Top 8 căn bệnh xương khớp thường gặp và cách phòng tránh

Hiện nay, chúng ta đang chứng kiến sự tăng trưởng đáng báo động trong số lượng người bị các bệnh liên quan đến xương khớp, với dữ liệu từ các bệnh viện cho thấy một xu hướng đáng lo ngại: bệnh xương khớp không còn chỉ gặp ở người lớn tuổi mà còn đang ngày càng phổ biến ở những người trẻ. Điều này làm dấy lên mối quan ngại về sự “trẻ hóa” của các bệnh xương khớp. Khi bệnh nặng, những tổn thương về xương khớp có thể trở nên cực kỳ khó khăn để phục hồi, khiến cho việc đi lại và thực hiện các hoạt động hàng ngày trở nên vô cùng gian nan.

Trong bối cảnh này, việc nắm bắt sâu sắc nguyên nhân cũng như nhận diện các dạng bệnh xương khớp trở thành điều vô cùng cần thiết. Hiểu biết này không chỉ giúp chúng ta nhận thức được các nguy cơ tiềm ẩn mà mình có thể đang đối mặt, mà còn mở ra hướng dẫn đắc lực trong việc chọn lựa phương pháp trị liệu và điều trị phù hợp, nhằm giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của bệnh lên cuộc sống hàng ngày.

Bệnh đau xương khớp gây nên rất nhiều bất tiện cho người bệnh

Bệnh đau xương khớp gây nên rất nhiều bất tiện cho người bệnh

Bệnh xương khớp là gì?

Bệnh xương khớp là căn bệnh liên quan đến các nhóm cơ, hệ thống xương, khớp, dây chằng và thần kinh. Người bệnh có các tình trạng suy yếu và giảm sút các nhóm cơ này. Khi đó sẽ xuất hiện các cơn đau và nhức dữ dội. Làm giảm khả năng di chuyển và đi lại, hạn chế vận động và giảm chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, còn có thể đau cơ, yếu cơ hay biến dạng xương.

Bệnh lý này là một loại bệnh phổ biến và đa dạng với hơn 200 loại bệnh khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì bệnh về xương khớp có thể chia làm 2 nhóm. Đó là bệnh xương khớp do chấn thương và bệnh xương khớp không do chấn thương.

Bệnh xương khớp liên quan đến các nhóm cơ, xương và dây chằng

Bệnh xương khớp liên quan đến các nhóm cơ, xương và dây chằng

  • Bệnh xương khớp do chấn thương. Đây là bệnh lý xảy ra do các nguyên nhân chủ quan. Ví dụ như: tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt hay chấn thương do chơi thể thao.
  • Bệnh xương khớp không do chấn thương. Nhóm này bao gồm rất nhiều các loại bệnh lý liên quan đến xương khớp. Có thể kể đến như bệnh khớp hệ thống, bao gồm lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì và viêm khớp dạng thấp. Các bệnh lý nhiễm khuẩn liên quan đến xương khớp, như viêm khớp do lao. Viêm khớp do virut gây nên, viêm khớp do các loại ký sinh trùng và nấm.

Dù do bất kỳ nguyên nhân nào gây nên thì bệnh lý về xương khớp cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Bệnh xuất hiện ở cả nam và nữ và không loại trừ bất kỳ độ tuổi nào.

1.Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là một bệnh lý của xương khớp. Nó xảy ra khi các mô sụn khớp ở khớp bị tổn thương và dẫn đến các phản ứng viêm. Nghiêm trọng hơn là hiện tượng tràn dịch khớp. Nguyên nhân phổ biến gây ra thoái hóa khớp đa phần là do tuổi tác. Hầu hết các bệnh nhân tuổi già sẽ có tỷ lệ mặc bệnh này rất cao.

Hơn nữa, bệnh nhân có các bệnh nền sẵn từ trước cũng có nguy cơ mắc bệnh xương khớp rất cao. Tình trạng béo phì hay di truyền cũng chiếm tỉ lệ không nhỏ. Bên cạnh đó, cũng do các nguyên nhân chủ quan do chấn thương như tai nạn thể thao, tai nạn lao động hay tai nạn do lúc sinh hoạt.

Đau khớp

Đau khớp là một triệu chứng dễ thấy nhất của thoái hóa khớp. Triệu chứng này gây xuất hiện những cơn đau âm ỉ như đau gối, đau cột sống thắt lưng hay bàn tay. Các cơn đau này sẽ thường gia tăng nếu người bệnh vận động nặng. Đôi khi các hoạt động hàng ngày như leo cầu thang, ngồi xổm, bưng vác đồ cũng làm bệnh nhân đau đơn.

Đau khớp xảy ra ở mọi lứa tuổi

Đau khớp xảy ra ở mọi lứa tuổi

Những cơn đau khớp có xu hướng xuất hiện nhiều vào ban ngày hơn ban đêm. Khi bạn được nghỉ ngơi, những cơn đau sẽ giảm dần. Tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh sẽ có những mức độ đau khác nhau. Trong giai đoạn đầu, người bệnh thường không đau nhiều. Nhưng khi bệnh đã tiến triển nặng, cơn đau này sẽ kéo dài và với cường độ dữ dội hơn.

Cứng khớp

Cứng khớp là căn bệnh đang rất phổ biến hiện nay. Không loại trừ bất kì độ tuổi và giới tính nào. Trong thời gian đầu mới mắc bệnh, tuy không gây quá đau đớn nhưng chất lượng cuộc sống và khả năng sinh hoạt của người bệnh cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Theo thời gian, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng và tồi tệ hơn. Và nếu để lâu không chữa trị, bệnh nhân có thể sẽ không cử động được vùng khớp bị ảnh hưởng.

Cứng khớp thường diễn ra vào sáng sớm khi vừa ngủ dậy hoặc sau khi bất động ở một tư thế kéo dài. Để các khớp trở lại hoạt động bình thường, người bệnh thường phải thực hiện các động tác gấp duỗi khớp. Trong y học, đây được gọi là “phá gỉ khớp”. Thời gian để phá gỉ khớp thường là từ 15-20 phút đến 1 giờ hoặc thậm chí là hơn 1 giờ.

Cứng khớp gây ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt

Cứng khớp gây ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt

Lạo xạo khi cử động khớp

Các khối xương khớp sau khi bị thoái hóa sẽ rất dễ gây ra khô khớp dẫn đến lạo xạo. Đây là hiện tượng giảm chất nhờn bên trong khớp. Lớp chất nhờn này bao quanh khớp có nhiệm vụ bôi trơn và giảm ma sát khi cử động. Đặc biệt là ở vị trí khớp gối, những hiện tượng lụp xụp hay lạo xạo khi cử động rất dễ diễn ra. Đây là một dấu hiệu cảnh báo cho các chứng như khô khớp hay viêm khớp. Theo nghiên cứu kết luận rằng tiếng lạo xạo xung quanh khớp gối phát triển nguy cơ thoái hóa và viêm khớp rất cao.

Sử dụng sản phẩm Zelner Oligopeptides có công dụng bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh. 

Biến dạng khớp

Tình trạng này xảy ra trong giai đoạn muộn của thoái hóa khớp. Khi lớp sụn của khớp hầu như bị mất đi sẽ làm cho 2 đầu xương khớp chạm vào nhau lúc cử động. Chính điều này lâu ngày sẽ làm cho khớp bị biến dạng. Ngoài ra, biến dạng khớp cũng có thể do nhiều nguyên nhân khac như hiện tượng teo các cơ xung quanh khớp bị thoái hóa.

Biến dạng khớp, đặc biệt là ở khớp gối sẽ làm cho bệnh nhân không giữ được dáng đứng như ban đầu. Khi đó có thể gây biến dạng chân vòng kiềng hoặc chân chữ X. Nhiều trường hợp còn bị lệch trục và xuất hiện các khối nhô.

2.Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm xảy ra ở cả người cao tuổi lẫn người trẻ tuổi. Bệnh lý này xảy ra do lớp chất nhầy ở đĩa đệm bị tràn ra bên ngoài. Chất nhầy này gây chèn ép lên các dây thần kinh và gây ra rễ thần kinh. Có nhiều yếu tố nguy cơ xảy ra bệnh, như yếu tố sinh hoạt ngồi lâu không vận động. Bưng vác đồ quá nặng và thừa cân, béo phì. Thoát bị đĩa đệm thường xảy ra ở vùng cột sống cổ và cột sống thắt lưng.

Thoát vị đĩa đệm xảy ra ở cả người cao tuổi lẫn người trẻ

Thoát vị đĩa đệm xảy ra ở cả người cao tuổi lẫn người trẻ

Người bệnh sẽ có các triệu chứng đau âm ỉ ở vùng cổ và lưng. Bệnh gây chèn ép rễ thần kinh và rất dễ lan cơn đau xuống vùng mông, đùi và bắp chân thậm chí là lan xuống vùng bàn chân.

Ngoài ra, có nhiều trường hợp còn mang cảm giác tê bì và châm chích. Tình trạng thoát vị đĩa đệm nặng có thể làm chèn ép tủy sống. Đây là một thành phần quan trọng trong hệ thần kinh trung ương của cơ thể con người. Tình trạng này gây ra các triệu chứng nguy hiểm phải xử lý và phẫu thuật kịp thời. Ví dụ như yếu liệt 2 chân, mất cảm giác ở 2 chân, đi tiểu và rối loạn đi tiểu. Khi xuất hiện bất kì 1 trong các triệu chứng trên, bệnh nhân cần ngay lập tức đến cơ sở y tế để được điều trị và chăm sóc kịp thời.

3.Đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa hay còn gọi là Sciatica pain. Đây là những cơn đau lan tỏa ra dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Dây thần kinh này bắt đầu từ xương cột sốt, nhánh từ lưng dưới qua hông, mông và xuống dưới chân. Thông thường đau thần kinh tọa chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể.

Đau thần kinh tọa có thể lan ra khắp cả cơ thể

Đau thần kinh tọa có thể lan ra khắp cả cơ thể

Cơn đau thần kinh tọa có thể rất khác nhau, từ đau nhẹ đến đau nhói hoặc dữ dội. Đôi khi người bệnh bị đau đột ngột như một cú điện giật. Hoặc đôi khi chỉ vô tình ho hay hắt hơi, hoặc ngồi lâu không cử động cũng làm biến chứng của bệnh trở nên nặng nề hơn. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh như :

  • Cân nặng. Tăng cân đột ngột có thể gây áp lực lên cột sống. Vì vậy những trường hợp bệnh nhân như người bị béo phì hay phụ nữ mang thai cũng có khả năng mắc bệnh rất cao.
  • Tuổi tác. Theo nghiên cứu, độ tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất là từ 30 đến 35. Đây là độ tuổi cơ thể bắt đầu có dấu hiệu lão hóa. Cộng với những nguyên nhân liên quan đến sự thay đổi đến tuổi ở cột sống. Chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm.
  • Đặc thù công việc. Những bệnh nhân có công việc áp lực và yêu cầu đòi hỏi cao. Các công việc yêu cầu phải mang vác nặng nề hoặc lái xe đường dài trong một khoảng thời gian. Những nguyên nhân này góp phần không nhỏ hình thành nên bệnh đau thần kinh tọa. Lối sống thiếu vận động sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn người bình thường.

4.Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn gây tổn thương tới các khớp. Viêm khớp dạng thấp hay RA gây ra những tổn thương do nhiều nguyên nhân. Bao gồm chemokine, các metalloprotease và cytokine. Biểu hiện đặc trưng nhất là đau các khớp ngón tay, cổ tay. Nặng hơn nữa thì có thể dẫn đến toàn thân.

Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng khoảng 1-2% dân số hiện nay. Trong đó, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn gấp 3 lần nam giới. Độ tuổi trung niên tầm từ 35-50 tuổi là độ tuổi phổ biến nhất để mắc bệnh. Tuy nhiên, ở thời đại ngày nay thì bệnh nhân đang có tình trạng trẻ hóa và có thể gặp ở cả những bệnh nhân đang còn rất trẻ.

Viêm khớp dạng thấp gây tổn thương đến các khớp

Viêm khớp dạng thấp gây tổn thương đến các khớp

Diễn biến của bệnh rất phức tạp và hậu quả để lại rất nặng nề. Do đó bệnh nhân cần để ý thăm khám bác sĩ để có được phác đồ điều trị phù hợp nhất. Tuy nhiên, đây là một căn bệnh không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn. Mặc dù có thể điều trị giảm đau nhưng vẫn không thể nào khỏe mạnh lại cơ thể bình thường được. Tuy thế, nếu để ý đến tình trạng bệnh và lưu tới thăm khám thường xuyên. Người bệnh sẽ điều trị giảm đau nhanh hơn, những cơn đau đó sẽ không còn làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp khác nhau. Ngoài dùng thuốc và phẫu thuật chữa trị, người bệnh có thể áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ khác. Ví dụ như tập luyện và vận động chống co rút gân, teo cơ.

5.Loãng xương

Loãng xương là một căn bệnh âm thầm và lặng lẽ. Người bệnh sẽ không biết cho tới khi căn bệnh này đã tới mức độ nghiêm trọng. Loãng xương làm cho cấu trúc xương bị yếu đi, tổn hại. Xương sẽ dễ giòn hơn và hậu quả cuối cùng là gãy xương. Với bệnh nhân bị gãy xương, khoảng 20% bệnh nhân gãy cổ xương đùi sẽ tử vong trong vòng 6 tháng đầu. 50% sẽ mất khả năng đi lại và 25% cuối cùng cần phải có sự hỗ trợ của y tá chăm sóc.

Hiện nay tỷ lệ mắc bệnh loãng xương trong cộng động rất cao. Loãng xương xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do tuổi tác, cân nặng hay lối sống cũng ảnh hưởng ít nhiều. Bên cạnh đó, bệnh còn tăng ở những trường hợp sử dụng thuốc kéo dài như Corticoid và thuốc động kinh.

Loãng xương xuất hiện lặng thầm trong cơ thể

Loãng xương xuất hiện lặng thầm trong cơ thể

Tùy từng trường hợp cụ thể thì sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên, việc điều trị để đạt hiệu quả tối ưu thì phải tuân theo phác đồ điều trị và kết hợp với nhiều phương pháp. Ngoài ra, chế độ ăn uống giàu canxi và vitamin D rất quan trọng. Người bệnh có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm như trứng, sữa, tôm, cua, một số loại hoa quả vào khẩu phần ăn hàng ngày.

Hơn nữa, người bệnh nên ra ngoài hít thở và tập thể dục vào buổi sáng để có thể tăng cường hấp thụ Vitamin D. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể đi bộ hay tập aerobic, chạy bộ tùy theo nhu cầu và sở thích. Tuy nhiên cần tập luyện với cường độ và mức độ vừa phải.

6.Viêm khớp tinh thể (Gout)

Viêm khớp tinh thế hay mọi người còn được biết đến với cái tên là Gout. Đây là tình trạng bất thường khiến đau và tổn thương ở các khớp. Viêm khớp có thể có nguyên nhân là do sự lắng đọng các loại tinh thể như canxi pyrophosphate, canxi photphat và canxi oxalat.

Để chuẩn đoán chính xác được bệnh, phương pháp đơn giản nhất được sử dụng đó là siêu âm. Phương pháp này có ưu điểm là không xâm lấn cơ thể và người bệnh cũng không cần phải chịu đựng các thủ thuật xâm lấn khó chịu như chọc dịch khớp. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần phải xem xét để chọn lựa bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp.

Gout gây tổn thương và đau ở các khớp

Gout gây tổn thương và đau ở các khớp

Bệnh viêm khớp tinh thể có một số biểu hiện thường gặp như:

  • Đau và cứng khớp. Cơn đau xuất hiện đột ngột và nhói lên một cách bất ngờ. Người bệnh phải chịu đựng các cơn đau liên tục và nhức nhối. Cơn đau này thường kéo dài và có khi kéo cài từ 12-24 tiếng
  • Sưng đỏ vùng da trên khớp
  • Sưng và đau khớp
  • Xuất hiện những cơn đau sốt và tăng thân nhiệt. Thỉnh thoảng đổ mồ hôi và làm cho người bệnh có trạng thái mệt mỏi.

Để điều trị viêm khớp tinh thể nhanh chóng và dứt điểm. Người bệnh cần phải được điều trị và chăm sóc theo đúng chỉ thị của bác sĩ. Sử dụng thuốc đúng theo đơn đã được kê. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn phải có chệ độ ăn uống và dinh dưỡng hợp ly. Bệnh nhân nên duy trì chế độ ăn uống cân bằng và điều độ tránh bị thừa cân.

7.Viêm điểm bám gân

Viêm điểm bám gân thường gặp ở bệnh nhân sau tuổi 35. Đây là một bệnh lý viêm ở gân, bao gân và dây chằng. Ở các vị trí bám vào xương sẽ gây xuất hiện viêm điểm bán. Bên cạnh đó còn xuất hiện ở các khu vực như vùng gân cổ chấn, đầu gối và khuỷu tay.

Cho đến nay, viêm điểm bám gân vẫn chưa có biện pháp nhằm điều trị triệt để. Các phương pháp hiện có chỉ có tác dụng làm giảm đau và cải thiện các triệu chứng bệnh. Mặc dù bệnh không làm nguy hại tới tính mạng nhưng khả năng vận động và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị ảnh hưởng rất nhiều.

Những bệnh nhân mắc căn bệnh này tuyệt đối không nên tham gia các môn thể thao đối kháng. Thay vào đó, hãy vận động nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh và hạn chế đi giày cao gót quá cao. Khi bị đau, người bệnh có thể ngồi hoặc nằm nghỉ ngơi. Có thể áp dụng các phương pháp xoa bóp nhẹ nhàng và uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ.

Viêm điểm bám gân ở cơ thể

Viêm điểm bám gân ở cơ thể

Viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương đùi

Đây là vị trí khiến người bệnh có cảm giác đau đơn khi vận động. Ngoài xương đùi là vị trí dải chậu chày tiếp nối vùng cơ đùi và chạy ở lớp nông mặt đùi. Nó sẽ chạy tiếp đến bám vào lồi cầu ở phía ngoài xương đùi. Bệnh thường gặp ở các vận động viên chạy bộ hay ở những người chạy quá nhiều.

Khi bị viêm ở vị trí này, người bệnh có triệu chứng đau đớn ở vùng mặt ngoài đầu dưới của đùi, khi ấn vào vùng lồi cầu sẽ bị nhói lên cơn đau và ít sưng đỏ tấy.

Viêm điểm bám gân gót

Bệnh lý này xuất hiện do vi chấn thương hay do hoạt động quá mạnh. Đôi khi là do thoái hóa các sợi gân gót tại nơi gân bám vào xương gót. Người bệnh mắc viêm điểm bán gân gót sẽ có biểu hiện đau và sưng phù ở vùng gân gót. Hoặc đau nhói ở mặt sau xương gót hoặc ở cả 2 bên gân gót. Thời điểm xuất hiện cơn đau thường là vào buổi sáng. Đặc biệt là khi người bệnh mới ngủ dậy và vừa bước chân xuống giường.

Đa số nguyên nhân gây nên viêm nhiễm này là do hoạt động quá sức chịu đựng của cơ thể. Khi các hoạt động này lặp đi lặp lại và kéo dài do đặc thù nghề nghiệp. Hay do thói quen sinh hoạt và luyện tập thể thao. Các triệu chứng của bệnh lý ban đầu sẽ chỉ là thoáng qua thôi. Nhưng về sau này sẽ phát triển dai dẳng và xuất hiện với mức độ nhiều hơn.

8.Bệnh đau xương khớp do chấn thương

Bệnh đau xương khớp do rât nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó lý do chấn thương chiếm một phần lớn. Theo nghiên cứu gần đây, tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến xương khớp do tai nạn và chấn thương tăng lên đáng kể. Có rất nhiều nguyên nhân khách quan xảy ra như tai nạn ô tô, tai nạn nghề nghiệp, chơi thể thao quá mạnh.

Đau xương khớp do chấn thương gây nên

Đau xương khớp do chấn thương gây nên

Chấn thương có thể có nhiều biểu hiệu nhẹ chỉ đau ngoài da. Nhưng cũng có nhiều tình trạng nặng như dập cơ, bong gân, đứt dây chằng hoặc thậm chí là gãy xương. Gãy xương có thể làm nguy hại tới tính mạng cho người bệnh. Ví dụ như làm tổn thương mạch máu, mất máu hay chèn ép tủy sống. Những trường hợp khẩn cấp như vậy cần phải được điều trị và xử lý kịp thời.

Để phòng tránh nguy cơ xảy ra đau xương khớp do chấn thương. Bạn cần trang bị đầy đủ phương tiện cũng như trang phục bảo hộ trước khi tham gia các hoạt động. Hơn nữa cũng nên tránh tham gia các bộ môn thể thao mạo hiểm và vận động quá mạnh. Thay vào đó, bạn có thể chơi nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga. Những môn thể thao này vừa nâng cao sức khỏe, dẻo dai. Vừa tránh nguy cơ xảy ra các chấn thương cho cơ thể.

9. Các phương pháp điều trị bệnh đau xương khớp

Hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau để điều trị bệnh xương khớp. Ngoài việc thăm khám thường xuyên ở bệnh viên chuyên sâu. Hay theo phác đồ của bác sĩ, bạn có thể áp dụng một số phương pháp phổ biến như:

  • Sử dụng phương pháp chườm nóng, chườm lạnh. Phương pháp này giúp kích thích lưu thông tuần hoàn máu, giảm sưng và đau. Theo quy trình, bạn nên bắt đầu bằng việc chườm nóng trước, sau đó mới đến chườm lạnh. Tuy nhiên, dù là chườm nóng hay lạnh bạn cũng không nên chườm quá lâu. Thời gian đạt được hiệu quả nhất là khoảng từ 20 phút.
Châm cứu là phương pháp tự nhiên trị đau xương khớp

Châm cứu là phương pháp tự nhiên trị đau xương khớp

  • Châm cứu. Đây là một phương pháp hữu hiệu theo y học cổ truyền. Phương pháp này giúp khai thông khí huyết một cách tự nhiên mà không cần phải chịu tác động của thuốc. 
  • Vận động thể thao thường xuyên
  • Tập yoga
  • Tuân thủ theo một chế độ ăn lành mạnh.
Rate this post

Gọi: 0978 164 715 Mua hàng rẽ nhất!