Trúng gió và những phương pháp điều trị hiệu quả

Trúng gió theo thuật ngữ Đông Y là tình trạng bệnh xảy ra do thời tiết thay đổi, để Quatanghanquoc nói thêm cho bạn nghe nha.

Trúng gió có nguy hiểm không?
Trúng gió có nguy hiểm không?

Trong quan niệm dân gian Việt Nam, “trúng gió” còn mang nghĩa đen giống như cơ thể bị một cơn gió độc xâm nhập vào.

Khi đó, cơ thể xuất hiện các triệu chứng như mỏi mệt, buồn nôn, nhức đầu, ủ rũ chân tay. Một số trường hợp bệnh nặng hoàn toàn có nguy cơ dẫn đến các biến chứng như liệt cơ mặt, tai biến, đột quỵ hay co thắt dây thần kinh dẫn đến méo miệng.

Trúng gió có thể xảy đến bất chợt và khá thường xuyên đối với nhiều người. Khi mà hệ miễn dịch cùng sức đề kháng suy giảm. Do vậy, việc nhận diện bệnh sao cho đúng và nhận biết được cách xử lý kịp thời. Sẽ mang lại hiệu quả tốt cho cơ thể, tránh được những biến chứng và đưa “cơn gió độc” ra bên ngoài.

Bệnh trúng gió được hiểu như thế nào?

Trúng gió là bệnh gì?

Trúng gió là bệnh gì?

Bệnh trúng gió là một hiện tượng không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Ắt hẳn hầu như ai cũng từng mắc căn bệnh này ít nhất một lần trong đời. Việc điều trị bệnh cũng khá đơn giản, thường được chữa bằng các phương pháp dân gian.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp không thể phân biệt rõ bệnh trúng gió và đột ngụy. Đây sẽ để lại một hệ quả vô cùng nguy hiểm. Thậm chí có thể ảnh hưởng tới cả tính mạng.

Nếu như biết cách điều trị và đưa “cơn gió độc” này ra bên ngoài, cơ thể sẽ khỏe mạnh trở lại. Ngược lại, bệnh sẽ diễn biến một cách âm thầm và ảnh hưởng tới nhiều bộ phận khác trong cơ thể người bệnh nếu như không được chăm sóc kĩ càng.

Gợi ý: Bộ 5 Sản phẩm Food Matrix hỗ trợ tăng cường sức khỏe toàn diện

Triệu chứng thường thấy ở bệnh nhân trúng gió

Biểu hiện của trúng gió là gì?

Biểu hiện của trúng gió là gì?

Bệnh trúng gió xảy đến một vài biểu hiện tương tự như bệnh cảm thông thường. Bệnh được phân chia ra thành 2 giai đoạn chính là bệnh nhẹ và lúc đã trở nặng.

Bệnh trúng gió với những biểu hiện nhẹ có thể làm ớn lạnh sau gáy, bàn tay, chân hoặc sống lưng. Người bệnh cảm giác như đang có cơn gió nào đó đang đi vào cơ thể mình.

Diễn biến tiếp theo là nhức đầu, chóng mặt, chảy nước mũi và luôn có cảm giác buồn nôn. Dần dần sẽ dẫn đến tiêu chảy, đau bụng.

Xem các triệu chứng của bệnh ở bên dưới

Xem các triệu chứng của bệnh ở bên dưới

Người mắc trúng gió nếu như không được chú ý điều trị và chăm sóc đúng phương pháp. Người bệnh sẽ dễ bị tiếp diễn bởi những triệu chứng khác nghiêm trọng hơn đối với sức khỏe. Một vài triệu chứng nguy hiểm được biểu hiện như:

  • Hôn mê sâu
  • Co giật, méo miệng và liệt giây thần kinh
  • Chân tay co cứng
  • Tê liệt tạm thời một bộ phận bất kỳ trên cơ thể
  • Tai biến mạch máu não
  • Di chứng một số bệnh như phong thấp, mất đi sự đề kháng của cơ thể, tê thấp.

Gợi ý: Omega3 Hàn Quốc General Balance Gcop – Bảo vệ tim mạch, phát triển trí não

Xử lý bệnh nhân trúng gió như thế nào?

Xử lý bệnh nhân trúng gió như thế nào?

Xử lý bệnh nhân trúng gió như thế nào?

Việc xử lý cơ thể bị trúng gió xảy đến bất chợt cần phải có kiến thức về Y học một cách chuyên sâu. Bởi nhiều trường hợp bệnh nhân được chữa trị theo nhiều phương pháp dân gian hoặc truyền miệng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng còn nguy hiểm hơn.

Do vậy, dựa vào cả Đông Y lẫn Tây Y, cách xử lý bệnh trúng gió sẽ khác nhau. Chủ yếu do cách nhìn nhận và quan điểm vào nguyên nhân dẫn đến bệnh là khác nhau.

Điều trị trúng gió theo Tây Y

Điều trị bằng thuốc cảm theo tây y

Điều trị bằng thuốc cảm theo tây y

Theo quan niệm từ các bác sĩ Tây Y, bệnh trúng gió hoàn toàn không liên quan đến bất cứ “cơn gió” lạ nào. Bệnh tương tự với bệnh cảm cúm thông thường do thay đổi thời tiết, đề kháng suy giảm. Do đó, việc điều trị bệnh sẽ tập trung vào xử lý những triệu chứng mà bệnh gây ra.

Người bệnh sẽ được khuyên dùng một vài loại thuốc điều trị như thuốc hạ sốt, thuốc kháng histamin hay thuốc giảm đau. Ngoài ra, để tăng cường thêm sức đề kháng cho cơ thể. Bệnh nhân có thể bổ sung thêm Vitamin C.

Theo quan niệm Đông Y

Một số cách điều trị trúng gió theo quan niệm đông y

Một số cách điều trị trúng gió theo quan niệm đông y

Một vài phương pháp được sử dụng cho bệnh nhân trong việc điều trị bệnh trúng gió theo quan niệm Đông Y như:

  • Uống trà gừng nhằm làm ấm người và tăng nhiệt độ cho cơ thể. Hoặc bệnh nhân có thể uống trực tiếp nước gừng tươi giã nát.
  • Làm nóng gan bàn chân
  • Sử dụng phương pháp cạo gió dân gian. Ở những vùng có thể cạo như cổ, lưng, chân tay, bụng hay hút giác. Tuy nhiên phương pháp này cần phải được chọn lựa đối tượng kĩ càng, tránh làm ảnh hưởng đến nhiều vấn đề sức khỏe.
  • Ăn cháo hành, lá tía tô làm ấm cơ thể
  • Bấm huyệt nhân trung đối với những bệnh nhân bị bất tỉnh. Đặt bệnh nhân nằm với tư thế nghiêng sang 1 bên. Đắp chăn giữ ấm để tránh gió lùa.

Phương pháp phòng ngừa trúng gió

Thường xuyên đội mũ che tai, đeo khăn kín cổ để tránh gió lùa

Thường xuyên đội mũ che tai, đeo khăn kín cổ để tránh gió lùa

Để phòng ngừa những nguy cơ nghiêm trọng mà bệnh trúng gió gây nên. Người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp như:

  • Thường xuyên đội mũ che tai, đeo khăn kín cổ để tránh gió lùa vào những bộ phận dễ có nguy cơ dễ nhiễm lạnh như tai và cổ. Đặc biệt là vào thời tiết trời chuyển giao hoặc lạnh. Đối với người cao tuổi, đây là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Vì vậy nên chọn thời điểm ra ngoài thích hợp như khi nắng ấm hoặc sương tan.
  • Khi di chuyển từ phòng có máy lạnh ra môi trường bên ngoài. Để tránh sốc nhiệt đột ngột, cần đứng nơi cửa ra vào một lát để cơ thể tích ứng được với nhiệt độ bên ngoài.
Hãy luôn giữ cơ thể thật ấm để ngăn ngừa nguy cơ trúng gió

Hãy luôn giữ cơ thể thật ấm để ngăn ngừa nguy cơ trúng gió

  • Khi cơ thể bị cảm lạnh, tránh uống rượu
  • Không nên tắm khuya hoặc tắm nước lạnh. Nơi tắm phải kín đáo, tránh gió lùa vào. Lau người nhanh để tránh việc cơ thể nhiễm lạnh hoặc mất nhiệt.
  • Thường xuyên cho cơ thể hoạt động, nhất là các vùng cổ, vay gáy để cho khí huyết lưu thông.
  • Ngủ dậy không nên bật dậy ngay mà nên nằm trên giường khoảng 5 phút để cơ thể thích nghi và tỉnh táo.
  • Tăng cường nâng cao sức đề kháng với các bài tập thể dục thể thao.

Trúng gió nên ăn gì

Trúng gió nên ăn gì?

Trúng gió nên ăn gì?

Đối với bệnh nhân trúng gió, việc hỗ trợ sức khỏe từ bên trong rất quan trọng. Không chỉ là những tác động cho cơ thể từ bên ngoài. Người bệnh nên bổ sung cơ thể một vài loại dưỡng chất có tính nhất định. Hỗ trợ từ sức khỏe bên trong.

Những loại thực phẩm được cho là tốt cho bệnh nhân trúng gió như gừng, cam chứa vitamin C, cải xoăn. Khi tỉnh dậy có thể bổ sung cháo hành hoặc cháo lá tía tô nóng.

Bổ sung thực phẩm dinh dưỡng hỗ trợ cơ thể khỏe mạnh hơn. Hawaiian Noni Unicity giúp bảo vệ cơ thể và bổ sung khoáng chất.

Gừng

Dùng gừng làm trà để làm nóng cơ thể

Dùng gừng làm trà để làm nóng cơ thể

Trong gừng tươi có chứa hoạt chất enzym protease, giúp phân hủy các protein chuyển thành amino acid amin. Hỗ trợ làm mềm thức ăn và dễ dàng tiêu hóa. Loại bỏ được các chuỗi peptid lạ và chống dị ứng cho một số bệnh nhân. Một số bài thuốc khi dùng gừng trong chữa trị bệnh trúng gió, cảm mạo như:

  • Lấy 7 lát gừng sống cùng 7 củ hành hương cho vào một bát nước nấu sôi kỹ. Uống dung dịch này khi đang còn nóng và đắp kín mền cho toát mồ hôi ra.
  • Dùng 20g gừng tươi dùng giã nát rồi nấu chung với nước lọc cho sôi kĩ. Uống nóng và đắp mền cho ra mồ hôi.
Ngoài trị trúng gió thì trà gừng còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe khác

Ngoài trị trúng gió thì trà gừng còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe khác

  • Nếu như bệnh nhân trúng gió đi kèm cảm, ho có đờm hoặc khò khè khó thở. Dùng 7 lát gừng tươi cùng 1 muỗng cà phê trà tàu.
  • Đem nấu sôi kĩ đến khi cạn nước. Sau đó lấy dung dịch hòa cùng nước cốt của 1 quả chanh tươi, 1 muỗng rượu mạnh và 1 muỗng ăn mật ong. Khuấy đều và uống khi còn đang nóng, đắp mền cho ra mồ hôi.

Gừng có công dụng vô cùng lớn đối với chữa các căn bệnh có tính hàn. Bởi gừng nóng hỗ trợ làm ấm cơ thể trong môi trường chuyển giao.

Cam

Hỗ trợ đề kháng cho cơ thể bằng cam

Hỗ trợ đề kháng cho cơ thể bằng cam

Cam là một loại quả có chứa nguồn vitamin C dồi dào. Hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, cam còn có nhiều công dụng đối với các bệnh bởi có chứa nhiều vitamin C, folate hoặc chất chống oxy hóa.

  • Giữ sức khỏe cho thận. Nếu như bạn uống nước cam đều đặn mỗi ngày, citrate có trong cam sẽ giúp làm chậm lại tiến trình hình thành sỏi trong thận. Giảm những nguy cơ mắc bệnh hiện có.
  • Bảo vệ làn da với chất chống oxy hóa. Ngăn chặn tác hại từ tia UVA và UVB, kích thích ngăn ngừa nám, giảm tình trạng viêm da.
Thức uống quen thuộc nhưng lại có khả năng giải cảm, giải gió rất tốt

Thức uống quen thuộc nhưng lại có khả năng giải cảm, giải gió rất tốt

  • Tăng lượng chất xơ. Kiểm soát tốt lượng cholesterol trong máu, giảm thiểu nguy cơ xơ vữa động mạch. Chất xơ có trong cam kiểm soát được bệnh tiểu đường và cải thiện sức khỏe tổng thể.
  • Tăng cường sức khỏe não bộ. Vitamin B9 có trong cam hỗ trợ phát triển não bộ khỏe mạnh. Tránh mắc các chứng bệnh về rối loạn thần kinh.

Cháo hành, tía tô nóng

Cháo hành hoặc cháo lá tía tô nóng rất phù hợp cho những bệnh nhân mới dậy. Cháo nóng hỗ trợ giải cảm, làm ấm cơ thể. Hành lá thì đã quá quen thuộc đối với đời sống hàng ngày của bạn.

Cháo lá tía tô

Cháo lá tía tô

Tuy nhiên, đối với tía tô, đây là một loại lá có răng cưa ở phần mép và lông phủ trên bề mặt. Đồng thời, có màu tím hoặc xanh tím bắt mắt. Từ lá, cành, quả hay rễ của cây tía tô đều có thể đem sử dụng làm món ăn và bài thuốc có lợi cho cơ thể con người.

Ngoài ra, từ hàm lượng vitamin dồi dào trong đó. Lá tía tô còn được áp dụng cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Cạo gió để trị gió có đúng không?

Cạo gió là một hoạt động liên tục tác động lên da và gây đau tại chỗ. Lúc này cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tiết ra chất giảm đau endorphins. Như một morphin tự nhiên của cơ thể, chúng sẽ mang lại cảm giác dễ chịu.

Không nên lạm dụng cạo gió vì nó không hề tốt cho cơ thể

Không nên lạm dụng cạo gió vì nó không hề tốt cho cơ thể

Tuy nhiên, nếu như thường xuyên làm như vậy như một thói quen. Cơ thể sẽ bị lệ thuộc và lặp đi lặp lại mỗi khi mắc trúng gió.

Vì vậy, khi cơ thể biểu hiện ra những triệu chứng đau nhức hoặc mệt mỏi. Cần được đưa bệnh nhân đến những phòng khám hoặc cơ sở y tế uy tín. Vận động khớp một cách nhẹ nhàng, tránh mang vác nặng nhọc.

Cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau xanh và củ quả. Uống sữa cung cấp vitamin và canxi. Tránh những thói quen xấu như ăn đồ dầu mỡ chiên xào hoặc thức uống có cồn, chất kích thích. Duy trì một thói quen sống khoa học, tránh thức khuya và thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.

Những trường hợp không nên cạo gió

Những trường hợp sau đây không nên cạo gió

Những trường hợp sau đây không nên cạo gió

  • Không cạo gió đối với trẻ nhỏ. Khi trẻ bị cảm hoặc có dấu hiệu bị trúng gió. Bạn chỉ cần xoa dầu nóng cho trẻ. Tránh cạo gió làm hư hỏng da hoặc khiến cho khí huyết lưu thông.
  • Không cạo gió khi đang cảm nhiệt. Những người đang bị sống phong nhiệt dễ ảnh hưởng đến những triệu chứng cơ thể như méo miệng, xuất huyết não, liệt nửa người. 
  • Những người đang mắc bệnh tim mạch và cao huyết áp. Tuyệt đối không được cạo gió cho những trường hợp bệnh này. Nguyên nhân là do những tác động mạnh ảnh hưởng, làm kích ứng và làm bùng phát trở lại các cơn đau gây nguy hiểm cho tim. 
Hạn chế cạo gió hết mức có thể

Hạn chế cạo gió hết mức có thể

  • Không cạo gió cho phụ nữ mang thai. Hoạt động cạo gió gây kích ứng quá mạnh mẽ, có thể gây nên những ảnh hưởng cho thai nhi.
  • Cạo gió làm nặng thêm tình trạng đau vai gáy. Theo như các chuyên gia, chứng bệnh đau vai gáy có thể làm cho mạch máu bị chèn ép. Cạo gió gây nên xuất huyết dưới da có thể làm tụ máu chèn ép hoặc tạo nên phản xạ gây co thắt cơ. Các cơn đau nhức sẽ nặng hơn.

Cạo gió đơn giản bằng thìa và dầu gió

Để cạo gió hiệu quả, bạn nên lựa chọn vật cạo có cạnh nhẵn và hình cung. Giống như thìa, đồng tiền, miệng chén, nhẫn. Lưu ý vệ sinh sạch sẽ vật dụng trước khi dùng.

Bệnh nhân vừa cạo gió xong không nên tắm ngay

Bệnh nhân vừa cạo gió xong không nên tắm ngay

  • Bệnh nhân vừa cạo gió xong không nên tắm ngay. Đặc biệt là trong vòng 30 phút đầu tiên. Không nên tắm hoặc rửa với nước lạnh.
  • Tránh cạo gió tại những vùng da đang lở loét, vết thương hở, trầy xước. Tuyệt đối không cạo gió ở phụ nữ mang thai, người mắc các bệnh nhiễm trùng ở da.
  • Thời gian cạo gió lần sau nên cách lần trước ít nhất một tuần. Tránh cạo đè lên vết gió cũ vẫn chưa biến mất.
  • Tránh cạo gió ở những trường hợp đặc biệt như trẻ em, bệnh nhân sốt xuất huyết. Hạn chế những biến chứng nguy hiểm để lại.
  • Phương pháp cạo gió không phải là một phương pháp được ưu tiên áp dụng trong điều trị bệnh. Nó chỉ phù hợp và có tác dụng đối với những chứng bệnh có liên quan đến cảm mạo thông thường. 

Trúng gió đau nửa đầu

Trúng gió đau nửa đầu

Trúng gió đau nửa đầu

Trúng gió đau nửa đầu là một triệu chứng phổ biến và thường thấy nhất. Đa phần các bệnh nhân khi bị trúng gió đều có cảm giác ớn lạnh ở vùng gáy, tay chân hoặc sống lưng.

Song song với đó, những dấu hiệu như chóng mặt, hoa mắt và ù tai. Tinh thần dễ uể oải lừ đừ và mệt mỏi. Những cơn đau sẽ theo từng cơn từ đau âm ỉ đến dữ dội từng cơn. Người bệnh sẽ có cảm giác nặng đầu và ê ẩm.

Trúng gió méo miệng – biểu hiện nguy hiểm

Nguyên nhân dẫn đến trúng gió méo miệng là do dây thần kinh trung ương hoặc nhiễm trùng u, chấn thương.

Trúng gió méo miệng

Trúng gió méo miệng

Bệnh phổ biến nhất là khi thời tiết trở lạnh đột ngột, bệnh nhân dễ mắc nhiễm lạnh hoặc không giữ cho cơ thể đủ ấm. Biểu hiện thường gặp nhất là liệt mặt đột ngột ở hai bên dẫn đến thiếu sự cân đối và mất nếp nhăn trán.

Bệnh có thể được điều trị trong vòng 30 ngày kể từ khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên. Khi đó, sức khỏe sẽ được cải thiện đến 70% hoặc thậm chí là khỏi hoàn toàn. Những trường hợp nhẹ có thể hồi phục và khỏe bệnh trong vài tuần.

Việc trúng gió méo miệng nếu như không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều di chứng đáng báo động. Chẳng hạn như viêm kết mạc, loét giác mạc, chảy nước mắt không kiểm soát. Hoặc thậm chí là đau co thắt nửa mặt và khó hồi phục.

Trúng gió nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều di chứng đáng báo động

Trúng gió nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều di chứng đáng báo động

Lời kết

Trong việc đối phó với bệnh trúng gió, việc xử lý và điều trị đúng phương pháp rất quan trọng. Nên tuân thủ các biện pháp phòng ngừa, áp dụng cả Đông Y và Tây Y tùy theo quan niệm cá nhân.

Đặc biệt, tránh cạo gió không cần thiết và tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia y tế khi cần thiết. Việc này sẽ giúp ngăn ngừa di chứng và đảm bảo sức khỏe tốt hơn cho bệnh nhân.

Xem thêm:

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh trúng gió

Bệnh trúng gió có thể chữa trị bằng cách nào?

Điều trị bệnh trúng gió có thể dựa vào quan điểm Đông Y hoặc Tây Y. Đông Y thường sử dụng phương pháp như uống trà gừng, cạo gió, và bấm huyệt. Trong khi Tây Y tập trung vào xử lý triệu chứng bằng thuốc và việc tăng cường sức đề kháng.

Bệnh trúng gió có nguy hiểm không?

Bệnh trúng gió thường không nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc, nó có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như hôn mê, co giật, tai biến mạch máu não, và tê liệt.

Có nên tự cạo gió để điều trị bệnh trúng gió?

Tự cạo gió có thể gây hại nếu không biết cách thực hiện. Nó nên được thực hiện bởi người có kiến thức và kỹ năng, và không nên áp dụng đối với trường hợp đặc biệt như trẻ em, phụ nữ mang thai, và người bị bệnh tim mạch.

Bệnh trúng gió có thể ảnh hưởng đến đâu trong cơ thể?

Bệnh trúng gió có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể, như đầu, cổ, vai gáy, bàn tay, chân, và có thể dẫn đến triệu chứng như đau nhức, sốt, ho, và mệt mỏi.

Bạn có thể ăn gì khi bị bệnh trúng gió?

Khi bị bệnh trúng gió, bạn có thể ăn những thực phẩm hỗ trợ như gừng, cam (có chứa vitamin C), cháo hành, lá tía tô nóng, và các thực phẩm dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng.

Rate this post

Gọi: 0931 547 758 Mua hàng rẽ nhất!