Bệnh tiểu đường đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa hiện nay. Những triệu chứng của nó cũng dần trở nên phức tạp và khó để phát hiện ra. Diễn biến của bệnh trở nên khó lường để khó khăn cho bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh. Đây là một nhóm bệnh lý khá thường gặp trong bệnh ly nội khoa chuyển hóa. Theo ước tính của tổ chức y tế thế giới, đến năm 2025, Việt Nam sẽ có thêm khoảng 600 triệu người mắc mới. Tỷ lệ này chiếm tới 80% gáng nặng y tế quốc gia.
Các triệu chứng và hậu quả của bệnh tiểu đường rất nguy hiểm. Đặc biệt là bệnh đái tháo đường loại 2. Nếu người bệnh chủ quan để bệnh lâu không chữa trị. Hoặc chữa trị sai cách khiến bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân sẽ gặp nhiều căn bệnh đáng qua ngại. Như mù lòa, chạy thận, đoạn chi. Bên cạnh đó, có nhiều vấn đề sức khỏe như đột quỵ hay tim mạch. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của bệnh đái tháo đường.
Contents
- 1 Bệnh tiểu đường là gì?
- 2 Các dạng của bệnh tiểu đường thường gặp
- 3 Những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường
- 4 Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường
- 5 Những biến chứng nguy hiểm của bệnh
- 6 Bệnh tiểu đường và cách điều trị
- 7 Các phương pháp phòng tránh mắc bệnh tiểu đường
- 8 Một số lưu ý khi tập luyện đối với bệnh nhân tiểu đường
- 9 Tác hại khi mắc phải tiều đường
- 10 Lời khuyên
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường hay còn có tên gọi khác là đái tháo đường. Đây là một căn bệnh gây rối loạn chuyển hóa mãn tính rất phổ biến hiện nay. Theo y học, tiểu đường là thuật ngữ nhằm dùng để đề cập đến một nhóm bệnh gây ảnh hưởng đến quy trình mà cơ thể sử dụng đường (glucose) có trong máu.
Khi người bệnh mắc bệnh tiểu đường, cơ thể sẽ mất đi khả năng sản xuất ra hocmon insulin. Hocmon này đóng vai trò điều chỉnh lượng đường trong máu một cách thích hợp. Mắc bệnh tiểu đường đồng nghĩa với việc lượng đường trong máu tăng lên quá cao. Căn bệnh này cũng có nhiều nguyên nhân, có thể do thói quen ăn uống, dinh dưỡng và lối sống.
Khi căn bệnh của bạn đã có nhiều dấu hiệu nguy hiểm. Bạn cần phải lập tức đến gặp bác sĩ để có liệu pháp điều trị thích hợp nhất. Ngoài ra, có một số trường hợp bạn cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu như:
- Luôn có cảm giác buồn nôn và yếu, mềm nhũn tay chân
- Luôn thấy khát và uống nước nhiều hơn bình thường
- Thường xuyên đau vùng bụng nhất là vùng bụng giữa
- Hơi thở gấp gáp
Hầu hết bệnh nhân tiểu đường đều có được phương pháp điều trị thích hợp riêng. Đặc biệt, khoàng hơn 60% phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường. Đây được gọi là tiểu đường thai kỳ. Mặc dù bệnh có thể chấm dứt sau khi sinh. Nhưng thai phụ cũng cần được chăm sóc chế độ dinh dưỡng và uống thuốc hợp lý.
Các dạng của bệnh tiểu đường thường gặp
Bệnh tiểu đường hiện nay rất phổ biến và có nhiều biến chức khó để phát hiện. Theo y học, bệnh được chia theo các dạng như tiểu đường loại 1, 2 và tiểu đường giai đoạn thai kỳ. Mỗi một dạng tiểu đường đều có đặc điểm và dấu hiệu riêng. Tùy vào sức khỏe của người bệnh và mức độ nặng nhẹ của bệnh lý sẽ được chia vào từng dạng bệnh khác nhau.
Ngoài ba dạng bệnh lý tiểu đường trên thì cũng có xuất hiện thêm một vài dạng khác. Tuy nhiên những dạng này ít gặp hơn. Nguyên nhân của những dạng này có thể từ gen di truyền, phẫu thuật, nhiễm trùng. Hoặc đôi khi là do biến chứng của các căn bệnh khác. Tiểu đường hay đái tháo đường thường bị nhầm lẫn với đái tháo nhạt. Nhưng đái tháo nhạt là một trường hợp bệnh lý khác. Gây ra do mất khả năng tích nước của thận. Do đó, tình trạng bệnh này rất khiếm gặp và khó để có thể điều trị.
Đái tháo đường type 1
Đái tháo đường type 1 hay tiểu đường type 1 là một phản ứng tự miễn. Lúc này cơ thể sẽ tự ngừng sản xuất insulin cho máu. Vì vậy, người mắc bệnh sẽ luôn phải dùng insulin nhân tạo trong thuốc và thực phẩm bổ sung mỗi ngày. Và có thể là phải dùng suốt cả cuộc đời.
Nguyên nhân để dẫn đến căn bệnh này hiện nay vẫn đang là một ẩn số. Nhưng theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy. Một vài nguyên nhân có khả năng cao là do hệ thống miễn bị tấn công và pha hủy các tế bào. Gây ngừng sản xuất hoặc tiêu thụ insulin, lúc này cơ thể bị thiếu hụt hoặc mất hoàn toàn insulin. Do đó, lượng đường cần thiết thay vì chuyển đến các tế bào thì lại tích trữ trong máu.
Đái tháo đường type 2
Đái tháo đường type 2 gây tác động đến cách mà cơ thể sử dụng insulin. Khác với đái tháo đường type 1, cơ thể người bệnh vẫn có thể tự sản xuất ra insulin. Tuy nhiên, đối với người bệnh mắc đái tháo đường type 2, các tế bào trong cơ thể sẽ kháng lại insulin. Tức là cơ thể sẽ không phản ứng hiệu quả với insulin như trước đây.
Yếu tố di truyền là một lý do được nhiều người tin rằng gây ra căn bệnh này. Bên cạnh đó, môi trường sống cũng đống một vai trò lớn trong việc gây ra bệnh tiểu đường type 2 này. Đặc biệt đối với một vài trường hợp thừa cân hay béo phì cũng là yếu tố để dẫn đến tiểu đường type 2. Nhưng không đồng nghĩa với việc ai mắc tiểu đường cũng thừa cân. Do vậy, bạn cần kiểm soát cơ thể và cân nặng cho phù hợp để tránh mắc những căn bệnh không mong muốn.
Đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ xảy ra ở phụ nữ mang thai trong quá trình sinh nở. Đây là giai đoạn cơ thể cần được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt là canxi, sắt và kẽm. Tuy vậy, ở giai đoạn này cơ thể lại ít nhạy cảm hơn với insulin và khó để hấp thụ nó. Theo thống kê, có đến hơn 60% phụ nữ mang thai mắc tiểu đường. Mặc dù không phải tất cả đều có thể mắc nhưng đây cũng là một con số lớn. Bệnh cũng có thể chấm dứt sau khi sinh xong.
Tuyến tụy đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất insulin cho cơ thể. Nhưng khi tuyến tụy không thể đáp ứng để vượt qua sức đề kháng. Dẫn đến lưỡng đường vận chuyển vào các tế bào cơ thể giảm. Đồng thời với đó là lượng tích tụ đường trong máu tăng.
Những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường
Bệnh tiểu đường thường có nhiều triệu chứng thể hiện rõ ràng qua bên ngoài. Tuy nhiên nếu bệnh nhân không để ý chữa trị kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả khôn lường. Một số triệu chứng tiểu đường bao gồm:
- Triệu chứng khát nhiều. Có nghĩa là bệnh nhân luôn cảm thấy khát và muốn uống nước thường xuyên. Nhiều người còn gọi là thèm nước lọc.
- Đi tiểu nhiều. Chứng tiểu nhiều diễn ra hàng giờ, bệnh nhân buồn tiểu và đi tiểu mỗi giờ.
- Sụt cân bất thường. Nguyên nhân này gây ra do lượng dinh dưỡng và insulin. Đáng ra phải chuyển hóa đến tế bào thì lại tích trữ vào máu. Cơ thể sẽ bị thiếu hụt và dẫn đến sụt cân đột ngột mà không rõ nguyên nhân.
- Cảm thấy mệt mỏi và không có sức lực để làm bất cứ điều gì.
Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp gặp các triệu chứng khác nhau. Nhiều triệu chứng tuy lạ và không liên quan đến bệnh. Nhưng đó lại là biểu hiện cho căn bệnh tiểu đường.
- Buồn nôn hoặc có cảm giác muốn nôn
- Mắt mờ dần, không còn nhìn rõ các vật xung quanh
- Vùng âm đạo thường xuyên bị nhiễm trùng. Đặc biệt xảy ra ở phụ nữ
- Khô miệng, đắng miệng, lưỡi bị rạn nứt
- Các vết thương, loét, vết cắt chậm lành hoặc khó để lành lặn lại
- Ngứa da khó chịu. Nhất là các vùng da tiếp xúc nhiều với nước tiểu. Như vùng bẹn hay khu vực âm đạo.
- Nhiễm nấm men và nấm candida
Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường
Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường cần được phân ra theo tùy loại và dạng của bệnh. Mỗi dạng tiểu đường sẽ có tùy nguyên nhân khác nhau. Nhưng chung quy lại, chúng vẫn tác động đến insulin và gây tích trữ lượng đường trong máu. Insulin là một hocmon nội tiết tố được sản sinh ra từ tuyến tụy. Hocmon này đóng vai trò giúp các phân tử đường glucose đi vào tế bào cơ thể để cung cấp năng lượng. Khi bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, quá trình này sẽ bị cản trở và khiến glucose đi vào máu.
Hầu hết ở các dạng của bệnh tiểu đường đều chưa có nguyên nhân rõ ràng. Hầu hết chỉ là chuẩn đoán của bác sĩ thông qua lời nói của bệnh nhân về lối sống hàng ngày. Một vài giả thuyết cho rằng yếu tố gen di truyền và môi trường sống đã góp phần vào nguyên nhân gây ra tiểu đường. Mặt khác cũng có một số nguyên nhân khách quan khác như:
- Cân nặng. Theo thống kê, khoảng 40% bệnh nhân tiểu đường là do thừa cân hoặc béo phì. Mặc dù không phải ai bị tiểu đường cũng là người thừa cân.
- Tuổi tác. Có thể thấy, bệnh nhân trên 45 tuổi có tỷ lệ mắc tiểu đường cao hơn gấp 3 lần những lứa tuổi trẻ hơn.
- Ít vận động, lười tập thể thao
- Đã từng có tiền sử bị tiểu đường trong giai đoạn thai kì. Hoặc đã được chuẩn đoán tiền đái tháo đường
- Có hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
- Gia đình có người mắc bệnh tiểu đường
- Chế độ ăn uống
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh
Khi insulin bị tác động khiến quá trình chuyển hóa glucose vào tế bào bị ảnh hưởng. Vì vậy lượng đường trong máu sẽ tăng cao. Khi đó sẽ làm tổn thương các cơ quan khác của cơ thể. Hàm lượng glucose trong máu càng cao thì thời gian để chữa trị bệnh càng lâu. Nguy cơ mắc các biến chứng cùng với hậu tiểu đường là rất cao.
Một số biến chứng thường gặp của bệnh bao gồm:
- Bệnh tim mạch, đau tim và đột quỵ dạng nhẹ đến vừa
- Tổn thương dây thần kinh. Nguy cơ cao mắc thần kinh ngoại biên
- Các bệnh lý liên quan đến thận
- Tổn thương mắt, mắt mờ không nhìn rõ. Suy giảm thị lực dẫn đến võng mạc
- Tổn thương và các vết thương khó lành
- Da nổi mẩn, dị ứng, nấm, nhiễm trùng do vi khuẩn
- Mắc hội chứng trầm cảm
Bên cạnh đó, khi triệu chứng của bệnh tiểu đường diễn ra ở dạng thai kỳ còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Mặc dù phần đa các trường hợp con sinh ra đều khỏe mạnh và không có biến chứng gì. Tuy nhiên mẹ bầu có thể có nhiều ảnh hưởng thậm chí là di chứng trong quá trình mang thai:
- Thai nhi to, tăng trưởng vượt mức bình thường. Dẫn tới khó khăn trong quá trình sinh đẻ, có nguy cơ phải mổ
- Hạ đường huyết sơ sinh. Lượng đường trong máu thấp
- Con sinh ra có khả năng mắc bệnh tiểu đường lúc trưởng thành
- Bệnh tiểu đường thai kỳ ở những lần mang thai tiếp theo
- Tử vong
- Tiền sản giật
Bệnh tiểu đường và cách điều trị
Rất nhiều người quan tâm liệu bệnh tiểu đường có chữa trị được hay không. Trên thực tế, bệnh này không thể nào điều trị khỏi dứt điểm. Các phương pháp điều trị mà bác sĩ chỉ định chỉ giúp bệnh nhân hạn chế được lượng đường trong máu. Và cơ thể khỏe mạnh như bình thường.
Tùy thuộc vào loại tiểu đường mà bác sĩ sẽ có những chỉ định khác nhau. Có nhiều phương pháp như kiểm soát đường huyết trong máu. Bổ sung insulin vào cơ thể hay dùng các loại thuốc chuyên điều trị đái tháo đường. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống hàng ngày cũng cần được chú trọng để kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Có nhiều cách điều trị cho từng loại 1 và loại 2 riêng.
Tiểu đường type 1
Tiểu đường type 1 rất nguy hiểm và diễn biến của bệnh rất nhanh. Vì vậy, người bệnh cần được chữa trị trực tiếp tại bệnh viện. Việc kiểm tra nồng độ đường huyết phải được thực hiện hàng tuần để kiểm soát bệnh. Hầu hết bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc để cân bằng lại lượng đường trong máu. Bên cạnh việc sử dụng thuốc trong chữa trị, còn có một vài phương pháp khác.
Tiêm insulin vào cơ thể. Hiện nay vẫn chưa có thuốc để điều trị bệnh đái tháo đường. Vì vậy cách tốt nhất là tiêm insulin nhằm kiểm soát được lượng đường trong máu cho bệnh nhân. Việc tiêm insulin không nhất thiết phải đến bệnh viện. Bệnh nhân có thể tự tiêm theo chỉ định của bác sĩ với liều lượng thường 2 – 3 lần mỗi ngày.
Tiểu đường type 2
Cũng như tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Bên cạnh phương pháp tiêm insulin như loại 1. Bệnh nhân cũng nên kết hợp các phương pháp điều trị với nhau. Trước đây insulin được sử dụng như liệu pháp cuối cùng. Nhưng với sự phát triển của y học hiện nay, có rất nhiều loại thuốc được kết hợp sử dụng.
Một số loại thuốc để điều trị và kê đơn cho bệnh nhân tiểu đường như:
- Đây là loại thuốc tiên phong được kê trong toa thuốc bệnh nhân tiểu đường type 2. Loại thuốc này sẽ giảm sản xuất glucose trong gan và cải thiện giúp cơ thể thích nghi hiệu quả với insulin. Tuy nhiên, metformin cũng để lại một số tác dụng phụ như buồn nôn hay tiêu chảy. Nhưng nếu bệnh nhân đã thích ứng với liều lượng hoặc dùng chung thuốc trong bữa ăn. Tác dụng phụ này sẽ chấm dứt.
- Giúp hạ thấp lượng đường huyết có trong máu. Bên cạnh đó còn hỗ trợ tăng cân cho người bệnh.
- Giống như các loại thuốc trên, loại thuốc này giúp cho các mô tế bào cơ thể nhạy cảm hơn với insulin. Nhưng đây sẽ không phải là phương pháp lựa chọn đầu tiên của bác sĩ. Bởi tác dụng phụ của nó khá nguy hiểm.
- Thuốc ức chế DPP – 4.
- Thuốc đồng vận thụ thể GLP – 1
Các phương pháp phòng tránh mắc bệnh tiểu đường
Tiểu đường là căn bệnh rất dễ mắc phải. Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến người bệnh mắc phải bệnh lý này. Bên cạnh đó, tiểu đường còn rất khó và hầu như là không thể điều trị dứt điểm. Vì vậy việc phòng tránh bệnh từ sớm để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh là vô cùng quan trọng. Người bệnh có thể bổ sung BioReishi Coffee Unicity để tăng cường dinh dưỡng.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, tiêm insulin hay áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau. Người bệnh cũng nên áp dụng một lối sống khoa học và lành mạnh ngay từ bây giờ. Lối sống xanh không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Đây cũng là phương pháp được nhiều bệnh nhân áp dụng để chữa trị các bệnh lý khác. Chế độ ăn uống cũng rất quan trọng cho người bệnh tiểu đường. Kết hợp cùng với tập thể dục thể thao đều đặn. Cơ thể có được sức đề kháng trong quá trình chống chọi lại với bệnh tật.
Ăn uống lành mạnh
Ăn uống là một phương pháp đầu tiên trong việc điều trị và phòng tránh tiểu đường. Dưới đây là một số loại thực phẩm cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường.
- Đường bột. Đây là một nhóm tinh bột thay thế cho cơm trắng, bánh mì hay ngô khoai sắn. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ hay rau củ. Những loại này cũng cung cấp đủ tinh bột cho người bệnh nếu cắt cơm.
- Thịt cá. Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ. Kể cả thịt mỡ, da. Vì vậy, người bệnh nên ưu tiên ăn thịt nạc, cá, thịt lọc bớt mỡ. Hoặc các loại thức ăn được chế biến đơn giản như hấp, luộc hay áp chảo để loại bớt mỡ.
- Chất béo, đường. Đặc biệt là nhóm chất béo không bão hòa như omega 3 có trong cá hồi, cá ngừ. Bên cạnh đó còn co nhiều trong dầu đậu nành, dầu cá, dầu olive.
- Rau củ. Người bệnh nên bổ sung thêm nhiều loại rau củ vào thực đơn hàng ngày. Nên nấu nướng đơn giản như ăn sống, hấp, luộc hoặc trộn salad. Tuy nhiên không nên sử dụng nhiều sốt quá béo ngậy.
- Hoa quả. Trái cây tươi là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn của người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, người bệnh nên ăn trực tiếp, không nên chế biến thêm kem, sữa hay bơ. Hạn chế ăn các loại quả chín ngọt có hàm lượng đường cao. Giống như sầu riêng, hồng chín hay xoài chín.
Tập thể dục thể thao đều đặn
Người bệnh tiểu đường nên lựa chọn những môn thể thao phù hợp như đi bộ, bơi lội, cầu lông. Bệnh nhân nên luyện tập với mức độ vừa phải, ít nhất là 30 phút mỗi ngày. Và với thói quen luyện tập thường xuyên, ít nhất là 3 buổi 1 tuần. Trong quá trình luyện tập, người bệnh nên chú ý đến lượng mồ hôi tiết ra và nhịp thở đều đặn. Cùng với đó, nhịp tim cũng cần đảm bảo để không vận động quá sức, cường độ quá cao.
Mục tiêu luyện tập cũng cần được vạch ra rõ ràng để có phương pháp luyện tập cụ thể. Trong những buổi tập ban đầu, bạn cần đo lượng đường trong máu trước và sau khi tập. Đặc biệt, đối với bệnh nhân đang dùng insulin hay thuốc viên điều trị tiểu đường. Nên mang theo kẹo nhỏ bên mình để sử dụng nếu có hạ đường huyết trong khi tập. Giày, vớ cũng cần mang vừa vặn để máu dễ dàng lưu thông và tuần hoàn.
Vì thể trạng và phản ứng cơ thể của mỗi người khi tập luyện là khác nhau. Vì vậy mỗi người bệnh cần phải nắm rõ tình trạng bệnh và lượng đường trong máu của mình. Trong khi tập luyện, nếu thấy xảy ra bất kì triệu chứng bất thường nào nên ngay lập tức gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị kịp thời.
Một số lưu ý khi tập luyện đối với bệnh nhân tiểu đường
Trước khi tập luyện:
- Chuẩn bị đồ đạc đầy đủ, mang theo dụng cụ tập thích hợp
- Mang trang phục, giày, vớ phù hợp, vừa vặn giúp cơ thể thoải mái
- Đem theo kẹo ngọt bên người
- Kiểm tra đường huyết
- Mang theo dù, kem chống nắng, …
Trong quá trình tập luyện
- Lập tức dừng tập nếu thấy xuất hiện đau căng ở ngực, tay, cổ hoặc cảm thấy khó chịu
- Yêu cầu sự trợ giúp của y tế nếu xuất hiện tình trạng hụt hơi, xây xẩm mặt mày, choáng váng. Nếu triệu chứng chỉ xuất hiện 10 – 15 phút rồi biến mất. Bệnh nhân cũng phải đến gặp bác sĩ điều trị để có phương pháp cho những ngày tập tiếp theo
- Nếu thấy đau chân, bạn nên dừng lại
- Nếu xuất hiện triệu chứng hạ đường huyết, nên đo lại lượng đường trong máu và ăn uống nhẹ nhàng. Không nên tiếp tục vận động cho đến khi hết hẳn các triệu chứng
Sau khi tập luyện
- Bổ sung đủ nước
- Kiểm tra đường huyết
Tác hại khi mắc phải tiều đường
Đối với người mắc bệnh tiểu đường nó ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và đặc biệt nguy hiểm cho sức khỏe của người. Hiện nay rất nhiều người tử vong do các nguyên nhân từ bệnh tiểu đường gây ra , rất nhiều người đã phải cắt bỏ các phần chân tay, và các bộ phận trong cơ thể chỉ vì tiểu đường.
Tiểu đường là căn bệnh quái ác dẫn đến cái chết từ từ và đau đớn.
Lời khuyên
Tiểu đường Hãy có lối sống lành mạnh hạn chế sử dụng nước ngọt có nhiều đường và thức uống có gas. Tiểu đường là căn bệnh khó chữa nhất hay lắng nghe cơ thể đừng vi cái miệng thích ăn thích uống mà gián tiếp làm tan nát nội tạng của bạn.
Hãy cùng tâm an quan tâm đến các sức khỏe nhờ các sản phẩm chức năng sau :