Viêm gan B hay viêm gan siêu vi B là mối đe dọa không chỉ Việt Nam mà đối với cả toàn cầu. Đây là một căn bệnh nhiễm trùng gan phổ biến nhất trên thế giới. Trung bình mỗi năm có đến gần 900.000 người tử vong do viêm gan B và các bệnh lý liên quan. Căn bệnh này chia ra thành nhiều tình trạng cấp tính và mạn tính. Gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe như xơ gan, suy gan, gan nhiễm mỡ và thậm chí là ung thư gan.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, các ca mắc viêm gan B ngày một tăng với con số chóng mặt. Trung bình mỗi ngày tăng thêm khoảng 86.000 ca mắc mới. Viêm gan B lây lan qua nhiều con đường và nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh khác nhau. Vì vậy, bạn cần phải tìm hiểu để biết được rõ nguyên nhân cũng như những phương thức điều trị bệnh. Khi đó, bạn mới có thể liệt kê ra được các cách để phù hợp với thể trạng của mình.
Contents
- 1 Viêm gan B là bệnh gì?
- 2 Nguyên nhân hình thành nên virut Viêm gan B
- 3 Những dấu hiệu và triệu chứng nhận biết của bệnh viêm gan B
- 4 Những đối tượng có nguy cơ mắc viêm gan B cao
- 5 Những biến chứng nguy hiểm do viêm gan B gây nên
- 6 Phương pháp điều trị viêm gan B phổ biến
- 7 Phòng ngừa bệnh viêm gan B an toàn, hiệu quả tại nhà
- 8 Những lưu ý trong sinh hoạt và ăn uống để hạn chế sự phát triển của viêm gan B
- 9 Bệnh nhân viêm gan B có được uống cafe không?
Viêm gan B là bệnh gì?
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm do virut viêm gan B gây nên. Virut này còn có tên gọi khác là HBV. Khi bệnh nhân mắc bệnh này, các chức năng hoạt động của gan sẽ bị ảnh hưởng. Nhiều trường hợp nặng còn có thể nguy hiểm đến tính mạnh người bệnh. Theo WHO, số ca nhiễm virut viêm gan ở Việt Nam hiện nay chiếm hơn 20% dân số.
Viêm gan B có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Nó là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh lý về gan như suy gan, xơ gan. Ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh từ nhỏ đều được tiêm phòng vacxin phòng chống viêm gan B. Để tránh virut xâm nhập vào cơ thể gây nên bệnh. Loại virut này có mặt ở hầu hết các cơ quan và dịch tễ cơ thể. Một vài con đường phổ biến là lây lan trực tiếp qua máu, truyền từ mẹ sang con và đường sinh dục không an toàn.
Khác với các loại viêm gan khác như viêm gan A, E hoặc C. Cũng khác hoàn toàn so với HIV/AIDS. Một số trường hợp viêm gan B nghiêm trọng và không thể chữa khỏi. Khi đó, người bệnh phải chấp nhận sống chung với virut viêm B đến suốt cuộc đời. Con số bệnh nhân mắc bệnh tăng lên hàng năm không ngừng nghỉ. Do đó, các trung tâm y tế khuyến cáo cần phải tiêm vacxin phòng viêm gan B càng sớm càng tốt. Thường là tiêm cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau sinh.
Nguyên nhân hình thành nên virut Viêm gan B
Virut viêm gan B hình thành nên trong cơ thể người do nhiều phương thức khác nhau. Có nhiều trường hợp mới sinh ra đã bị nhiễm viêm gan. Nguyên nhân phần lớn là do bị lây nhiễm từ người mẹ đã mắc viêm gan B từ trước. Những trường hợp này đều thường được tiêm vacxin phòng ngừa ngay từ khi vừa được sinh ra. Tuy nhiên, nếu vô tình phát hiện mà không hiểu rõ được nguyên nhân hình thành nên virut này trong cơ thể. Bạn rất khó để chữa trị cho mình.
Các con đường lây nhiễm của virut viêm gan B thoạt qua đều tương tự với HIV. Đều lây nhiễm qua 3 con đường chính là đường di truyền từ mẹ sang con, lây qua đường máu và đường tình dục. Dù là ở bất kỳ con đường truyền nhiễm nào, bệnh nhân cũng nên phải hiểu rõ để có biện pháp phòng tránh thích hợp.
Truyền từ mẹ sang con
Giống như tên của con đường này, virut lây nhiễm từ mẹ sang con. Tức là khi phụ nữ mắc viêm gan B mang thai sẽ truyền từ mẹ sang thai nhi. Mức độ lây nhiễm này phụ thuộc vào số lượng virut trong cơ thể người mẹ. Hoạt động mạnh mẽ nhất là vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Bên cạnh đó là nồng độ HbeAg có trong cơ thể của người mẹ.
Theo như nghiên cứu về tỷ lệ lây truyền mà bộ y tế đã đưa ra. Tỷ lệ truyền virut viêm gan B từ mẹ sang con trong 3 tháng đầu của thai kỳ chỉ là 1%. Tuy nhiên ở các giai đoạn sau 3 tháng giữa là 10%. Và đến 3 tháng cuối cùng của thai kỳ, tỷ lệ này lên đến 70%. Nếu không có biện pháp bảo vệ và xử lý kịp thời ngay sau khi thai nhi vừa sinh ra. Thì tỷ lệ này còn có thể lên cao tới 90%.
Tuy nhiên, nếu bạn mắc viêm gan B trong quá trình mang thai thì cũng không nên quá lo lắng. Hãy thường xuyên kiểm tra sức khỏe và theo dõi định kỳ để phát hiện kịp thời những triệu chứng. Qua đó làm theo những yêu cầu chỉ dẫn của bác sĩ để kịp thời chữa trị và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh.
Lây nhiễm qua đường máu
Nơi chứa virut viêm gan B để trú ẩn là trong đường máu. Vì vậy, một số trường hợp vô tình hay cố ý, bạn bị tiếp nhận lượng máu đã bị nhiễm khuẩn virut viêm gan B. Một vài trường hợp dễ lây truyền qua đường máu. Như sử dụng chung kim tiêm, tiếp xúc trực tiếp qua vết thương hở của người bệnh. Trong quá trình phẩu thuật chưa được tiệt trùng đúng quy định. Bên cạnh đó còn sử dụng những vật dụng cá nhân có tỷ lệ lây nhiễm cao. Ví dụ như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, dụng cụ xăm hình, nhổ răng, …
Liệt kê cụ thể một số trường hợp dễ lây nhiêm qua đường máu:
- Để vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với máu của người bệnh
- Dùng lại kim chích, ống chích y tế chưa qua tiệt trùng
- Lây nhiễm qua việc dùng chung với bàn chải đánh răng hay dao cạo râu
- Sự cố y tế truyền máu nhầm lẫn máu nhiễm virut cho người không mắc bệnh
Truyền nhiễm qua đường tình dục
Lây nhiễm virut viêm gan B qua đường tình dục là con đường lây nhiễm có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Theo báo cáo của tổ chức gan nhiễm, cứ 10 người mắc bệnh viêm gan B thì có tới 4 người có nguyên nhân là do quan hệ tình dục. Virut viêm gan B có trong tinh dịch và âm đạo. Nguyên nhân dẫn đến mắc viêm gan B qua đường tình dục là do quan hệ tình dục không an toàn. Nó còn có thể xuất hiện khi những trường hợp quan hệ tập thể, quan hệ đồng giới hay trai gái mại dâm.
Trong trường hợp quan hệ tình dục không an toàn. Người bệnh không chỉ có khả năng mắc viêm gan B mà còn làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh lý khác. Những người đã tiêm phòng cũng không nên chủ quan bởi nó cũng không thể nào đạt được hiệu quả tới 100%. Vì vậy hãy quan hệ tình dục an toàn để phòng bệnh cho chính mình. Tránh tình trạng virut hoạt động mạnh.
Những dấu hiệu và triệu chứng nhận biết của bệnh viêm gan B
Bệnh viêm gan B có những dấu hiệu và triệu chứng không rõ ràng. Vì vậy nên rất khó để nhận biết được bệnh. Thậm chí, có nhiều người vẫn không hề hay biết mình đang bị bệnh. Tuy nhiên, sau khi không có triệu chứng gì thì bệnh vẫn âm ỉ và gây ra tổn hại nặng nề đối với sức khỏe. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu những triệu chứng để nhận biết bệnh như sau:
- Đau bụng âm ỉ
- Thường xuyên đau nhức xương khớp
- Buồn nôn và nôn
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, ăn uống không ngon miệng
- Nước tiểu có màu vàng sẫm
- Có hiện tượng xuất huyết dưới da
- Bụng chướng, sưng
- Vàng da, vàng mắt
- Thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa
Giai đoạn cấp tính
Giai đoạn cấp tính là giai đoạn đầu của bệnh. Ở giai đoạn này, bệnh phát sinh đột ngột và thời gian mắc bệnh ngắn. Bệnh sẽ thường phát sinh trong vòng ít nhất là 6 tháng từ khi người bệnh nhiễm virut B và C. Triệu chứng bệnh hầu như là nhẹ hoặc không hề có thể nhận biết. Tuy nhiên, nó sẽ kéo dài âm ỉ hàng tháng hoặc thậm chí là hàng năm. Sau thời gian nó sẽ tiến triển thành viêm gan B mạn tính hoặc suy gan.
Một số trường hợp cần để ý của viêm gan B cấp tính:
- Sốt nhẹ. Thường có xu hướng sốt nhẹ vào buổi chiều
- Mệt mỏi, không hứng thú với công việc
- Rối loạn hệ tiêu hóa
- Sụt cân nhẹ do cơ thể ăn không ngon miệng
Thời gian ủ bệnh của viêm gan B cấp tính nằm trong khoảng từ 1 đến 6 tháng. Trong khoảng thời gian này, 90% hệ miễn dịch của người trường thành sẽ sản sinh ra được một loại kháng thể chống siêu vi B. Tuy nhiên, 10% còn lại sẽ bị chuyển lại qua giai đoạn mạn tính.
Giai đoạn mạn tính
Giai đoạn mạn tính của viêm gan B là giai đoạn nghiêm trọng hơn rất nhiều so với giai đoạn cấp tính. Lúc này virut đã ở trong cơ thể hơn 6 tháng. Viêm gan B mạn tính tiềm ẩn trong cơ thể rất lâu, thậm chí có thể từ 15 đến 30 năm. Giai đoạn này cũng không có nhiều triệu chứng đặc biệt. Tuy nhiên, nếu bạn để ý cơ thể mình thì có thể hoàn toàn phát hiện bệnh sớm:
- Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa
- Cảm giác chán ăn, lười ăn, ăn không ngon. Nhiều trường hợp cảm thấy mệt mỏi, đau bụng và tiêu chảy
- Biểu hiện ngoài da: vàng da, vàng mắt
Những biểu hiện và triệu chứng của giai đoạn mạn tính thường rất khó phát hiện ra. Thường thì khi phát hiện, bệnh đã ở giai đoạn muộn. Vì vậy, bạn cần phải thường xuyên thăm khám định kỳ, đặc biệt là đối với người có giai đình mắc viêm gan virut B. Tất cả các trường hợp mạn tính ở Việt Nam đều được phát hiện sau khi đi kiểm tra sức khỏe tổng quát hoặc đi khám thai kỳ, hiến máu.
Xem thêm: BodyKey Cafe By Nutrilite là một thực phẩm chức năng hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cả về làn da lẫn não bộ.
Những đối tượng có nguy cơ mắc viêm gan B cao
Virut viêm gan B lây nhiễm không kể bất kì một đối tượng nào. Virut này lây lan nhanh qua các con đường như đường máu. Bởi trong máu là nơi trú ẩn hoàn hảo cho virut viêm gan B. Vì vậy, người bệnh cần chuẩn bị kĩ và phòng mọi trường hợp có nguy cơ mắc bệnh. Một số đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh cao như:
- Bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế
- Bệnh nhân thường xuyên nhận các chế phẩm được hình thành từ máu
- Người nghiện ngập, hay tiêm chích ma túy
- Trẻ sơ sinh có mẹ đang mang thai nhiễm bệnh
- Bệnh nhân nhận cấy ghép tạng mà không kiểm chứng kĩ
- Đối tượng tiềm ẩn bệnh viêm gan mạn tính, đặc biệt là có nguy cơ phát triển thành bệnh gan
- Người nghiện rượu, mang virut viêm gan C
- Những người mang BHV
- Những người mang công việc đặc thù như cảnh sát, quân nhân, nhân viên cứu hỏa tiếp xúc với nhiều người
- Quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn
- Bệnh nhân thiếu máu do hồng cầu hình lưỡi liềm
Dù cho có là đối tượng nào đi chăng nữa, việc virut viêm gan B xâm nhập vào cơ thể là hoàn toàn có khả năng. Không phải là không nằm trong những trường hợp dễ mắc bệnh thì sẽ không bị nhiễm. Vì vậy, biện pháp tốt nhất để phòng ngừa là tiêm vacxin phòng bệnh. Ngoài ra, giữ gìn vệ sinh cá nhân và thăm khám sức khỏe định kỳ cũng hỗ trợ phòng chống bệnh.
Những biến chứng nguy hiểm do viêm gan B gây nên
Viêm gan B là một căn bệnh rất nguy hiểm, đặc biệt là viêm gan mạn tính. Phần lớn triệu chứng bệnh xảy ra khi bệnh đã tiến triển đến một giai đoạn cuối. Viêm gan diễn ra âm thầm theo thời gian và gây tổn thương. Một vài triệu chứng thường gặp như xơ gan, suy gan, gan yếu và ung thư gan
- Xơ gan. Khi các virut viêm gan B tấn công vào các tế bào gan liên tục. Mô gan dần bị thay thế bởi các sẹo và mô xơ. Điều này dẫn đến chức năng gan bị suy giảm gây ra cảm giác mệt mỏi. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dễ xảy đến gan bị nhiễm khuẩn và tử vong.
- Suy gan cấp. Khi gặp tình trạng này, người bệnh thường xuất hiện nhiều dấu hiệu về đường tiêu hóa và về da. Luôn cảm thấy buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, sụt cân. Rối loạn chức năng đông máu và ảnh hưởng tới não bộ. Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh như suy hô hấp, suy tuần hoàn.
- Viêm gan D. Viêm gan D diễn ra đối với bất kỳ ai mắc viêm gan B. Tức là một khi bạn nhiễm viêm gan B thì sẽ nhiễm đồng thời viêm gan D. Lúc này, cả hai loại sẽ cùng nhau hủy diệt tế bào gan một cách nhanh chóng.
- Viêm cầu thận. Mặc dù tỷ lệ thấp nhưng đây cũng là một trong những yếu tố từ viêm gan B. Ở giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh thường làm việc và sinh hoạt bình thường. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến suy cầu thận.
Phương pháp điều trị viêm gan B phổ biến
Tùy từng loại bệnh khác nhau mà sẽ có phương pháp điều trị sao cho phù hợp. Đối với viêm gan B cấp tính, hầu hết các trường hợp bệnh đều khỏe mạnh lại bình thường mà không cần uống thuốc kháng virut. Người bệnh chỉ cần áp dụng các phương pháp hỗ trợ:
- Thư giãn đầu óc, tinh thần. Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
- Kiêng uống rượu bia và giảm chất béo, dầu mỡ trong thực đơn.
- Nếu nôn ói hoặc không thể ăn uống, sử dụng phương pháp tiêm tĩnh mạch
- Không nên dùng các thuốc chuyển hóa gan
- Điều chỉnh chống phù não và lọc huyết tương
Tuy nhiên, đối với viêm gan B mạn tính, người bệnh bắt buộc phải sử dụng thuốc. Thuốc kháng virut viêm gan B được khuyên dùng là nucleotide analogues (Nas). Người bệnh có thể sử dụng lâu dài hoặc dùng suốt quãng đời. Đối với phụ nữ đang mang thay và trẻ em trong quá trình điều trị. Cần theo dõi và xem xét kĩ lưỡng đối với các thành phần thuốc làm tổn thương gan.
Trường hợp bệnh nhân nhiễm đồng thời cả virut viêm gan B và virut viêm gan C. Bệnh nhân nên chữa trị theo từng trường hợp cụ thể. Khả năng gây nên những tổn thương xơ hóa ở gan là rất cao. Dễ dẫn đến biến chứng xơ gan hoặc ung thư gan.
Phòng ngừa bệnh viêm gan B an toàn, hiệu quả tại nhà
Hiện nay, phương pháp để phòng tránh bệnh hiệu quả nhất là tiêm phòng vacxin phòng viêm gan B. Nếu không kịp thời tiêm phòng dẫn đến bệnh chuyển qua giai đoạn mạn tính. Người bệnh sẽ phải dùng thuốc để có thể kiểm soát được tình trạng virut này trong cơ thể. Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo, thời điểm thích hợp nhất để tiêm phòng vacxin là trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Thời gian tiếp theo là 2 đến 3 liều với thời gian tiêm cách nhau là 4 tuần.
Ngoài tiêm phòng, bạn cũng có thể tự bảo vệ mình bằng nhiều phương pháp phòng tránh viêm gan B khác nhau như:
- Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy. Sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm virut viêm gan B
- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện bệnh kịp thời
- Xét nghiệm cả vợ và chồng trước khi mang thai để tránh lây nhiễm cho con
- Thăm khám định kỳ suốt quá trình mang thai cho thai phụ
- Luôn luôn dùng bơm kim tiêm mói và đã được vô trùng đúng cách
- Không dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác: bàn chải đánh răng, dao cạo râu, bấm móng, …
- Hướng dẫn, tuyên truyền kiến thức về phòng ngừa bệnh
Bất kỳ phương pháp nào cũng là để bảo vệ chính bản thân bạn. Vì vậy, hãy luôn chủ động trong việc phòng tránh bệnh. Nó là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm về gan như xơ gan, suy gan mạn tính.
Những lưu ý trong sinh hoạt và ăn uống để hạn chế sự phát triển của viêm gan B
Bệnh nhân cần chú ý trong quá trình sinh hoạt cộng với chế độ ăn uống hợp lý. Vì hiện nay vẫn chưa có phương pháp để điều trị khỏi bệnh. Do đó, người bệnh nên chủ động bảo vệ gan, cải thiện sức khỏe của mình qua chế độ ăn uống phù hợp. Các nhóm thực phẩm giàu protein dễ chuyển hóa đứng top đầu trong bảo vệ tối ưu sức khỏe gan. Đạm đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo tế bào gan, hỗ trợ giải độc tố gan.
Một vài loại thực phẩm giàu protein như:
- Thịt nạc ít mỡ, cá, thịt heo và gà
- Đậu hũ
- Trứng
- Sữa
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần bổ sung nhóm vitamin và khoáng chất. Đặc biệt là vitamin A, B1, B6 và B12 cộng với các loại khoáng chất như canxi, kali và sắt. Những nhóm dưỡng chất này đa dạng trong trái cây, rau củ. Có tác dụng tăng khả năng làm lành gan, chống oxy hóa và tăng sức đề kháng cho người bệnh. Một vài loại rau củ nên bổ sung vào thực đơn cho người nhiễm bệnh :
- Bắp cải
- Các loại rau có màu xanh thẫm
- Cà rốt
- Củ dền
Tuy nhiên, người bệnh cũng nên kiêng cữ một số loại thực phẩm có hại tới sức khỏe gan. Hạn chế đồ ăn dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn, đồ đóng hộp. Chúng còn làm tăng gan nhiễm mỡ. Đặc biệt là tuyệt đối sử dụng rượu bia, chất kích thích.
Bệnh nhân viêm gan B có được uống cafe không?
Cafe là thức uống được rất nhiều người ưa chuộng. Ngoài công dụng giúp tỉnh táo, cafe còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên cũng cần phải uống sao cho đúng liều lượng và không nên quá lạm dụng.
- Cung cấp các khoáng chất có lợi cho cơ thể. Như Vitamin B15, B5, B3, magie, kali, …
- Cải thiện chức năng hoạt động của não bộ, duy trì sự tỉnh táo
- Duy trì cân nặng và giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể
- Giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường
- Giảm nguy cơ trầm cảm hơn 20% so với những người không sử dụng cafe
Nhiều người thắc mắc liệu bệnh nhân viêm gan B có được uống cafe không. Uống cafe đúng cách và hợp lý thì không chỉ không gây hại cho gan mà còn mang lại nhiều công dụng hiệu quả. Trong cafe có chứa nhiều chất chống oxy hóa. Có khả năng ức chế mầm bệnh và cải thiện sức khỏe gan.