Tăng nhãn áp là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, để Quatanghanquoc nói cho bạn nghe nó nguy hiểm như thể nào.
Nó được xếp thứ hai trong tỷ lệ gây nên mù lòa, chỉ sau bệnh đục thủy tinh thể. Mặc dù nguy hiểm là vậy, tuy nhiên việc bệnh nhân có kiến thức hoặc am hiểu về bệnh vẫn chưa cao.
Số lượng bệnh nhân mắc bệnh tăng nhãn áp tăng cao trong nhiều năm trở lại dây. Bệnh có thể tấn công vào các bệnh nhân ở mọi lứa tuổi, màu da hay giới tính. Một số yếu tố bổ sung làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:
- Gia đình có tiền sử người mắc bệnh tăng nhãn áp
- Tuổi tác tăng cao
- Tiền sử từng bị chấn thương ở vùng mắt
- Là người gốc Phi với độ tuổi trên 35, và người gốc Âu, độ tuổi trên 50
- Bệnh nhân đái tháo đường hoặc huyết áp cao hoặc cận thị
Contents
- 1 Tìm hiểu về bệnh tăng nhãn áp
- 2 Nguyên nhân gây ra bệnh tăng nhãn áp
- 3 Phân biệt các dạng tăng nhãn áp khác nhau
- 4 Những yếu tố ảnh hưởng đến tăng nhãn áp
- 5 Một vài phương pháp khi điều trị bệnh tăng nhãn áp
- 6 Những loại thuốc thường dùng trong điều trị tăng nhãn áp
- 7 Một vài lưu ý trong quá trình dùng thuốc tăng nhãn áp
- 8 Lời kết
- 9 Một số câu hỏi thường gặp
Tìm hiểu về bệnh tăng nhãn áp
Tăng nhãn áp là một bệnh liên quan đến hệ thống dây thần kinh mắt. Đây chính là cầu nối giữa đôi mắt với bộ não của bạn. Nhiệm vụ chính của dây thần kinh này là truyền thông tin từ mắt tới não để nhìn được cảnh vật xung quanh.
Thị lực của mỗi bệnh nhân sẽ thay đổi và suy giảm khi dây thần kinh thị giác bị ảnh hưởng và mất thị lực. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh tăng nhãn áp diễn biến âm thầm và chậm rãi. Có khi kéo dài thời gian phát bệnh đến vài năm.
Việc mất đi thị lực có thể tiến triển cho đến khi bệnh nhân ảnh hưởng đến khả năng đọc hoặc nhìn nhận sự vật. Nếu như việc điều trị vẫn không được tiến hành đúng phương pháp và thời gian. Tất cả thị lực của mắt sẽ bị mất hoàn toàn, dẫn đến mù lòa.
Thị lực của bệnh nhân sau khi mất do tăng nhãn áp không thể lấy lại được. Do đó, việc điều trị bệnh cần có liệu trình sao cho thích hợp để ngăn ngừa hậu quả xấu nhất có thể xảy ra. Điều quan trọng nhất trong việc chữa trị là phải phát hiện được bệnh sớm và đúng thời điểm.
Gợi ý: Siberian Neurovision – Cải thiện chức năng não bộ, tăng cường thị lực
Nguyên nhân gây ra bệnh tăng nhãn áp
Bệnh tăng nhãn áp được xác định với nguyên nhân gây ra là do áp suất bên trong mắt tăng cao. Với đôi mắt của người bình thường, chất lỏng trong mắt sẽ thường xuyên tiết ra với dung lượng vừa phải. Đủ để duy trì tình trạng và áp suất bình thường của mắt.
Đối với bệnh nhân tăng nhãn áp, dịch tiết này sẽ biến đổi. Có thể làm tắc nghẽn thoát nước hay sản xuất ra quá nhiều làm dư thừa chất lỏng, làm áp lực bên trong mắt tăng cao. Nếu như áp suất này tăng quá cao dẫn đến nguy cơ hỏng dây thần kinh bên trong thị giác của bạn.
Hiện nay, vẫn chưa có ly do thỏa đáng cho câu hỏi tại sao cơ thể lại sản xuất một lượng bất thường hóa chất trong cơ thể người bệnh tăng nhãn áp như vậy.
Do đó, những nghiên cứu tìm hiểu xem việc cải thiện quá trình lưu thông nhằm giảm nồng độ glutamate này có thể ngăn chặn sự tổn thương do bệnh gây nên hay không.
Gợi ý: Herbalife Ocular Defense Bảo Vệ Cho Đôi Mắt Sáng Khỏe
Phân biệt các dạng tăng nhãn áp khác nhau
Bệnh tăng nhãn áp được biết đến với chứng bệnh phổ biến nhất là glocom. Đây là một chứng bệnh về mắt nguy hiểm với những triệu chứng và biểu hiện khác nhau.
Do vậy, với thời gian phát hiện bệnh sao cho hợp lý sẽ đóng vai trò quan trọng cho quá trình điều trị bệnh được nhanh chóng và hiệu quả hơn. Bệnh được chia ra thành nhiều dạng khác nhau:
- Glocom góc đóng nguyên phát
- Glocom góc mở nguyên phát
- Glocom nhãn áp bình thường
- Glocom bẩm sinh
Glocom góc đóng nguyên phát
Đây là tình trạng nhãn áp tăng lên cao một cách nhanh chóng gây ra tắc nghẽn đồng tử. Tròng đen của mắt đang ở trạng thái giãn nở để hấp thụ ánh sáng, sẽ làm cho thủy dịch ứ đọng lai gây tắc nghẽn đồng tử.
Bệnh glocom góc đóng nguyên phát xảy ra với những dấu hiệu như đau nhức ở các vùng xung quanh hốc mắt cộng với lan rộng ra thêm lên nửa đầu. Điều này làm cho người bệnh cảm thấy buồn nôn, khó chịu, đau bụng hoặc sốt cao và vã mồ hôi.
Lúc này, bệnh nhân sẽ mẫn cảm với ánh sáng, đặc biệt là những ánh sáng mạnh. Nếu như nhìn trong một thời gian dài sẽ dẫn đến chảy nước mắt, mắt nhìn mờ hoặc có ghèn bên trong mắt.
Hậu quả nghiêm trọng nhất mà bệnh gây nên là dẫn đến tình trạng bệnh nhược thị. Đây chính là việc mắt mất hết hoàn toàn ánh sáng. Không có phương pháp nào để chữa trị, kể cả sử dụng thuốc hay điều trị bằng tia laser.
Bệnh glocom góc mở nguyên phát
Glocom góc mở nguyên phát là tình trạng bệnh lý tác động bởi hệ thị giác thần kinh. Nhãn áp lúc này tăng lên tới hơn 21mmHg dãn đến tổn hại tế bào hạch võng mạc cùng lớp sợi thần kinh.
Bệnh dẫn đến nhiễm trùng hoặc làm chấn thương các dây thần kinh, xơ hóa võng mạc. Dần dần gây lắng đọng cặn bã và hẹp đi đường lưu thông thủy dịch.
Người bệnh mắc này sẽ có cảm giác căng tức mắt và măt nhìn mờ nếu như hoạt động hoặc tập trung làm việc trong một thời gian dài. Bệnh tiến triển âm thầm trong thời gian khá lâu. Cho đến cuối cùng, khi đó bệnh nhân sẽ bị giảm sút thị lực nhanh chóng và dần chìm vào cơn bóng tối mù lòa.
Do vậy, để phát hiện sớm bệnh tình của mình, người bệnh phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe mắt. Nếu như gặp những bất thường hoặc thay đổi như đồng tử giãn nhẹ, phản xạ ít với ánh sáng hay mất đi viền sắc tố.
Glocom nhãn áp bình thường
Đây là một hình thái bệnh đặc biệt hơn của glocom góc mở.
Bệnh này sẽ phổ biến ở những người trên 60 tuổi và chủ yếu ở nữ. Những triệu chứng cho thấy bệnh rất ít, hầu như không có biểu hiện đau hay nhức như những loại đã kể trên.
Bệnh chỉ làm cho người bệnh hơi kém thị lực và rất khó để có thể phát hiện ra bệnh. Theo đó, nguyên nhân lý giải tại sao người trên 50 tuổi lại có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người trẻ tuổi.
Bệnh vô cùng nguy hiểm nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời. Nó có khả năng làm tắc nghẽn mạch máu làm cho võng mạc không được cung cấp đủ máu. Khiến thị lực ngày một giảm đi, cuối cùng là dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.
Glocom bẩm sinh
Glocom bẩm sinh là tình trạng em bé măc bệnh từ việc di truyền từ bụng mẹ. Ngay từ lúc sinh ra, trẻ đã có những dâu hiệu bất thường về mắt. Tỷ lệ mắc ở nam giới cao gấp đôi so với phái nữ. Trẻ sẽ có những dấu hiệu như:
- Đường kính giác mạc lớn hơn so với bình thường khoảng 1mm
- Cung mạc mỏng
- Hắc mạc lộ rõ màu xanh
- Lồi mắt
Bệnh thường xuất hiện ở cả hai bên mắt. Nhìn chung, bệnh làm cho giác mạc trở nên mờ đục hoặc viêm. Làm cho tầm nhìn hạn hẹp và nhạy cảm, thậm chí là sợ khi phải tiếp xúc với ánh sáng. Trẻ có xu hưỡng nhìn xa sẽ không được rõ như biểu hiện của những người bị cận thị.
Nếu như nhìn liên tục sẽ dẫn đến mỏi mắt và co quắp mi. Bệnh glocom bẩm sinh cần được điều trị và chăm sóc trong thời gian càng sớm càng tốt. Cần thường xuyên thăm khám định kỳ nhằm thực hiện đúng tiến độ. Bảo tồn thị lực cho mắt được tốt hơn.
Những yếu tố ảnh hưởng đến tăng nhãn áp
Do bệnh rất khó phát hiện bởi những triệu chứng diễn ra âm thầm và kéo dài trong một thời gian. Bệnh nhân cần lưu ý một sô những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:
- Độ tuổi. Đa phần người bệnh mắc tăng nhãn áp trong độ tuổi trên 35 hoặc 40. Trong độ tuổi trung niên.
- Yếu tố di truyền. Nếu như bạn được sinh ra trong một môi trường là gia đình có người mắc bệnh tăng nhãn áp. Bạn cần thường xuyên chăm sóc mắt và kiểm tra định kỳ nếu như phát hiện sớm.
- Sử dụng một số loại thuốc có chứa corticosteroid trong thời gian dài.
- Mắc các dị tật về mắt như cận thị, loạn thị, viễn thị
- Chấn thương ở vùng mắt hoặc xung quanh mắt
Nhãn áp bình thường của con người sẽ giao động trong khoảng từ 10 đến 21mmHg. Nếu như chỉ số này trên 21mmHg, chứng tỏ bạn đang mắc nguy cơ bệnh tăng nhãn áp. Cần nhanh chóng được điều trị và chuẩn đoán những phương pháp kịp thời.
Một vài phương pháp khi điều trị bệnh tăng nhãn áp
Mặc dù bệnh rất khó để chữa trị hoàn toàn. Các phương pháp được áp dụng hầu hết chỉ để hạn chế tình trạng bệnh tiến triển nặng thêm. Duy trì mắt ở mức độ thị lực trung bình.
Những phương pháp thường thấy được áp dụng như: dùng thuốc, phẫu thuật mắt, phẫu thuật laser hay cấy các đường dẫn vào bên trong mắt.
Sử dụng thuốc và thuốc nhỏ mắt
Thông thường, nhằm giảm áp suất trong mắt bệnh nhân thường được sử dụng một số loại thuốc nhỏ mắt chuyên dụng. Tần suất dùng từ 3 đến 4 lần một ngày, tùy vào loại thuốc. Thuốc uống cũng được áp dụng sẵn nhằm làm tăng nhãn áp.
Giống như những loại thuốc thông thường, chúng hoàn toàn có thể gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, trong quá trình điều trị và bắt đầu dần với việc sử dụng thuốc.
Bạn cần theo dõi đơn thuốc được kê và thảo luận với bác sĩ về những tác dụng phụ có thể ảnh hưởng tới thể trạng cơ thể mình hay không.
Điều trị với tia laser
Một trong những phương pháp được ưa chuộng trong việc điều trị bệnh tăng nhãn áp là điều trị bằng tia laser. Tia laser được thiết kế với mục đich tăng nhãn áp, thúc đẩy lượng chất lỏng ra khỏi mắt và từ đó giảm áp suất bên trong mắt.
Điều trị bằng tia laser thường đơn giản và thực hiện dễ dàng. Do vậy, người bệnh hoàn toàn có thể thực hiện được ngay tại nhà hoặc trong văn phòng. Thời gian thực hiện chỉ mất đôi khi là vài phút và không gây nên bất cứ đau đớn nào.
Giải phẫu – vi phẫu
Nếu như những biện pháp kể trên không thể khắc phục được tình trạng bệnh tăng nhãn áp. Bệnh nhân cần được điều trị bệnh bằng vi phẫu mổ mắt.
Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ áp dụng mổ mắt để tạo lỗ, giúp nước được thoát ra từ phía sau mí mắt trên.
Chúng cho phép chất lỏng bên trong mắt thoát ra và vào vòng tuần hoàn phía sau hốc mắt. Hệ thống “đường ống” này cho phép làm hạ nhãn áp, ngăn ngừa những tổn thương đi kèm từ bệnh.
Căn bệnh này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh tới suốt cả cuộc đời. Cho dù đã áp dụng điều trị với nhiều phương pháp kể cả thuốc, laser hay vi phẫu. Thì người bệnh vẫn phải thường xuyên đến thăm khám và theo dõi định kỳ.
Với sự xuất hiện của dây thần kinh thị giác. Bác sĩ sẽ chuẩn đoán được tình trạng bệnh có ổn định hay mất thị lực thông qua đó.
Những loại thuốc thường dùng trong điều trị tăng nhãn áp
Hiện nay, việc điều trị bệnh tăng nhãn áp bằng thuốc cũng như nhỏ mắt rất được ưa chuộng. Do sự tiện lợi, hiệu quả nhưng cũng phù hợp với điều kiện của phần đa người tiêu dùng. Khi sử dụng thuốc nhỏ và thuốc uống, tác dụng của chúng cũng đạt hiệu quả rất cao.
Thuốc nhỏ mắt
Trong các loại thuốc nhỏ mắt đa dạng, một số loại được ưa chuộng như:
- Prostaglandin. Đây là loại thuốc thường thấy được chỉ định với liều lượng cố định một lần một ngày. Thuốc hoạt động thúc đẩy lưu lượng dịch đi ra khỏi mắt và hỗ trợ giảm nhãn áp.
- Thuốc beta dạng nhỏ mắt. Loại thuốc này ưu tiên chỉ định đối với các bác sĩ trong việc điều trị tăng nhãn áp.
- Thuốc alpha – adrenergic với tác dụng giảm tốc độ dịch tiết ra. Được sử dụng độc lập và sử dụng đồng thời thuốc nhỏ mắt nhằm kháng lại sự tăng trưởng áp lực trong mắt.
- Thuốc CAI ức chế carbonic anhydrase. Chúng thường được kết hợp trong việc giảm nhãn áp và sử dụng độc lập. Thuốc được bào chế dưới dạng viên. Người bệnh cũng nên cần lưu ý với một số tác dụng phụ như đỏ mắt, nóng rát và các phản ứng ở mí mắt.
Một vài lưu ý trong quá trình dùng thuốc tăng nhãn áp
Trong quá trình điều trị bệnh lý tăng nhãn áp, bệnh nhân cần có những thận trọng và lưu ý trong quá trình dùng thuốc sao cho tránh ảnh hưởng tới thể trạng cơ thể. Với việc điều trị bệnh tăng nhãn áp, dù ở dạng nhỏ mắt hay viên uống.
Việc quan trọng hàng đầu là bệnh nhân cần tuân thủ đúng với chỉ thị mà bác sĩ đã đưa ra nhằm phát huy tốt nhất tác dụng của nó. Một số lưu ý đi kèm mà bệnh nhân có thể lưu tâm như:
- Uống thuốc đúng giờ
- Sau khi nhỏ thuốc vào mắt, có thể nhắm mắt lại từ 1 đến 2 phút. Kết hợp với massage nhẹ nhàng vùng mắt và gần mũi.
- Ghi nhớ ngày đầu tiên mở thuốc điều trị tăng nhãn áp. Tránh dùng thuốc hết hạn căn theo thời gian quy định trên nhãn hộp.
- Thực hiện đúng quy trình và liều lượng sử dụng được ghi trên nhãn thuốc
- Nhớ tháo kính áp tròng ra ngay trước khi sử dụng thuốc nhỏ
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh và cân bằng. Cải thiện rõ rệt cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Hạn chế sử dụng chất kích thích như caffein để tránh trầm trọng hơn ở tình trạng bệnh.
- Nghỉ ngơi đầy đủ, tập thể dục đều đặn.
Lời kết
Tóm lại, tăng nhãn áp là một bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến mù lòa nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây ra tăng nhãn áp liên quan đến áp suất bên trong mắt tăng cao do sự thay đổi trong tiết ra hoặc thoát chất lỏng. Bệnh này có nhiều yếu tố nguy cơ, bao gồm tiền sử gia đình, tuổi tác, chấn thương mắt, và bệnh đái tháo đường hoặc huyết áp cao.
Việc chăm sóc mắt và thực hiện các biện pháp phòng ngừa là quan trọng để ngăn ngừa tình trạng bệnh tăng nhãn áp tiến triển nặng hơn. Hãy luôn thường xuyên kiểm tra sức khỏe mắt và tuân thủ quy trình điều trị để bảo vệ thị lực và sức khỏe toàn diện của bạn.
Xem thêm:
Một số câu hỏi thường gặp
Triệu chứng của tăng nhãn áp thường không rõ ràng ở giai đoạn đầu. Những triệu chứng có thể bao gồm thị lực giảm, đau mắt, buồn nôn, và mắt đỏ. Ở giai đoạn sau, có thể xuất hiện sự mất đi thị lực.
Có một số yếu tố nguy cơ bao gồm tuổi tác (đặc biệt là trên 40 tuổi), tiền sử gia đình, bị chấn thương mắt, đái tháo đường, huyết áp cao, và di truyền.
Có, tăng nhãn áp có thể được điều trị để kiểm soát áp suất bên trong mắt. Điều trị thường bao gồm sử dụng thuốc nhỏ mắt, phẫu thuật mắt hoặc điều trị bằng tia laser.
Có, nếu không điều trị kịp thời, tăng nhãn áp có thể dẫn đến mất thị lực hoàn toàn.
Đúng, thăm khám mắt định kỳ là quan trọng để phát hiện sớm và kiểm soát tăng nhãn áp hoặc bất kỳ vấn đề mắt nào khác. Bác sĩ mắt sẽ hướng dẫn bạn về tần suất thăm khám phù hợp.