Cao huyết áp là một bệnh lý không còn quá xa lạ gì đối với đời sống hiện nay, nhất là với người cao tuổi. Cao huyết áp được ví như một “kẻ sát nhân thầm lặng” vì những diễn biến bệnh âm thầm và không có triệu chứng. Hiện nay tại Việt Nam, bệnh đang được xếp vào nhóm những căn bệnh với mức báo động đỏ. Theo thống kê, hơn 12 triệu người tại Việt Nam hiện nay mắc cao huyết áp. Tức là trung bình cứ 5 người trưởng thành sẽ có ít nhất 1 người mắc bệnh.
Mặc dù là căn bệnh diễn ra âm thầm, ít biểu hiện những triệu chứng ra bên ngoài. Nhưng cao huyết áp lại để lại nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe con người. Đặc biệt hơn, nếu bệnh tình diễn biến phức tạp mà người bệnh lại không ý thức được mức độ nguy hiểm của bệnh. Khả năng có thể tử vong là hoàn toàn xảy ra. Chính vì vậy, cao huyết áp không phải là một căn bệnh bình thường. Nó sẽ cướp đi sinh mạng của bệnh nhân bất kỳ lúc nào. Khi đó, những biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị là không thể thiếu.
Contents
- 1 Cao huyết áp là bệnh gì?
- 2 Con số nào biểu hiện cho tình trạng cao huyết áp?
- 3 Triệu chứng thường thấy ở bệnh cao huyết áp
- 4 Nguyên nhân thường thấy gây nên cao huyết áp ở người già
- 5 Những đối tượng dễ mắc bệnh cao huyết áo thường thấy
- 6 Phương pháp chuẩn đoán và điều trị bệnh
- 7 Biến chứng nguy hiểm mà cao huyết áp gây nên
- 8 Phương pháp ăn uống khoa học để tránh tình trạng cao huyết áp
- 9 Tập luyện thể dục như thế nào để có một cơ thể khỏe mạnh?
Cao huyết áp là bệnh gì?
Để hiểu rõ hơn về bệnh cao huyết áp, trước tiên, bạn cần nắm được huyết áp là gì. Huyết áp theo thuật ngữ y học, là áp lực của máu tác động lên thành động mạch. Để xác định được chỉ số huyết áp trong cơ thể, bác sĩ sẽ tiến hành đo huyết áp bằng các phương pháp y khoa. Đơn vị để đo lường chỉ số huyết áp là mmHg. Thông thường, kết quả biểu hiện sau khi đo lường huyết áp thể hiện thông qua hai chỉ số. Là huyết áp tâm thu và huyết áp trâm trương.
- Huyết áp tâm thu. Là chỉ số huyết áp chỉ thị khi nhịp tim được co bóp, là chỉ số trên
- Huyết áp trương thu. Là chỉ số dưới, thể hiện khi cơ thể thư giãn.
Khi tác động của áp lực máu lên thành mạch máu tăng cao, xảy ra tình trạng cao huyết áp. Đây là một bệnh lý mạn tính khi chỉ số huyết áp lớn hơn hoặc bằng 140/90mmHg. Huyết áp tăng cao sẽ làm tăng gánh nặng cho sức khỏe tim và là nguyên nhân của nhiều biến chứng khác. Cao huyết áp được chia làm nhiều loại khác nhau. Trong đó, một số loại cao huyết áp chủ yếu có thể kể đến như:
- Cao huyết áp vô căn. Không có căn nguyên cụ thể hình thành nên bệnh.
- Tăng huyết áp thứ phát. Bệnh phát triển do biến chứng của nhiều bệnh khác.
- Tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật
- Tăng huyết áp tâm thu đơn độc.
Con số nào biểu hiện cho tình trạng cao huyết áp?
Để nhận biết được người bệnh có mắc cao huyết áp hay không. Các y bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số huyết áp đo lường được để chuẩn đoán. Vì vậy, để có được kết quả chính xác nhất, người bệnh cần tuân thủ một số phương pháp tiền xét nghiệm. Chẳng hạn như:
- Đi vệ sinh
- Thư giãn khoảng vài phút trước khi bắt đầu đo và ngồi yên tính, hạn chế nói chuyện khi đang đo.
- Không hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng caffein ít nhất 30 phút trước khi tiến hành đo
Sau khi đo, chỉ số báo cáo có thể biểu hiện ra được huyết áp của mình có ổn định hay không.
- Huyết áp bình thường. Chỉ số khoảng 120/80. Huyết áp tâm thu dưới 120mmHg, huyết áp tâm trương dưới 80mmHg
- Huyết áp bình thường cao. Huyết áp tâm thu dao động từ 130 đến 139mmHg và huyết áp tâm trương từ 85 đến 89mmHg
- Huyết áp cao độ 1. Huyết áp với chỉ số khoảng từ 140/90mmHg đến 159/99mmHg
- Cao huyết áp độ 2. Chỉ số huyết áp từ 160/100mmHg đến 179/109mmHg
- Cao huyết áp độ 3. Huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 180mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 110mmHg
- Tăng huyết áp tâm thu đơn độc. Chỉ số huyết áp chỉ tăng ở tâm thu và giữ nguyên ở tâm trương. Huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140mmHg và huyết áp tâm trương ổn định bé hơn 90mmHg.
Triệu chứng thường thấy ở bệnh cao huyết áp
Được ví như một “sát nhân giết người thầm lặng”. Vì vậy, bệnh cao huyết áp không biểu hiện ra quá nhiều triệu chứng để có thể dễ dàng nhận thấy. Tuy nhiên, nếu người bệnh biết quan tâm và để ý tới sức khỏe của bản thân. Mỗi thay đổi bất thường về sức khỏe hàng ngày đều là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó. Dưới đây là một vài biểu hiện của bệnh cao huyết áp:
- Thị lực giảm dần. Cao huyết áp dẫn đến các mạch máu ở vùng mắt bị tổn thương. Làm cho mắt nhìn mờ và có thể mất đi hoàn toàn thị lực.
- Đau đầu dữ dội. Bộ não là nơi điều khiển cũng như biểu hiện mọi căn nguyên sức khỏe trong cơ thể con người. Khi huyết áp tăng cao, áp lực tác động vào não và hộp sọ tăng cao. Dẫn đến nhiều cơn đau nhức đầu vô cùng khó chịu.
- Chóng mặt. Chóng mặt đột ngột không rõ nguyên nhân hoặc mỗi khi đứng lên ngồi xuống. Mất thăng bằng và đi lại khó khăn cũng là một trong nhiều nguy cơ cảnh báo cho bệnh cao huyết áp. Đây là cũng là nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ ở người già.
- Khó thở. Cao huyết áp ảnh hưởng đến việc vận chuyển máu đến phổi. Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, nếu làm việc hoặc gắng sức quá mức. Tình trạng khó thở diễn ra thường xuyên thì người bệnh cần để ý đến sức khỏe của mình.
- Tim đập nhanh hoặc nhịp đập không đều.
Nguyên nhân thường thấy gây nên cao huyết áp ở người già
Cao huyết áp là căn bệnh rất thường gặp hiện nay, đặc biệt là đối với người già. Một số thói quen người bệnh thường mắc phải chính là nguyên nhân của bệnh cao huyết áp. Chẳng hạn như ăn mặn, thừa cân béo phì, hút thuốc lá hay những bệnh lý nhất định. Bên cạnh đó, còn nhiều yếu tố tác động đến quá trình hình thành nên bệnh.
Bệnh cao huyết áp không chỉ là do yếu tố di truyền từ các thành viên trong gia đình. Nó còn liên quan đến lối sống và thói quen sinh hoạt của người bệnh. Chế độ ăn uống không phù hợp, thói quen tập luyện và chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, những tác nhân bệnh lý cũng là một trong nhiều nguyên nhân gây ra cao huyết áp thứ phát. Những chứng biện thường gặp được xem là nguyên nhân gây ra cao huyết áp.
Chẳng hạn như: bệnh thận, những triệu chứng liên quan đến tuyến giáp, hội chứng mạch máu bất thường, khó thở và ngưng thở khi ngủ. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp. Tuy nhiên, biểu hiện của chúng không quá rõ rệt và khó để nhận biết. Vì vậy, người bệnh cần tìm hiểu kĩ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống của mình. Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản gây nên cao huyết áp người bệnh có thể lưu tâm.
Thói quen ăn thực phẩm mặn, chứa nhiều gia vị
Người Việt, đặc biệt là những người cao tuổi có thói quen ăn uống đậm đà, nhiều gia vị. Những món ăn đặc trưng của người Việt cũng nổi tiếng bởi sự đa dạng và phong phú. Sự chế biến món ăn cùng quá trình nấu nướng luôn được nêm nếm với nhiều gia vị đặc trưng. Tuy nhiên, quá trình ăn uống nếu hấp thụ quá nhiều muối sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Lúc này, lượng natri trong máu tăng cao và phá hủy sự cân bằng giữa natri và kali. Làm ảnh hưởng tới quá trình lọc nước của thận. Dẫn đến tăng huyết áp.
Cao huyết áp do ăn mặn hoặc thức ăn nhiều gia vị có thể gây căng thẳng cho hệ động mạch. Khi đó, để cân bằng hệ thống môi trường bên trong cơ thể. Các cơ nhỏ ở trong thành động mạch phải liên tục hoạt động mạnh mẽ và giày hơn. Cao huyết áp có thể làm vỡ hoặc tắc nghẽn hệ thống động mạch bên trong cơ thể. Từ đó, làm cho các cơ quan bị thiếu oxy và các chất dinh dưỡng thiết yếu. Làm tổn thương hoặc di chứng nhiều vấn đề liên quan đến tim mạch.
Rượu bia, các chất kích thích có cồn hoặc chứa caffeine
Cồn hoặc caffeine hoàn toàn nằm trong danh sách nguyên nhân hình thành nên cao huyết áp. Lượng caffeine bạn tiêu thụ mỗi ngày tác động không nhỏ đế sức khỏe. Nếu dùng với một liều lượng phù hợp, chúng không những không ảnh hưởng xấu mà còn hỗ trợ hệ thần kinh, hệ tiêu hóa của bệnh nhân. Liều lượng caffeine khuyến nghị cho một ngày là không quá 300mg. Và dưới 2 ly rượu/ngày. Tuy nhiên, khi bệnh nhân tiêu thụ vượt quá định lượng được khuyến nghị. Nguy cơ mắc phải những căn bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp cùng hệ thần kinh là rất cao.
Đồ uống có cồn và caffeine là những tác nhân không chỉ ảnh hưởng đến huyết áp. Chúng hoàn toàn mang lại hệ quả xấu cho toàn bộ sức khỏe con người. Vì vậy, chế độ ăn uống lành mạnh cùng phương pháp chăm lo sức khỏe phù hợp sẽ tác động tới chất lượng sống của mỗi người. Do những biểu hiện âm thầm và lặng lẽ của bệnh. Bạn cần tăng cường sức đề kháng ngay cả khi sức khỏe ổn định, chưa có dấu hiệu bất thường. Có như thế mới phòng tránh nguy cơ mắc bệnh và giữ cho mình một tâm lý thoải mái, khỏe mạnh.
Những đối tượng dễ mắc bệnh cao huyết áo thường thấy
Cao huyết áp tác động đến tất cả mọi người, bất kể độ tuổi, giới tính hay quốc tịch. Tuy nhiên, xét theo phần đa những bệnh nhân mắc cao huyết áp. Họ đều có nhiều yếu tố chung trong sức khỏe hoặc mang nhiều yếu tố nguy cơ. Vì vậy, bạn cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe huyết áp của mình để sớm có biện pháp phòng ngừa. Những đối tượng dễ mắc phải cao huyết áp có thể kể đến như:
- Người cao tuổi. Tuổi già là nhóm những yếu tố nguy cơ cao nhất tác động đến sự hình thành nên cao huyết áp. Người già thường cố hữu trong nhiều thói quen ăn uống đã có từ lâu như ăn mặn nhiều gia vị. Bên cạnh đó, hệ mao mạch và những nhóm cơ trong cơ thể người cao tuổi không còn khả năng tái tạo hay hồi phục một cách nhanh chóng.
- Tiền sử gia đình. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ di truyền gen trong thế hệ gia đình ảnh hưởng đến sự hình thành nên bệnh. Mặc dù di truyền là một yếu tố nằm ngoài khả năng kiểm soát của người bệnh. Nhưng việc luôn giữ một thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống. Sẽ giúp người bệnh hạn chế được nguy cơ mắc bệnh cũng như giảm cho chính bản thân mình và gia đình.
- Người bị thừa cân, béo phì. Sự lưu thông máu trong cơ thể sẽ tỉ lệ thuận với cân nặng trong cơ thể. Đồng nghĩa với việc cân nặng càng cao thì cần nhiều máu lưu thông hơn nhằm cung cấp đủ năng lượng và oxy cho cơ thể.
Phương pháp chuẩn đoán và điều trị bệnh
Cao huyết áp dẫn tới nhiều nguyên nhân cũng như nguy cơ hình thành nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Để có một sức khỏe tốt, người bệnh phải tuân thủ những quy định cơ bản mà bác sĩ đưa ra. Cùng với đó, cần phòng ngừa bệnh theo nhiều biện pháp hiện hữu. Những biện pháp phòng ngừa bệnh tật để tránh mắc phải như:
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn
- Tránh sử dụng đồ uống có cồn và những chất kích thích
- Ăn uống điều độ và hợp lý. Tránh ăn mặn và ăn nhiều gia vị
- Uống thuốc theo đơn kê hợp lý tránh lạm dụng và dùng quá liều lượng cho phép
Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo Vital enzyme tăng cường sức đề kháng cùng hệ miễn dịch. Hỗ trợ cải thiện chỉ số huyết áp bên trong cơ thể.
Chuẩn đoán
Việc chuẩn đoán xem bệnh nhân có mắc cao huyết áp hay không cần được sự phối hợp giữa y bác sĩ lẫn người bệnh. Tùy vào nguyên nhân hình thành nên bệnh sẽ có được phương pháp chuẩn đoán khác nhau. Những nguy cơ chủ yếu thường là tiền sử gia đình, tuổi tác, cân nặng. Khi đó, người bệnh sẽ được khám lâm sàng và đo huyết áp để chuẩn đoán bệnh một cách chính xác. Máy đo huyết áp là thiết bị chuyên dụng được dùng cho đo huyết áp. Hoặc phương pháp cảm biến điện tử bằng ống nghe với băng quấn đo huyết áp. Theo đó, để chuẩn bị cho quá trình kiểm tra huyết áp. Bạn cần nên :
- Đi vệ sinh trước khi kiểm tra huyết áp. Vì lượng nước tiểu có trong bàng quang sẽ thay đổi chỉ số huyết áp của người bệnh.
- Không tiêu thụ đồ uống có cồn, chất kích thích caffeine hoặc thuốc lá trước ít nhất 30 phút để kiểm tra. Nếu tiêu thụ chúng thường xuyên có thể làm gia tăng huyết áp trong một thời gian ngắn hạn.
- Ngồi yên tĩnh trước lúc kiểm tra khoảng 5 phút. Không cựa quậy hay di chuyển trong lúc đo huyết áp.
Khi chỉ số huyết áp đo được trên hoặc bằng 140/90mmHg. Bác sĩ sẽ chuẩn đoán bạn đang mắc bệnh cao huyết áp. Tùy vào tiểu sử bệnh nền của mỗi người mà chỉ số huyết áp đo được cũng sẽ khác nhau.
Điều trị
Điều trị bệnh với mục tiêu giữ cho huyết áp giữ cho mức chỉ số dưới 140/90 mmHg. Tùy vào bệnh nền của cơ thể mà bác sĩ sẽ có biện pháp thực hiện sao cho hợp lý. Chẳng hạn như đối với bệnh nhân mãn tính và tiểu đường, huyết áp sẽ được ổn định dưới 130/80 mmHg. Vì vậy, việc đầu tiên là phải thay đổi lối sống và uống thuốc sao cho hợp lý. Cao huyết áp không phải là một căn bệnh quá nghiêm trọng nếu như được kiểm soát đúng cách. Bạn nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kì để tránh gặp phải bệnh mà chưa qua kiểm soát.
Nếu như bệnh tình không được thuyên giảm khi thay đổi lối sống. Bệnh nhân cần thực hiện đơn kê toa thuốc sao cho chuẩn xác. Có như thế mới ổn định được chỉ số huyết áp trong cơ thể và tránh gặp những biến chứng nguy hiểm. Một số loại thuốc nhằm hạ huyết áp như:
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc ức chế sự hấp thụ canxi vào cơ thể
- Chất ức chế men chuyển ACE
- Thuốc ức chê beta
- Thuốc giãn mạch máu
Ngoài ra, đối với những trường hợp khẩn cấp. Bệnh nhân cần được theo dõi và chăm sóc đặc biệt nhằm tránh những biến chứng không mong muốn. Bình thở oxy và thuốc sẽ luôn được đáp ứng cho người bệnh để ổn định huyết áp lại mức an toàn.
Biến chứng nguy hiểm mà cao huyết áp gây nên
Khi huyết áp đạt ở ngưỡng cao theo nhiều cấp độ trong một thời gian nhất định mà không thuyên giảm. Nó sẽ tác động đến thần kinh và hệ tim mạch. Gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường. Ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt cũng như sức khỏe. Thậm chí, còn có thể tử vong nếu như biến chứng này phát triển theo một chiều hướng xấu. Các biến chứng của cao huyết áp bao gồm:
- Suy tim. Là một biểu hiện tình trạng bệnh tim nguy hiểm. Lúc này, tim sẽ không cung cấp được đủ lượng máu mà cơ thể yêu cầu. Dẫn đến tim trở nên to ra và yếu đi.
- Phình bóc tách hệ động mạch. Động mạch trong cơ thể sẽ bị phình to ra. Lúc này, tình trạng chảy máu nội bộ hay chảy máu trong là thực trạng không thể thiếu. Đây là biến chứng nghiêm trọng mà bất cứ nơi nào trong cơ thể xảy ra. Hoàn toàn gây nguy hại cho tính mạng.
- Suy thận. Nếu tình trạng diễn ra quá nặng sẽ phải lọc thận và hỗ trợ cơ thể.
- Nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Cao huyết áp dẫn đến hạn chế lưu lượng máu ở trong cơ thể. Đặc biệt là những bộ phận như tim, não bộ, thận và chân. Làm dễ gây nên những cơn đau tim và đột quỵ.
- Các bệnh về mắt. Mạch máu trong mắt sẽ bị vỡ hoặc mắt chảy máu. Ảnh hưởng đến thị lực và thậm chí là mù lòa.
Phương pháp ăn uống khoa học để tránh tình trạng cao huyết áp
Theo như các nguyên nhân hình thành nên bệnh. Có thể thấy, thói quen ăn mặn và nhiều gia vị sẽ thúc đẩy sự hình thành nên tình trạng bệnh cao huyết áp. Do đó, để hạn chế cũng như ngăn ngừa được tình trạng bệnh này. Người bệnh nên giữ thói quen ăn uống khoa học và xanh. Một vài loại thực phẩm bổ sung cho sức khỏe và phòng cao huyết áp như:
- Rau xanh. Những loại thực phẩm và rau giàu kali làm trung hòa lượng natri trong cơ thể. Nhiều loại rau được khuyên dùng như rau cải xoăn, củ cải, rau chân vịt hay rau diếp. Chúng đều là loại rau giàu kali rất tốt cho cơ thể.
- Quả mọng, đặc biệt là việt quất. Bên cạnh đó, còn nhiều loại quả như mâm xôi, dâu tây đều cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào. Làm hỗ trợ ổn định chỉ số huyết áp cho cơ thể.
- Sữa không đường. Là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời trong việc cung cấp canxi và chất béo tốt cho cơ thể. Ngoài ra, chúng còn phù hợp cho người ăn kiêng cũng như bệnh nhân đái tháo đường.
- Chuối. Là thực phẩm giàu kali, dưỡng chất và vitamin. Chuối hỗ trợ ổn định huyết áp, giúp hạ đường huyết và giảm tình trạng tiền đình.
- Cháo yến mạch. Giàu chất xơ, hàm lượng chất béo và natri thâp. Thích hợp để ăn vào buổi sáng và hỗ trợ no lâu.
Tập luyện thể dục như thế nào để có một cơ thể khỏe mạnh?
Nhiều người bệnh vẫn lầm tưởng rằng khi bị cao huyết áp là không được làm việc quá sức và không được hoạt động mạnh. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Bởi những bài tập thể dục cho người bệnh đều mang lại một ích lợi nhất định. Do đó, những lợi ích trong quá trình tập luyện thể dục hỗ trợ trong cuộc sống sinh hoạt. Chẳng hạn như:
- Hỗ trợ hệ tim mạch hoạt động tốt hơn và hiệu quả hơn. Tăng cường hệ tuần hoàn máu, giúp đưa máu về tim và tim bơm máu tới các bộ phân được trơn tru hơn. Những cơ quan quan trọng trong cơ thể bao gồm não, phổi, gan, thận cùng những cơ bắp được tim bơm máu tới một cách đều đặn có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe tốt hơn.
- Điều hòa lượng cholesterol trong máu và giảm thiểu những tình trạng liên quan đến hệ động mạch. Như tắc nghẽn mạch máu và xơ vữa động mạch.
- Ổn định tinh thần, giảm stress, giúp tâm trạng trở nên sảng khoái và lạc quan hơn. Cơ thể hoạt bát và nhanh nhẹn.
- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Hỗ trợ phục hồi sức khỏe trong quá trình điều trị được nhanh chóng hơn.