Loãng xương nên ăn gì? Thực đơn tiêu chuẩn cho người bệnh.

Loãng xương, một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến trong xã hội ngày nay, không chỉ là một căn bệnh xương khớp mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều cơn đau đớn không mong muốn cho người mắc phải. Thống kê cho thấy, tỷ lệ mắc loãng xương ở phụ nữ là 30% và 20% ở nam giới sau tuổi 50. Sự phân biệt giới tính trong căn bệnh này là do sự biến đổi của hormone trong cơ thể, tuy nhiên không chỉ những người cao tuổi mới đối mặt với nguy cơ này, mà loãng xương đang trở nên phổ biến hơn ở mọi độ tuổi.

Việc cung cấp đủ dinh dưỡng đặc biệt là canxi là điều cần thiết cho bệnh nhân loãng xương. Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường mô xương và duy trì sức khỏe cho hệ thống xương. Hơn nữa, các chất dinh dưỡng từ thực phẩm hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và bảo vệ xương khỏi tình trạng loãng. Đồng thời, việc lựa chọn thực đơn phù hợp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tốt nhất cho bệnh nhân.

Loãng xương gây ra những cơn đau âm ỉ

Loãng xương gây ra những cơn đau âm ỉ

Loãng xương là gì?

Loãng xương có thể được hiểu là giòn xương hay xốp xương. Khi đó xương sẽ dần bị mỏng và xốp. Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng gãy xương ở nhiều đối tượng. Tỷ lệ nữ giới mắc loãng xương cao hơn nam giới chủ yếu là do sinh đẻ. Từ 50 tuổi trở đi, phụ nữ đã mang thai và người già có nguy cơ gãy xương rất cao dù chỉ là một chấn thương nhẹ.

Gãy xương do loãng xương có thể gặp ở bất kì xương nào trên cơ thể. Một vài hệ xương phổ biến thường gặp ở bệnh này là xương đùi, xương cột sống và xương cổ tay. Một số trường hợp xương gãy ra sẽ không thể nào lành lặn lại được nữa. Vì vậy người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề đi lại. Và chi phí để phẫu thuật rất là lớn. Ảnh hưởng chi phí cho gia đình.

Loãng xương làm mỏng xương, gây gãy xương

Loãng xương làm mỏng xương, gây gãy xương

Bệnh loãng xương diễn ra âm thầm và lặng lẽ. Người bệnh sẽ cảm nhận những cơn đau âm thầm và lặng lẽ. Một vài triệu chứng mà người bệnh hay cảm thấy nhất là mỏi người mà không rõ nguyên nhân. Cùng với đó là chiều cao bị giảm dần và xương sống vẹo, xuất hiện tình trạng gù.

Xương là một cơ quan trong cơ thể có thể liên tục thay đổi trạng thái. Xương mới sẽ được liên tục thay thế các loại xương đã cũ khi phá vỡ. Hoạt động này được thực hiện nhanh chóng ở độ tuổi trẻ. Tuy nhiên khi đã có tuổi, sự thay đổi liên tục này sẽ chậm hơn và có khả năng sẽ không thay thế được nữa.

Những triệu chứng thường gặp của bệnh loãng xương

Loãng xương gây ra những cơn đau âm thầm. Vì vậy, triệu chứng của loãng xương sẽ không rõ ràng để người bệnh có thể nhận biết. Cho đến khi xương yếu dần đi và dẫn đến gãy xương. Khi đó người bệnh đã chuyển qua giai đoạn nặng của bệnh. Lúc này, cơ thể bạn sẽ bị ảnh hưởng dù là những chấn thương nhỏ nhất như va đập, té ngã hay trật chân.

Người bệnh luôn bị đau nhói, khó chịu

Người bệnh luôn bị đau nhói, khó chịu

Những triệu chứng thường gặp của bệnh tuy không phổ biến nhưng cũng đã được các y bác sĩ khuyến cáo. Do đó, người bệnh cần cân nhắc và lưu tâm một số biểu hiện sau đây để tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.

  • Xương cột sống bị xẹp hay gãy lún do mật độ xương giảm. Một vài biểu hiện cơ bản của loãng xương bao gồm giảm chiều cao, đau lưng, đi lại khó khăn và gù.
  • Đau nhức ở đầu xương. Đây là một trong những triệu chứng khá thường gặp của bệnh loãng xương. Người bệnh luôn cảm thấy mỏi ở dọc các xương dài. Thậm chí còn có cảm giác châm chích toàn thân.
  • Đau ở vùng xương bị chịu áp lực thường xuyên. Các vùng xương như xương đầu gối, xương chậu. Khi bệnh nhân gặp các chấn thương va chạm sẽ xuất hiện nhiều cơn đau âm ỉ kéo dài. Do vậy, bạn sẽ phải thường xuyên nghỉ ngơi để hạn chế cơn đau.
  • Những căn bệnh liên quan do ảnh hưởng của hệ xương khớp, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Các bệnh lý liên quan như huyết áp cao, thoái hóa khớp, giãn tĩnh mạch, …
  • Đau ở cột sống, khớp cổ và hai bên hông sườn.

Chế độ ăn ảnh hưởng thế nào đến nguy cơ mắc bệnh loãng xương?

Chế độ ăn hợp lý và đầy đủ chất dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Trong đó là các chất dinh dưỡng như vitamin D, canxi và photpho tác động chủ yếu đến hệ xương khớp. Vì vậy các phương pháp phòng ngừa và chữa bệnh loãng xương được xây dựng chủ yếu từ thực phẩm bổ sung hàng ngày. Cùng với đó là chế độ ăn uống kết hợp với hoạt động thể chất và phơi nắng hàng ngày.

Chế độ ăn bổ sung canxi cho cơ thể

Chế độ ăn bổ sung canxi cho cơ thể

Chế độ ăn hàng ngày cần đảm bảo nhiều yếu tố khoa học. Bên cạnh việc bổ sung đủ 5 loại dưỡng chất cần thiết và cung cấp đủ lượng calories cho cơ thể. Người bệnh cần hạn chế tối đa chất béo, muối và protein có trong khẩu phần ăn. Bởi nếu lượng cholesterol trong cơ thể tăng quá cao sẽ làm tăng bài tiết canxi. Vì vậy, chế độ ăn của bạn cần đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa canxi và photpho. Tốt nhất là vào khoảng từ 1.5 đến 2. Bên cạnh chế độ ăn điều độ và bổ sung đầy đủ canxi hàng ngày cho cơ thể. Bạn cũng nên thường xuyên tập luyện thể lực và phơi nắng khoa học hàng ngày.

Ngoài việc bổ sung từ nguồn thực phẩm hàng ngày. Bạn cũng có thể dùng thêm các viên uống hoặc thực phẩm chức năng bổ sung canxi cho cơ thể. Cách bổ sung sao cho hợp lý nhất là bổ sung canxi theo từng liều lượng nhỏ trong mỗi bữa ăn. Vì ruột non của cơ thể người không thể nào hấp thu quá nhiều canxi trong cùng một lúc. Bạn có thể tham khảo Pisilac Gold. Là một sản phẩm sữa bổ sung canxi cho cơ thể.

Bệnh nhân bị loãng xương nên bổ sung canxi từ hải sản

Lượng canxi có trong hải sản rất đa dạng và dồi dào. Hải sản rất dễ dàng để co thể mua và sử dụng. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ hay phụ nữ mang thai, bổ sung canxi là rất cần thiết. Đối với bệnh nhân loãng xương, canxi còn là một yếu tố quan trọng để chữa và khắc phục tình trạng bệnh. Chính vì vậy, hải sản là một nhóm thực phẩm được các chuyên gia và bác sĩ khuyến khích nên có trong thực đơn hàng tuần.

Những loại hải sản giàu canxi và dễ kiếm có thể kể đến như tôm, cua và hàu. Mặc dù nhiều chất dinh dưỡng là vậy, nhưng bạn cũng không nên tiêu thụ quá nhiều hải sản. Lượng hải sản trong tuần chỉ nên khoảng từ 1 đến 2 bữa ăn. Bởi nếu ăn quá nhiều hay quá thường xuyên sẽ gây nên bệnh gút, cao huyết áp và nhiều vấn đề về tim mạch.

Tôm

Tôm là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao. Được mệnh danh là “vựa canxi của tự nhiên”. Tôm có lượng canxi cao hơn gấp nhiều lần trứng và sữa. Trong mỗi 100g tôm có chứa gần 40 protein và 990mg canxi. Hàm lượng canxi này cao gấp gần 10 lần so với sữa và 30 lần so với trứng. Có thể định lượng rằng một bữa tôm có thể thay thế cho 10 ly sữa hoặc 30 quả trứng.

Tôm có hàm lượng dinh dưỡng rất cao

Tôm có hàm lượng dinh dưỡng rất cao

Bên cạnh có lợi cho xương khớp, tôm còn có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tôm còn mang lại nhiều lợi ích như tăng cường sức khỏe tim mạch, hỗ trợ phụ nữ mang thai trong thai kỳ. Bởi trong tôm không chứa thủy ngân, cung cấp nhiều sắt, B12, kẽm và choline. Không những vậy, tôm còn giúp giảm cân duy trì, có lợi cho sức khỏe não bộ.

Cua

Cua là một trong những loài hải sản được đánh bắt và tiêu thụ rất phổ biến. Bất kể là cua biển hay cua ở ao hồ nước ngọt. Cua là loại thực phẩm có giáp xác, vì vậy nó rất cứng và có hai móng vuốt. Tuy vậy nhưng cua vẫn là món ăn được ưa chuộng của nhiều gia đình.

Cua được chế biến trong nhiều món ăn và thực đơn khác nhau. Thịt cua rất thơm ngon và tươi. Thịt cua không chỉ ngon và dễ chế biến. Hàm lượng chất dinh dưỡng có trong thịt cua cũng rất cao và cần thiết cho sức khỏe con người. Trong cua có hàm lượng canxi và photpho rất cao. Là hợp chất bổ sung cho hệ xương khớp, giúp xương khớp khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, cua còn giúp bảo vệ hệ tim mạch. Do đó, trong cua chứa nhiều axit béo omega 3 và cholesterol. Giúp giảm huyết áp, giảm nguy cơ các vấn đề về hệ tim mạch như xơ vữa động mạch và đột quỵ.

Cua rất tốt cho sức khỏe

Cua rất tốt cho sức khỏe

Hàu

Hàu là một loại động vật sống ở biển, các vịnh và đại dương. Là một nguồn dinh dưỡng dồi dào từ thiên nhiên, hàu chứa nhiều công dụng đặc biệt. Trên thực tế cho thấy, lượng dinh dưỡng trong 100g hàu cung cấp nhiều dưỡng chất tuyệt vời cho cơ thể. Trong đó chứa đầy đủ như protein, chất béo, vitamin D, vitamin B12, sắt, magie, photpho và kẽm,…

Mặc dù lượng calo trong hàu không cao nhưng chất dinh dưỡng rất nhiều. Loài động vật thân mềm này cũng cung cấp một nguồn axit béo omega 3 cao và chất chống oxy hóa. Hàu tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể từ nhiều loại vitamin như E và C. Chống lại các gốc tự do gây hại cho cơ thể.

Hàu giúp xương khớp chắc khỏe

Hàu giúp xương khớp chắc khỏe

Bên cạnh đó, nồng độ kẽm trong hàu khá cao, là thành phần chính giúp cải thiện tâm trạng cho người bệnh. Theo nhiều nghiên cứu của hiệp hội lâm sàng Mỹ, nồng độ kẽm trong máu giúp giảm lo âu và căng thẳng. Hạn chế tối đa tình trạng trầm cảm.

Bổ sung sữa và các sản phẩm từ sữa

Sữa bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là canxi. Sữa rất tốt cho xương, không chỉ là đối với trẻ nhỏ hay người già mà đối với tất cả mọi người. Thông thường, ở độ tuổi trung niên nên uống từ 1 đến 2 ly sữa mỗi ngày để phòng ngừa loãng xương. Bởi các chất dinh dưỡng hàng ngày chỉ cung cấp được khoảng 50% lượng canxi cần thiết.

Tuy sữa là một thực phẩm giàu canxi và đạm cùng với nhiều vitamin như D, B12 và A. Nhưng bạn cũng chỉ nên sử dụng sữa là một thực phẩm trong bữa phụ. Không nên thay thế cho bữa chính hàng ngày. Đặc biệt là đối với người cao tuổi khi sức đề kháng kém đi và xương khớp yếu dần. Để bảo vệ sức khỏe xương khớp và nâng cao chất lượng cuộc sống bạn nên cần phải uống sữa đúng cách.

1-2 ly sữa mỗi ngày để cung cấp canxi

1-2 ly sữa mỗi ngày để cung cấp canxi

Người bệnh loãng xương có thể chữa trị bằng nhiều phương thức khác nhau. Uống sữa thường xuyên và hàng ngày cũng được nhiều người áp dụng. Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng uống sữa mang lại tác dụng phụ. Tuy nhiên trong sữa có nhiều chất dinh dưỡng dẫn đến sự cân bằng canxi trong xương. Giúp xương chắc khỏe và giảm nguy cơ loãng xương.

Cũng như nhiều loại thực phẩm khác nhau, sữa cũng có nhiều chất gây kích ứng và dị ứng cho nhiều người. Vậy tùy vào thể trạng và độ tuổi cũng như nhu cầu hấp thụ canxi khác nhau. Người bệnh nên chọn loại sữa cho phù hợp và thời gian uống sữa hợp lý. Có vậy mới tăng cường chiều cao và giúp xương chắc khỏe.

Ăn nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều Omega 3

Bên cạnh quá trình bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để ngăn ngừa và phòng bệnh loãng xương. Ngoài hải sản, thực phẩm chức năng và sữa. Người bệnh cũng cần bổ sung nhiều axit béo không no Omega 3. Omega 3 có nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá trích, cá ngừ. Bổ sung các loại thực phẩm này vào thực đơn hàng ngày sẽ góp phần tăng hệ miễn dịch và sức khỏe hệ xương.

Không chỉ tốt cho xương khớp, phòng bệnh loãng xương. Omega 3 còn cải thiện hệ tim mạch, chứa nhiều DHA, giúp cải thiện trí não. Tuy nhiên bạn cũng không nên quá lạm dụng trong việc sử dụng Omega 3 quá nhiều. Người sử dụng nhiều Omega 3 sẽ có nguy cơ dễ chảy máu hơn người bình thường. Tuy vậy, cơ thể bạn sẽ không thể nào hấp thụ quá nhiều lượng Omega 3 trong 1 lúc. Cơ thể sẽ hấp thụ từ từ và từng chút một. Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người mà sẽ có chế độ ăn hấp thu khác nhau. Nhiều người nếu dùng quá liều lượng sẽ có nguy cơ dẫn đến khó tiêu và đầy hơi.

Omega 3 là chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe

Omega 3 là chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe

Loãng xương nên hạn chế ăn gì?

Một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và khoa học là điều cần thiết cho sức khỏe. Để ngăn ngừa và chữa trị bệnh loãng xương, người bệnh cần ăn uống phù hợp để cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bất kỳ loại thực phẩm nào cũng tốt cho hệ xương khớp. Bên cạnh bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiêt cho cơ thể. Bạn cũng cần tránh và hạn chế sử dụng nhiều thức ăn khác nhau.

Trong nhiều loại thực phẩm chứa các hoạt chất cũng như yếu tố làm ức chế sự phát triển của xương. Đặc biệt là trong các loại gia vị và thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu. Trong đó sẽ ảnh hưởng nhiều đến hệ xương khớp. Chúng làm ức chế lượng canxi hấp thụ vào xương. Gây loãng xương và khó khăn trong quá trình điều trị bệnh và phòng ngừa loãng xương.

Thịt đỏ và các loại thực phẩm giàu protein

Theo các nghiên cứu hiện nay, trong các loại thực phẩm từ động vật chứa nhiều protein gây khả năng viêm khớp rất cao. Những người tiêu thụ quá nhiều thịt động vật nhiều hơn 5 lần mỗi tuần sẽ có nguy cơ mắc bệnh về xương khớp cao gấp 3 lần. Trong đó, lượng collagen và cholesterol cao cũng gây hại cho hệ xương khớp.

Hạn chế ăn thịt đỏ và protein

Hạn chế ăn thịt đỏ và protein

Bên cạnh đó, khi bạn tiêu thụ các loại thịt đỏ quá nhiều. Cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều lượng acid khi tiêu hóa. Lượng acid này cần phải được trung hòa thì cơ thể mới có thể điều chỉnh sao cho hợp lý. Từ đó, cơ thể sẽ phải tự động lấy canxi từ xương ra để trung hòa acid này. Do đó, dẫn đến tình trạng thiếu hụt canxi làm xương bị loãng và dễ gãy.

Một vài biểu hiện về bệnh xương khớp khi ăn quá nhiều thịt đỏ có thể được thể hiện qua như:

  • Sưng tấy xung quanh các khớp
  • Đau và nóng khớp, sụn khớp
  • Yếu cơ bắp và nhão cơ
  • Biến dạng các khớp
  • Đau khớp, khó vận động

Thức ăn mặn

Muối, natri và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể cần có để duy trì những hoạt động ổn định. Khi cơ thể có được lượng muối hợp lý, sẽ làm tăng tính thẩm thấu của các màng tế bào và các tế bào cơ trơn của thành mạch. Khi đó, sẽ gây tăng nước ở trong tế bào và tăng sức cản của ngoại vi.

Tuy nhiên, ăn quá nhiều muối hay ăn mặn thường xuyên sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe. Chẳng hạn như đột quỵ, các bệnh về tim mạch và ảnh hưởng tới thận. Theo nhiều kết quả thống kê, khi người bệnh ăn quá mặn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tới 68%.

Thức ăn mặn gây hại cho sức khỏe

Thức ăn mặn gây hại cho sức khỏe

Chính vì vậy, bạn cần phải thay đổi thói quen ăn uống ngay từ bây giờ. Ăn nhiều rau xanh và bổ sung nhiều thực phẩm tươi thay vì các món mặn hàng ngày. Hoặc cũng có thể thay đổi cách chế biên thành luộc hay hấp nhằm hạn chế sử dụng gia vị. Cũng như giảm lượng muối ăn vào hàng ngày.

Thực đơn dinh dưỡng dành cho bệnh nhân loãng xương

Xây dựng một chế độ ăn hợp lý và đầy đủ chất dinh dưỡng luôn là một yếu tố quan trọng không chỉ đối với riêng người bệnh. Người khỏe mạnh cũng cần có cho mình một thực đơn ăn uống khoa học để phòng ngừa rủi ro. Những món ăn hàng ngày tuy đơn giản nhưng cũng nên được chế biến sao cho hợp lý để ngăn ngừa khả năng gây bệnh.

Để tăng hệ miễn dịch và giúp xương chắc khỏe. Người bệnh nên kết hợp nhiều loại thực phẩm với nhau để tăng lượng canxi và vitamin cần thiết cho cơ thể hấp thụ. Kết hợp nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và công thức nấu ăn khác nhau sẽ cho ra các món ăn ngon. Vừa đầy đủ tối đa dinh dưỡng lại tạo bữa ăn ngon. Dưới đây là một vài gợi ý cho thực đơn nhà bạn:

Tôm hấp nước dừa

Nguyên liệu:

  • Tôm
  • Dừa
  • Hành tím
  • Hạt nêm

Sơ chế tôm. Bạn rửa sạch tôm rồi dùng kéo để cắt bớt râu tôm, chân tôm, lấy chỉ ở lưng tôm sau đó rửa lại một lần nữa cho thật sạch. Vớt ra để ráo nước.

Chế biến món ăn tôm hấp nước dừa. Hành tím bạn đem bóc vỏ, cắt làm các lát nhỏ. Dừa gọt vỏ và tỉa khoanh tròn để tiện trang trí tôm. Để nước dừa qua một chén riêng. Khi hấp tôm, đổ phần nước của trái dừa và cho hành tím vào nồi. Cùng với đó là nêm khoảng ½ muỗng hạt nêm cho đậm đà. Nước sôi lăn tặn thì cho tôm vào và đậy nắp. Sau khoảng 1 phút thì mở nắp ra và đảo tôm rồi chờ tôm chín và vớt ra.

Món tôm hấp nước nước dừa rất đơn giản và dễ làm. Đã vậy còn cung cấp rất nhiều canxi cho cơ thể để phát triển xương khớp. Khi tôm hoàn thành sẽ có màu cam đỏ đẹp mắt và thơm lừng mùi thơm đặc trưng của tôm. Bạn có thể ăn kèm với muối tiêu chanh hay nước chấm hải sản để tăng thêm hương vị.

Tôm hấp nước dừa đơn giản, dễ làm cho người loãng xương

Tôm hấp nước dừa đơn giản, dễ làm cho người loãng xương

Đậu hũ nhồi thịt sốt cà

Nguyên liệu:

  • Đậu hũ
  • Thịt băm
  • Cà chua
  • Mộc nhĩ
  • Hành lá
  • Gia vị đi kèm

Sơ chế nguyên liệu. Thịt nạc xay nhuyễn và cho vào 1 cái tô riêng. Mộc nhĩ ngâm nước nóng cho nỏ ra rồi rửa sạch, băm nhuyễn. Cà chua rửa sạch băm nhuyễn. Đậu hũ mua về rửa sơ với nước cho sạch bụi bẩn và dùng muống múc bớt đậu trong khuôn ra và cho vào chung 1 tô với thịt.

Ướp và nhồi nhân. Cho tất cả các nguyên liệu đã băm nhuyễn và một tô. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn và trộn đều, ướp trong khoảng 10 phút. Tiếp theo là nhét phần thịt đã ướp vào bên trong miếng đậu đã được cắt sẵn ra.

Chiên đậu. Cho dầu ăn vào chảo, chờ cho dầu sôi già. Sau đó cho miếng đậu đã nhồi thịt vào và chiên vàng đều hai mặt. Sau đó làm sốt cà. Lượng cà chua băm nhuyễn cùng với nước, tương ớt và gia vị để làm sốt. Sau khi sốt sệt lại, cho miếng đậu hũ vào và cho đậu ngấm gia vị. Rim trong khoảng 5 phút và cho ra đĩa.

Đậu hũ nhồi thịt mang lại chất dinh dưỡng cao

Đậu hũ nhồi thịt mang lại chất dinh dưỡng cao

Đậu hũ nhồi thịt sốt cà có hương vị đậm đà, mềm mại. Màu vàng đỏ đẹp mắt kết hợp cùng hành lá và các rau gia vị tạo nên một hương vị vô cùng tươi ngon.

Lời khuyên

Tăng cường tập thể dục thể thao có chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh và đặc biệt là tránh xa các yếu tô có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Loãng xương là căn bệnh do thói quen sinh hoạt ăn uống và dinh dưỡng gay ra điều này hoàn toàn có thể ngăn ngừa.

 

Rate this post

Gọi: 0978 164 715 Mua hàng rẽ nhất!