Những thói quen xấu ảnh hưởng tới bệnh đau xương khớp

Xương khớp và đau nhức xương khớp là căn bệnh rất phổ biến hiện nay. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tơi căn bệnh này. Ngoài những lý do như gen di truyền, xương khớp bị tổn thương do vận động hay chấn thương ngoài ý muốn. Những thói quen hàng ngày tưởng chừng như vô hại lại là nguyên nhân chính gây ra bệnh đau xương khớp.

Những thói quen như vặn mình, bẻ tay, ngồi vắt chéo chân hay là ngồi xổm. Vì tưởng chừng như vô hại và là thói quen đã thực hiện từ lâu. Vì vậy, nhiều người thực hiện nó một cách vô thức và không nghĩ đến hậu quả của nó. Do đó, cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân do đâu và cần có phương pháp thay đổi kịp thời. Để tránh xảy ra những hậu quả không mong muốn về sau này.

Đau xương khớp từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Đau xương khớp từ nhiều nguyên nhân khác nhau

1. Bệnh xương khớp gây ra những cơn đau khó chịu

Bệnh xương khớp là căn bệnh hàng đầu gây ra những cơn đau cho người bệnh. Căn bệnh này sẽ gây ra nhiều cơn đau vô cùng khó chịu. Nó sẽ tác động tới bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể. Đau khớp sẽ ảnh hưởng đến một bộ phận hay thậm chí nhiều bộ phận trên cơ thể cùng một lúc. Một số vị trí đau khớp gối phổ biến như:

  • Đau khớp gối
  • Đau khớp vai
  • Đau khớp cổ tay, cổ chân

Căn bệnh này không phân biệt bất kỳ đối tượng hay độ tuổi nào. Nhiều người nghĩ rằng đây là căn bệnh của người già khi xương khớp dã yếu đi. Tuy nhiên hiện nay độ tuổi mắc bệnh đã ngày càng trẻ hóa. Nhiều người trẻ hiện nay mặc dù đang ở độ tuổi phát triển và khỏe mạnh. Cũng đã xuất hiện nhiều triệu chứng liên quan đến xương khớp.

Xương khớp không còn là căn bệnh của người già

Xương khớp không còn là căn bệnh của người già

Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng trẻ hóa độ tuổi bị xương khớp là do thói quen sinh hoạt và lối sống không khoa học. Nhiều thói quen tưởng chừng như vô hại và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe cơ thể. Chính vì vậy, không chỉ đối với riêng người bệnh mà tất cả mọi người cũng cần thay đổi thói quen này từ bây giờ. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Do đó, bạn cần phải tìm hiểu sao cho thói quen này phải được cải thiện sao cho hợp lý và bỏ những thói quen xấu.

2. Đau xương khớp do vặn mình, cổ và bẻ tay quá mức

Khi cơ thể bị uể oải hoặc lâu không vận động. Nhiều người chọn thói quen là vặn mình, vặn cổ hoặc bẻ đốt ngón tay. Khi thực hiện các động tác này, nhiều người cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên, khi thực hiện không đúng cách hoặc quá mức, xương khớp sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Khi chúng ta vặn mình hoặc bẻ đốt ngón tay. Các bao khớp sẽ bị giãn ra và làm cho lớp dịch khớp tạo ra bong bóng khí. Những bong bóng này vỡ ra tạo nên những âm thanh kêu lắc rắc. Âm thanh này không phải do gãy xương hay giãn xương mà nhiều người lầm tưởng. Đây chỉ là do áp lực khi đó tạo ra mức thấp nhất.

Bẻ tay, vặn mình, vặn cổ là thói quen xấu

Bẻ tay, vặn mình, vặn cổ là thói quen xấu

Mặc dù nghe như không gây hại gì. Nhưng nếu thực hiện thường xuyên sẽ dễ dẫn đến tình trạng giãn dây chằng. Đặc biệt ở vùng cổ, sẽ rất dễ bị yếu các hoạt động ở cổ. Nguy hiểm hơn, cột sống sẽ rất dễ bị ảnh hưởng như vẹo cột sống hay đau cột sống. Thay vào đó, khi cơ thể uể oải hay đau mỏi. Thay vì vặn mình, vặn cổ, bạn có thể thực hiện một vài thói quen như:

  • Hạn chế ngồi lâu một chỗ
  • Không sử dụng điện thoại, laptop quá lâu
  • Thường xuyên đi lại, vận động để các cơ được hoạt động
  • Ăn đủ các dưỡng chất và vitamin như vitamin A, C, sắt, canxi

Bên cạnh ăn uống hợp lý và thay đổi thói quen. Bệnh nhân cũng cần thiết lập cho mình một thói quen mới tốt hơn. Đơn giản nhất là mỗi ngày bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 15-20p để tập thể dục.

3. Đau xương khớp do đi giày cao gót

Giày cao gót là một trong những phụ kiện không thể thiếu đối với phái nữ. Mặc dù giày cao gót tạo nên vẻ đẹp rất riêng cho phái nữ. Tuy nhiên, bạn cũng không nên thường xuyên sử dụng nó hàng ngày. Bởi vì khi đi giày cao gót, các cơ và cột sống thắt lưng bị căng giãn quá mức. Khi đó dẫn tới tình trạng đau và mệt mỏi. Triệu chứng này làm đau lưng, đau bắp chân và gót chân.

Mang giày cao gót dễ khiến đau xương khớp

Mang giày cao gót dễ khiến đau xương khớp

Khi đi giày cao gót, gót chân của cơ thể sẽ được nâng cao lên. Vì vậy, toàn bộ trọng lượng của cơ thể người sẽ dồn xuống xương gót. Theo nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy, cứ mỗi 2,5 cm chiều cao đế giày thì áp lực dồn xuống bàn chân tăng thêm 22 – 25%. Ví dụ như khi bạn đi giày cao gót khoảng 7cm., bàn chân sẽ phải chịu khoảng 170% áp lực so với mức bình thường. Do đó rất dễ làm ảnh hưởng tới thoái hóa xương khớp.

Đi giày cao gót thường xuyên nhiều khi là một việc phải làm hàng ngày của nhiều chị em. Vì vậy, phải áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để làm sao cho có thể vừa được sử dụng phụ kiện thời trang này. Nhưng không làm ảnh hưởng tới xương khớp. Một vài lời khuyên như:

  • Đi giày có độ cao vừa phải, tốt nhất là dưới 7cm
  • Không nên mang giày liên tục
  • Sử dụng thêm miếng lót đế giày, tránh tình trạng giày cứng gây đau nhức
  • Chọn giày vừa vặn, thoải mái. Tránh đi giày quá chật hay quá rộng.
  • Chất liệu da giày mềm mại, không gây kích ứng

4. Ngồi hoặc nằm không đúng tư thế ảnh hưởng tới đau xương khớp

Việc ảnh hưởng tới xương khớp do thói quen đi lại và tư thế ngồi hàng ngày cũng vô cùng nghiêm trọng. Đặc biệt là đối với dân văn phòng khi mà phải ngồi một chỗ thường xuyên. Khi đó, các đốt xương cột sống sẽ bị trì trệ và không ổn định. Ngồi một chỗ quá lâu cũng là nguyên nhân dẫn đến các khối cơ và sự lưu thông tuần hoàn máu kém linh hoạt.

Nằm, ngồi hay đi đứng không đúng tư thế

Nằm, ngồi hay đi đứng không đúng tư thế

Ngồi liên tục quá 2 giờ sẽ khiến cho các nhóm cơ cạnh cột sống bị mỏi. Dẫn đến những hiện tượng như còm lưng, cúi ra phía trước. Khi giữ tư thế quá lâu ở một vị trí, cột sống sẽ bị ảnh hưởng và không vững. Do đó, làm tổn thương đến các đốt sống và gây ra những căn bệnh như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống.

Bên cạnh đó, thói quen nằm sấp hay nằm xiên vẹo cũng khiến cho các cột sống bị lệch. Hãy tập cho mình một thói quen nằm đúng hướng, đúng cách. Đúng cách là hãy nằm sao cho chân dưới co nhẹ và hơi đưa về phía trước. Có thể sử dụng gối ôm để gác lên. Tay để trước mặt và thẳng lưng.

Không chỉ đối với nằm hay ngồi. Bạn cũng cần phải chú trọng thêm nhiều tư thế trong cuộc sống hàng ngày. Có thể đơn giản là tư thế bưng bê, khiêng vật nặng hay chỉ đơn giản là đứng yên. Tuy nghe đơn giản là vậy nhưng nó ảnh hưởng không nhỏ tới cột sống cơ thể. Đơn giản bạn hãy tập đeo balo vào phía sau lưng bằng cả 2 vai, hạn chế làm việc bằng một bên hoặc xoay cổ quá mức.

5. Những thói quen hàng ngày vô tình dẫn đến đau xương khớp

Cuộc sống hiện đại với những phát triển và lo toan hình thành nên nhiều thói quen vô bổ. Nhiều thói quen được hình thành từ trước tới hay cứ nghĩ rằng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Nhưng những tác hại mà nó đem lại nhiều nỗi lo nguy hiểm tới sức khỏe. Bất kì một tư thế ngồi nào sai lầm mà được duy trì quá lâu đều ảnh hưởng nguy hại cho bản thân người hành động.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiều thói quen xấu như ngồi xổm, vắt chéo chân, bó chân đều tác động nhiều đến phần khung xương chậu. Nhiều khi không chỉ xương chậu, xương vai, xương lưng và cả xương chân cũng bị tác động ít nhiều. Bên cạnh đó, sự lưu thông của máu trong hệ tuần hoàn cũng không được thông suốt. Do đó rất dễ làm tăng nguy cơ huyết và hình thành nên sâu bên trong sâu mao mạch.

Ngồi xổm

Ngồi xổm là một tư thế ngồi mà được nhiều người Việt Nam chọn lựa. Đôi khi nó không được thanh lịch hay tinh tế. Nhưng tư thế này mang lại sự thoải mái cho nhiều người. Tuy nhiên, ngồi xổm sẽ gây ảnh hưởng tới vùng xương của bạn, đặc biệt là xương đầu gối. Đau xương đầu gối sẽ gây ra những cơn đau âm ỉ và gây ra nhiều khó khăn trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Tác hại của việc ngồi xổm

Tác hại của việc ngồi xổm

Khớp gối là một trong những mô khớp lớn nhất của cơ thể. Khớp gối đóng vai trò quan trọng, giúp nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Ngoài ra, xương khớp gối còn linh hoạt cho bạn đi lại và hoạt động. Nhưng khi bạn ngồi xổm, cấu trúc của xương này sẽ bị tổn thương. Khi đó, bạn sẽ gặp khó khăn khi đi lại và đứng lên ngồi xuống.

Bạn có thể tham khảo Tế bào gốc Sisel age Pill cải thiện sức khỏe và kích thích sự sinh sôi của tế bào gốc trong cơ thể.

Vắt chéo chân

Thói quen vắt chéo chân được rất nhiều người áp dụng. Mặc dù trông có vẻ lịch sự, thoải mái để ngồi. Nhưng hậu quả mà dáng ngồi này mang lại không hề nhỏ. Ngồi vắt chéo chân ảnh hưởng đến rất nhiều bệnh. Ví dụ như có nguy cơ thoái hóa khớp, ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn. Đặc biệt, tác hại nguy hiểm nhất là khiến lệch và vẹo khung xương chậu.

Lệch vẹo khung xương chậu làm cho đôi chân bạn bị lệch. Khi đó sẽ có hiện tượng chân ngắn chân dài và ảnh hưởng tới cả vai. Nếu bạn duy trì tư thế ngồi vắt chéo chân hàng ngày, các dây chằng sẽ phải căng ra để giữ nguyên tư thế đó. Đồng thời, những khối cơ xương chậu hông đùi và lưng sẽ điều chỉnh cho phù hợp với tư thế. Vì vậy toàn bộ xương vùng chân, lưng, vai và hông sẽ bị mất cân bằng. Từ đó gây đau âm ỉ và khó chịu cho người bệnh.

Vắt chéo chân gây lệch hoặc vẹo xương

Vắt chéo chân gây lệch hoặc vẹo xương

6. Dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ

Đối với những người bị bệnh thì thuốc để điều trị là một thứ vô cùng quen thuộc. Đôi khi là bỏ túi mang theo bên mình để phòng những trường hợp khẩn cấp. Nhiều người cho rằng những viên thuốc đó chỉ là thuốc đau đầu, thuốc giảm đau, giảm sưng. Cho nên họ sẽ uống bất kỳ lúc nào thấy đau hay thậm chí uống để phòng ngừa. Vì vậy, những tác dụng phụ mà thuốc mang lại sẽ mang lại chiều hướng tiêu cực, có khi sẽ làm bệnh của bạn thêm nặng hơn.

Một phần nữa là do ý thức và nhận thức của người dân. Phần lớn người dân hiện nay thường tự đến các hiệu thuốc tư nhân để mua thuốc. Họ không cần biết đơn thuốc hay liều lượng cần dùng. Điều đáng lo ngại hơn là nhiều người còn tự nghiễm nhiên lấy đơn thuốc của người khác làm đơn thuốc của mình. Mặc dù hai người cùng chung một chứng bệnh nhưng mức độ nặng hay nhẹ sẽ hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, đơn thuốc của mỗi người đều được bác sĩ kê riêng cho.

Sử dụng thuốc không theo chỉ định

Sử dụng thuốc không theo chỉ định

Không những thế, tỉ lệ người dân tự sử dụng thuốc kháng sinh tự phát hiện nay là rất cao. Theo báo cáo của tổ chức y tế, tỷ lệ kháng kháng sinh ở Việt Nam ngày càng tăng. Nếu cứ sử dụng thời gian dài còn dễ gây suy gan, suy thận và thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Để chữa trị bệnh được hiệu quả và nhanh chóng. Ngoài điều trị ở bệnh viện, bạn còn phải tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ về cả đơn thuốc và liều lượng.

7. Chế độ dinh dưỡng không cân đối

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của xương khớp. Canxi, photpho và vitamin D là bộ ba dưỡng chất được nhiều người biết đến là tốt cho xương. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách để có thể ăn uống hay sử dụng những loại thực phẩm nào để bổ sung.

Chế độ dinh dưỡng tác động đến sức khỏe

Chế độ dinh dưỡng tác động đến sức khỏe

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng phần nhiều tới sức khỏe. Cơ thể chúng ta là những gì ta ăn vào. Chính những thực phẩm trong thực đơn hàng ngày lại là nguồn ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung và hệ xương khớp nói riêng. Trong đó, canxi là chất dinh dưỡng ảnh hưởng quan trọng nhất đối với sự phát triển của xương. Những thực phẩm bạn có thể bổ sung vào như:

  • Đậu nành, sữa đậu nành và các sản phẩm từ đậu
  • Trứng, sữa, phô mai
  • Hải sản chứa nhiều canxi: tôm, cua, hàu
  • Các loại cá như cá mòi, cá trích
  • Bánh mì

Vì vậy, ngay từ đầu các bạn hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn phù hợp và đủ những dưỡng chất thiết yếu. Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, bạn cũng cần thường xuyên tắm nắng để hấp thụ vitamin D. Ánh nắng mặt trời buổi sáng là một nguồn cung cấp vitamin D dồi dào cho sức khỏe cơ thể. Mỗi ngày bạn dành ra khoảng từ 10 – 15p mỗi sáng mai hàng ngày. Bạn đã có thể cung cấp cho cơ thể tương đương với 15000 đơn vị vitamin D. Nếu bạn chỉ tắm nắng vùng da mặt, tay hoặc bàn tay cũng có thể hấp thụ vitamin D cho cơ thể.

8. Đau xương khớp do lười vận động và không tập thể dục

Cơ thể chúng ta sinh ra là để vận động. Phải vận động thường xuyên thì cơ thể mới linh động và xương khớp khỏe mạnh. Khi bạn ít vận động, cơ thể sẽ trở nên lỏng lẻo và không còn săn chắc. Do đó, các nhóm cơ và xương khớp cũng có nguy cơ cứng lại và dễ xảy ra chấn thương ngay cả khi bạn hoạt động bình thường. Chẳng hạn như cúi người, bê vác đồ, nhặt đồ làm căng cơ trong khi điều này rất hiếm xảy ra bình thường.

Khi bạn lười vận động sẽ có thể gây ra nhiều mối lo ngại đến sức khỏe và bệnh xương khớp. Một vài căn bệnh dễ mắc phải như viêm khớp, đau khớp, cứng khớp, loãng xương và thậm chí là dễ gãy xương. Lười vận động làm cho khối lượng cơ trong cơ thể suy giảm, độ màng dịch trong khớp cũng yếu đi. Dẫn đên cơ và sụn khớp kém trơn láng.

Lười vận động là thói quen cần sửa đổi

Lười vận động là thói quen cần sửa đổi

Việc lười vận động không chỉ ảnh hưởng tới xương khớp. Toàn bộ sức khỏe của bạn đều bị tác động ít nhiều. Lười vận động còn làm gia tăng nguy cơ mắc các căn bệnh phổ biến hiện nay. Như béo phì, thừa cân, tim mạch. Do đó, mỗi ngày bạn chỉ cần dành ra khoảng 10 – 20 phút để vận động cơ thể nhẹ nhàng. Cơ thể sẽ được làm nóng và linh hoạt hơn.

Vận động và tập thể dục không cần phải phải qua trường lớp hay quá bài bản. Bạn chỉ cần vận động nhẹ nhàng hoặc tập các bài tập đơn giản. Có thể ví dụ một vài cách thức vận động đơn giản như đi bộ hoặc tập yoga.

9. Giảm cân đột ngột dẫn đến đau xương khớp

Có nhiều thông tin chỉ ra rằng béo phì hay thừa cân dẫn đến các nguy cơ mắc bệnh xương khớp. Vì vậy, nhiều người chọn phương pháp giảm cân để tự phòng ngừa rủi ro cho mình. Có rất nhiều phương pháp để giảm cân. Tuy nhiên giảm cân là cả một quá trình chứ không phải ngày một ngày hai. Nhưng nhiều người vì quá nôn nóng và muốn giảm cân cấp tốc dẫn tới nhiều nguy hại đáng báo động.

Theo thống kê cho thấy, cứ 10 người sụt cân đột ngột thì có 2 người mắc bệnh xương khớp. Khi cân nặng giảm đột ngột, cơ thể chưa làm quen được với trọng lượng thay đổi. Vì vậy, những khối cơ và xương sẽ phải hoạt động để phù hợp với những thay đổi và kích ứng này. Không những vậy, khi cân nặng giảm đột ngột đồng nghĩa với lượng cơ cũng bị giảm. Khi khối cơ trong cơ thể giảm, mô khớp và sụn cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.

Giảm cân đột ngột không an toàn dẫn đến đau xương khớp

Giảm cân đột ngột không an toàn dẫn đến đau xương khớp

Do đó, thay vì giảm cân đột ngột, bạn có thể áp dụng nhiều phương pháp khoa học khác nhau. Có thể là thói quen ăn uống phù hợp, khoa học đầy đủ chất. Ăn uống tác động rất lớn đến sức khỏe của bạn. Nếu ăn uống điều độ và có chế độ giảm cân phù hợp bạn sẽ giảm cân một cách an toàn. Kết hợp với tập luyện thể dục thể thao là một ý tưởng không tồi cho sức khỏe của bạn. Một vài gợi ý như:

  • Bổ sung rau xanh vào chế độ ăn hàng ngày
  • Ăn nhiều thực phẩm ít calo nhưng giúp cơ thể no lâu: yến mạch, hạt chia, ngũ cốc

10. Nằm ngủ sấp có ảnh hưởng đến xương không?

Tư thế ngủ rất quan trọng đối với hệ xương khớp. Như đã nêu ra ở trên, nếu bạn ngủ, ngồi hay đi đứng sai tư thế đều dẫn đến nguy cơ lệch, vẹo xương. Kể cả nằm ngủ sấp cũng vậy. Khi bạn nằm sấp, bạn sẽ phải quay đầu sang một bên để thở. Cột sống cổ và lưng khi đó cũng phải thay đổi để phù hợp với tư thế này. Dẫn đến thường xuyên bị đau cổ, lưng và các khớp.

Thay đổi thói quen nằm sấp

Thay đổi thói quen nằm sấp

Thay vào đó, bạn nên nằm theo các tư thế đúng mà được các nhà khoa học khuyến nghị. Thay vì nằm sấp, bạn cũng có thể đổi thành nằm ngửa hoặc nằm nghiêng. Đều mang lại giấc ngủ ngon mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp.

11. Những phương pháp hiệu quả để cải thiện hệ xương khớp

Để cải thiện hệ xương khớp khỏe mạnh và xương cốt chắc chắn. Bạn có thể kết hợp nhiều phương pháp tập luyện và ăn uống khác nhau.

Sử dụng yến mạch để bổ sung canxi

Sử dụng yến mạch để bổ sung canxi

Bắt đầu ngày mới với yến mạch và ngũ cốc là một lựa chọn tuyệt vời để bổ sung canxi và các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể. Một phần yến mạch không chứa đường có thể cung cấp hơn 170 mg canxi, chiếm đến 15% lượng canxi khuyến nghị hàng ngày, giúp tăng cường sức khỏe cho xương.

Bổ sung hải sản vào chế độ ăn uống của bạn cũng là một cách hiệu quả để tăng lượng canxi, một yếu tố quan trọng cho xương khỏe mạnh. Cá hồi và cá ngừ không chỉ giàu canxi mà còn chứa omega 3, một dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.

Dành từ 5 đến 10 phút mỗi ngày để tắm nắng không chỉ tốt cho tâm hồn mà còn giúp cơ thể tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời, một yếu tố thiết yếu cho sự phát triển và củng cố của xương.

Hoạt động thể chất như đi bộ hoặc nhảy có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào khả năng và nhu cầu của bạn. Không cần thiết phải chạy nhanh hay đạt chuẩn nào cả; đôi khi chỉ cần một cuộc đi bộ nhẹ nhàng cũng có thể hỗ trợ đáng kể cho hệ xương khớp của bạn.

Bỏ thuốc lá là một quyết định quan trọng để bảo vệ xương của bạn. Hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng xấu đến cân bằng của cơ thể mà còn tăng nguy cơ mất xương và dễ dàng gây ra các chấn thương do ngã.

Cuối cùng, hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn là bước quan trọng để duy trì sức khỏe xương. Rượu bia không chỉ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi và vitamin D mà còn làm giảm hiệu quả của các hormone quan trọng cho xương.

 

Rate this post

Gọi: 0978 164 715 Mua hàng rẽ nhất!