thể kể đến về đường hô hấp. Khi một lượng axit dạ dày tràn vào đường hô hấp của bạn. Chúng sẽ gây nên các biểu hiện như nghẹt mũi, khàn tiếng, viêm họng, hen suyễn, viêm thanh quản và viêm phế quản.
Viêm loét dạ dày
Đây là một căn bệnh không hiếm gặp trong đời sống hiện nay. Viêm loét dạ dày sẽ bắt gặp ở cả người lớn và trẻ em. Do đó, mọi người thường xuyên có định kiến chủ quan và không quan tâm tới nó. Hầu như các lớp loét của dạ dày đều do nhiễm khuẩn HP, đây là một loại khuẩn phổ biến sống trong dịch vị dạ dày.
Để điều trị triệu chứng này, người bệnh có thể dùng thuốc làm ức chê axit trong dịch vị. Bên cạnh đó còn có thể diệt vi khuẩn H. pylori nếu có và tránh dùng các loại thuốc chống viêm không steroid như NSAID.
Viêm loét dạ dày tá tràng có xu hướng gây nên những cơn đau dai dẳng hơn. Nó sẽ không xuất hiện cơn đau khi người bệnh thức dậy mà sẽ tác động vào giữa buổi sáng khi đói. Lúc đó nếu ăn uống nhẹ nhàng cơn đau sẽ bớt lại những sẽ nhanh chóng tái lại sau ăn từ 2 đến 3 giờ.
Hiện tượng buồn nôn
Nếu người bệnh ăn no hoặc quá no sẽ xuất hiện tình trạng buồn nôn hoặc nôn. Bênh cạnh đó, nếu người bệnh nằm ngay sau khi ăn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến dạ dày. Đây là cảm giác dễ dàng phân biệt nhất khi người bệnh cứ nghĩ như là mình bị nghẹn thức ăn ở cổ và gây khó chịu.
Tuy nhiên, nhiều người rất dễ nhầm lẫn tình trạng này với bội thực. Bội thực cũng là hiện tượng khi ăn quá no dẫn đến khó chịu và buồn nôn. Vì vậy, nếu bạn thấy hiện tượng này xuất hiện lâu và dai dẳng, bạn cần phải nhanh chóng đi thăm khám ngay ở các bệnh viện uy tín. Điều trị và chữ trị kịp thời những triệu chứng này là một trong những cách giảm nguy cơ hình thành ung thư dạ dày.
Triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, ợ chua
Ợ nóng và ợ hơi là những triệu chứng trào ngược dạ dày thường gặp nhất của căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Triệu chứng này rất dễ bị nhầm với hiện tượng sinh lý. Triệu chứng này khiến người bệnh luôn cảm thấy nóng rát ở sau phần xương ức, hoặc có thể di chuyển lên cổ. Thường xảy ra sau khi người bệnh ăn no hoặc có hành động cúi người ra phía trước.
Dấu hiệu khác của triệu chứng này là ợ chua. Ợ chua khó chịu hơn ợ nóng và ợ hơi rất nhiều. Bởi vì khi ợ lên, người bệnh sẽ cảm nhận được vị chua xuất hiện ở khoang miệng. Vị giác này xuất phát từ dạ dày lên thực quản và khi ợ lên sẽ lên khoang miệng. Ợ chua và ợ hơi sẽ thường đi kèm với ợ nóng.
Đau nhức ngực vùng thượng vị
Đau nhức ngực vùng thượng vị là một triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Nó sẽ khiến dạ dày có cảm giác bị co thắt hoặc bì đè nén ở phần ngực và các vị trí xung quanh ngực. Dấu hiệu này được giải thích là do axit trong dạ dày trong quá trình bị trào ngược lên sẽ gây nên sự kích thích. Chúng ảnh hưởng lên đầu mút của sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thành thực quản.
Từ đó, nó sẽ dẫn đến những cơn đau xuất hiện ở ngực. Những cơn đau này có thể tập trung ở ngực rồi dần dần lan rộng ra cánh tay hoặc sau lưng. Nó vừa đau vừa tức gây tình trạng rất khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
5. Các phương pháp chuẩn đoán trào ngược dạ dày đơn giản
Để chuẩn đoán được bệnh trào ngược dạ dày thực quản nhanh và chính xác nhất. Người bệnh nên đi thăm khám tại các trung tâm y tế đạt chuẩn. Một vài dấu hiệu mà người bệnh có thể nghi ngờ rằng mình đang có thể mắc phải bệnh. Ví dụ như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đau tức ngực vùng thượng vị hay ho dai dẳng như viêm phổi.
Một số phương pháp phổ biến hiện nay như nội soi dạ dày thực quản, xét nghiệm nhân trắc thực quản, theo dõi pH thực quản và chụp thực quản – dạ dày cản quang.
- Nội soi dạ dày thực quản: Đây là một phương pháp được thực hiện bằng cách đưa một ống soi có gắn camera. Ống soi mềm này sẽ thăm khám trực tiếp phần trên của ống tiêu hóa qua đường miệng của bệnh nhân. Từ những hình ảnh mà camera ghi lại, bác sĩ có thể chuẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
- Xét nghiệm nhân trắc thực quản: Cách này được thực hiện giúp xác định được nguyên nhân và chuyển động trong thực quản. Nhằm xác định quá trình ợ nóng và ợ hơi của bệnh nhân. Phương pháp này được thực hiện bằng cách bác sĩ sẽ đưa một ống mỏng vào thực quản của người bệnh. Các cảm biến sẽ đo lường được áp lực và sự co giãn thực quản.
- Theo dõi pH thực quản: Trong vòng 24h, bác sĩ sẽ theo dõi được dòng trào ngược axit dạ dày bằng phương pháp này. Nhằm xác nhận thông tin về tần suất và sự liên quan của bệnh tới các triệu chứng khác của bệnh lý.
6. Các cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản tại nhà
Người bệnh cũng nên phối hợp với bác sĩ trong việc điều trị tại nhà. Một vài mẹo chữa trị đơn giản tại nhà đã được rất nhiều người áp dụng và cải thiện rõ rệt.
- Sử dụng Backing Soda
Backing Soda có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Nó có thể giúp trung hòa axit và giảm các cảm giác nóng rát do trào ngược dạ dày gây nên.
Bạn có thể sử dụng backing soda hàng ngày. Pha khoảng 1 thìa với 200ml nước và khuấy đều. Sử dụng tối đa trong 7 ngày và mỗi ngày từ 2-3 ly. Mặc dù có lợi những bạn không nên sử dụng kéo dài vì nó sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
- Trà gừng
Gừng là một loại gia vị đã rất gần gũi và quen thuộc đối với mỗi gia đình. Ngoài công dụng nêm nếm món ăn, bạn cũng có thể sử dụng chúng trong điều trị trào ngược dạ dày. Gừng có tính ấm và có khả năng làm xoa dịu cơn đau do axit trào ngược dạ dày gây nên.
Nước gừng ấm là giải pháp tốt nhất để uống cho người bệnh. Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng làm gia vị thường xuyên trong các món ăn hoặc pha thành trà để uống thường xuyên.
- Gối cao đầu khi ngủ
Không chỉ xảy ra sau bữa ăn, trào ngược dạ dày còn xuất hiện ngay cả khi bạn ngủ. Vì vậy, bạn có thể nâng cao đầu khi ngủ bằng gối mềm. Những triệu chứng như ợ nóng, ợ hơi cũng sẽ không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ hàng đêm của bạn nữa.
7. Phòng ngừa trào ngược dạ dày
Rất nhiều người bệnh cảm thấy mệt mỏi và khó chịu khi mắc chứng trào ngược dạ dày. Bởi điều trị bệnh này cần phải kiên trì và chịu khó. Nhiều người còn thường xuyên bị tái phát do điều trị không dứt điểm. Bên cạnh đó, thói quen ăn uống và sinh hoạt cũng ảnh hưởng phần nhiều đến sự tái phát của bệnh.
Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể hoàn toàn giảm nhẹ các triệu chứng bệnh của mình. Với các phương pháp và mẹo chữa trào ngược day dày thực quản đơn giản. Bạn có thể dễ dàng áp dụng và điều chỉnh. Tuy nhiên không phải ngày một ngày hai là có thể thay đổi được. Có những thói quen và mức sống đã hình thành từ lâu. Người bệnh cần dần dần thay đổi và thích nghi sao cho phù hợp.
Xem thêm: Bạn có thể sử dụng Herbalife Simply Probiotic giúp tăng cường lợi khuẩn. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Điều chỉnh tinh thần
Tinh thần mệt mỏi căng thẳng và áp lực kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến nhiều chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Trong đó có trào ngược dạ dày. Đặc biệt đối với những bệnh nhân điều trị trong thời gian dài. Nếu tinh thần bị stress thì tình trạng bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.
Chính vì lý do đó, một vài biện pháp nhằm giảm áp lực nên được thực hiện. Người bệnh có thể thực hiện một số bài tập nhằm thư giãn và thả long tâm trí. Đây có thể cải thiện chứng bệnh của bạn như:
- Ngồi thiền buổi sáng
- Nghe nhạc thư giãn đầu óc
- Tập yoga
- Hít thở sâu khi bị căng thẳng
- Lắng nghe cơ thể
- Nếu quá áp lực có thể nghỉ ngơi ở những nơi yên tĩnh.
Chú trọng chế độ ăn uống
Hoạt động của dạ dày phụ thuộc phần nhiều vào thói quen ăn uống của bạn. Vì vậy hãy tập ăn uống theo đúng giờ. Bởi nếu bạn bỏ bữa hay dồn bữa, lượng axit có trong dạ dày sẽ biến đổi làm xuất hiện nhiều bệnh lý. Đối với người đã và đang mắc bệnh dạ dày, nếu ăn uống thất thường sẽ xuất hiện nhiều cơn đau khó chịu.
Ngoài ra, bạn có thể chia nhỏ bữa ăn của mình. Không nên ăn một lượng quá nhiều thức ăn một lúc. Thay vào đó, bạn có thể ăn vừa phải mỗi lần để giảm áp lực cho dạ dày. Nếu ăn quá no, rất dễ xuất hiện các hiện tượng đầy bụng, ợ hơi, ợ chua hay trào ngược dạ dày.
Ngủ đúng giờ
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, thời gian ngủ tốt nhất cho sức khỏe là trước 23h. Nếu ngủ quá muộn sẽ kích thích đến hoạt động của dây thần kinh thực vật. Các dây thần kinh này có tác dụng làm điều phối sự co bóp của dạ dày. Nó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày.
Vì vậy, thay vì thức quá muộn để phải hoàn thành công việc. Bạn có thể đi ngủ sớm hơn và hoàn thiện chúng vào sáng sớm. Ngoài ra, bạn cần duy trì giấc ngủ mỗi ngày khoảng từ 6 đến 8 tiếng. Ngủ đủ giấc sẽ khiến cơ thể bạn có đủ thời gian nghỉ ngơi và hoạt động tốt.