Vitamin A thì ai cũng biết đều rất tốt cho sức khỏe. Mỗi một bộ phận trên cơ thể đều được bổ sung một loại vitamin riêng. Vitamin đóng vai trò quan trọng cho quá trình biến đổi chất. Nó được xem như là một chất xúc tác, giúp đồng hóa và biến đổi những thực phẩm cơ thể nạp vào để tạo thành năng lượng. Ngoài ra chúng còn hỗ trợ tấn công các tác nhân nhiễm trùng và oxy hóa. Vitamin giúp khử độc cùng với sửa chữa những cấu trúc tế bào bị tổn thương.
Vitamin A tốt cho mắt còn Vitamin D thì tốt cho xương. Đây là những kiến thức được mọi người tiếp thu từ xưa tới nay. Liệu những khẳng định này có hoàn toàn đúng? Vitamin cùng với khoáng chất là một trong năm dưỡng chất cần thiết đối với cơ thể. Có thể bổ sung chúng từ nhiều cách khác nhau như thực phẩm, tắm nắng, thức ăn hàng ngày hoặc thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, mỗi một loại vitamin đều nên có liều lượng và cách dùng phù hợp nhất định. Không nên vì tác dụng của chúng mà quá lạm dụng để xảy ra những hậu quả không mong muốn.
Vitamin A là một loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể
Contents
- 1 Công dụng của vitamin A đối với sức khỏe mắt
- 2 Thiếu vitamin A ảnh hưởng như thế nào đến mắt?
- 3 Tác hại của việc lạm dụng quá nhiều vitamin A
- 4 Một số trường hợp đặc biệt cần bổ sung vitamin A
- 5 Vitamin D tốt cho xương khớp như thế nào?
- 6 Liều lượng dùng vitamin D sao cho tốt?
- 7 Vitamin D được bổ sung cho cơ thể từ đâu?
- 8 Những loại thực phẩm cần hạn chế khi đang bổ sung vitamin
Công dụng của vitamin A đối với sức khỏe mắt
Vitamin A là một loại vitamin có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể. Có đặc tính có thể tan trong dầu. Vitamin A giúp phát triển tế bào và biệt hóa những phần tử đó. Đặc biệt, vitamin A được mệnh danh là loại vitamin của mắt. Nó đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sức khỏe mắt. Một số chức năng đối với mắt như:
- Chống khô mắt
- Giảm tình trạng quáng gà
- Tránh tình trạng khô kết mạc
- Ngừa viêm, loét giác mạc
- Giảm nguy cơ hình thành mù lòa
Vitamin A tham gia trực tiếp vào các phản ứng hóa học xảy ra ở võng mạc mắt. Giúp tạo ra sắc tố của võng mạc, hỗ trợ sự điều tiết của mắt đều đặn hơn. Giúp tăng cường thị lực mắt trong các điều kiện thiếu ánh sáng hoặc quá chói. Trong điều kiện sống với môi trường ô nhiễm hiện nay. Khói bụi, không khí ô nhiễm kết hợp với việc lạm dụng quá nhiều các thiết bị điện tử. Điện thoại, máy tính làm mắt phải chịu nhiều áp lực từ ánh sáng xanh cùng với thời gian sử dụng quá nhiều.
Theo một nghiên cứu ở Nhật, việc sử dụng vitamin A vào quá trình điều trị các bệnh về mắt cho bệnh nhân. Có thể thấy được rằng vitamin A giúp cho mắt tổng hợp và ổn định lại mucin. Điều này có thể giúp cho nước mắt dính vào bề mặt của giác mạc. Đồng thời với đó, vitamin hỗ trợ đẩy nhanh quá trình lành lặn biểu mô và tổng hợp chất nhờn trong mắt.
Là thần dược cho sức khỏe mắt
Thiếu vitamin A ảnh hưởng như thế nào đến mắt?
Theo nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung vitamin A cho mắt sẽ chống lại được các căn bệnh và tật về mắt. Ví dụ như thoái hóa điểm vàng ở mắt và những vấn đề liên quan đến tuổi tác. Vitamin A hỗ trợ làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng lên tới hơn 20% và tăng nồng độ các tiền chất trong máu. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân thiếu hụt vitamin A sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe. Một số tình trạng có thể xảy ra do thiếu vitamin A như:
- Mắc bệnh quáng gà
- Mắt tổn thương hoặc mắt khô do mất ổn định màn nước mắt
- Nguy cơ viêm kết mạc và viêm giac mạc
- Biến chứng hình thành nên sẹo giác mạc và có thể gây ra mờ mắt tạm thời hoặc mù vĩnh viễn. Nếu như quá trình điều trị không được chú trọng và nhanh chóng kịp thời. Nguy cơ mắc những biến chứng này là rất cao.
- Giảm sức đề kháng đối với người lớn và trẻ em sẽ trở nên chậm lớn và ảnh hưởng đến sự phát triển trí não.
Nhiều chứng bệnh nguy hiểm khi thiếu vitamin A
Khi vitamin A bị thiếu hụt dẫn đến rất nhiều tình trạng về sức khỏe mắt. Một số triệu chứng thường gặp ở mắt như:
- Mắt trở nên khô và luôn cảm giác rát
- Thị lực mắt giảm sút nghiêm trọng, trong điều kiện thiếu ánh sáng
- Mắt mờ tạm thời hoặc mù lòa vĩnh viễn
- Hốc mắt thường xuyên đau
- Tuyến tiền lệ bị kích thích dẫn đến nước mắt hay tiết ra
- Khó chịu khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh.
- Hai mí mắt dính chặt vào nhau
Tác hại của việc lạm dụng quá nhiều vitamin A
Mặc dù vitamin A rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên không phải với liều lượng quá nhiều. Nếu một lượng lớn vitamin A được hấp thụ vào cơ thể mỗi ngày có thể tăng thêm nhiều nguy cơ mắc bệnh. Ví dụ như:
- Đau nhức đầu
- Ngộ độc gan
- Có triệu chứng buồn nôn
- Da dẻ khô ráp và rất dễ bong tróc vảy
- Xương bị biến đổi
- Đau khớp
- Ở trẻ em thì dễ gây thóp phồng
Tác dụng phụ của vitamin A
Tuy nhiên, tùy vào khẩu phần ăn của từng người và nhu cầu của cơ thể. Mỗi người sẽ cần được cung cấp một lượng vitamin nhất định. Khi sử dụng quá nhiều, da có nguy cơ trở nên vàng hay còn gọi là hiện tượng Xantoza. Do rối loạn chuyển hóa beta carotene trong cơ thể ở một thời gian dài. Theo tổ chức Y tế WHO, lượng vitamin A cung cấp vào trong cơ thể không nên vượt quá 3.000mcg/ngày đối với phụ nữ có thai. Nếu sử dụng quá liều có thể gây ngộ độc và khuyết tật trẻ sơ sinh. Vì vậy, bạn cần bổ sung vitamin A vào chế độ ăn hàng ngày nhờ khẩu phần ăn cùng những thực phẩm chức năng.
Một số những dị tật bẩm sinh do việc làm dụng quá nhiều vitamin A gây nên ở trẻ em sơ sinh như:
- Bệnh tim mạch
- Bệnh thần kinh trung ương
- Dị dạng ở hệ xương khớp và cơ
- Dị dạng bộ phận sinh dục
- Sứt môi, hở hàm ếch hay các dị dạng bẩm sinh ở mặt và đầu
Một số trường hợp đặc biệt cần bổ sung vitamin A
Thiếu vitamin A là một tình trạng khá phổ biến hiện nay. Mặc dù đã được khuyến cáo bổ sung đầy đủ. Cộng với các vacxin phòng ngừa và những thực phẩm đầy đủ dưỡng chất. Tuy nhiên sự thiếu hụt vẫn thường xuyên xảy ra dẫn đến những người suy dinh dưỡng, đái tháo đường và u xơ nang. Người bệnh cần được ngay lập tức bổ sung vitamin A để hỗ trợ không chỉ sức khỏe mắt mà còn toàn bộ cơ thể. Một số trường hợp đặc biệt cần bổ sung thêm như:
- Trẻ em đang mắc bệnh sởi thiếu hụt vitamin A. Biến chứng của bệnh sởi rất nguy hiểm đặc biệt khi bệnh nhân vừa mắc bệnh sởi lại vừa thiếu vitamin A. Để giảm nguy cơ tử vong cùng với biến chứng bệnh, cần phải cho trẻ bổ sung đủ vitamin A bằng những viên uống bổ sung.
- Trường hợp mắc bạch sản niêm vùng miệng.
- Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy ở sản phụ sau sinh. Bổ sung vitamin A trong quá trình mang thai và sau khi sinh nở cũng cần phải chú trọng. Do sự thiếu hụt dinh dưỡng sau khi sinh con.
- Những bệnh lý có nguy cơ ảnh hưởng tới võng mạc. Uống vitamin A để làm chậm tiến độ phát triển của những bệnh lý làm tổn hại tới võng mạc.
- Quáng gà ở sản phụ. Với nguyên tố vi lượng kẽm cùng vitamin A hỗ trợ bổ sung thị lực cho mắt. Theo nghiên cứu, hơn 35% tỉ lệ quáng gà được giảm sau khi được bổ sung vitamin A.
Những trường hợp đặc biệt cần bổ sung vitamin A
Vitamin D tốt cho xương khớp như thế nào?
Được mệnh danh là một thành phần quan trọng trong sự xây dựng và duy trì hệ xương. Thành phần chính cấu tạo nên xương là canxi và canxi cũng chỉ có thể được hấp thu một cách tốt nhất khi có vitamin D. Nếu như cơ thể bị thiếu hụt vitamin D sẽ dẫn tới nhiều hậu quả ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhiều căn bệnh liên quan đến sự thiếu hụt vitamin D như:
- Đái tháo đường loại 1
- Ung thư vú, đại tràng
- Ung thư tuyến tiền liệt và buồng trứng
- Ảnh hưởng đến thực quản và hệ bạch huyết
Vitamin D có nhiều trong các loại thực phẩm, sữa, ngũ cốc hay đơn giản là trong ánh nắng mặt trời. Tùy thuộc vào cơ địa của từng người cộng với môi trường sống khác nhau. Mỗi người sẽ cần một lượng vitamin D phù hợp cho cơ thể của riêng mình. Bổ sung vitamin D thường được người bệnh áp dụng bằng phương pháp tắm nắng. Lượng vitamin D có trong ánh nắng mặt trời hỗ trợ sản xuất ra canxi cho xương. Giúp xương trở nên cứng cáp, chắc chắn hơn. Tuy nhiên, trong chế độ ăn uống và luyện tập thể dục thể thao ít khi tạo ra loại vitamin này. Ngay cả khi người bệnh chú trọng ăn đầy đủ dưỡng chất và chức năng của thận có vấn đề.
Để hỗ trợ đầy đủ khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Bạn có thể tham khảo thêm Sữa Pisilac, đây là một dòng sữa bổ sung canxi cho hệ xương và khớp. Sử dụng như một thực phẩm bổ sung sức khỏe và sữa uống hàng ngày.
Là một loại vitamin hình thành nên sức khỏe xương
Liều lượng dùng vitamin D sao cho tốt?
Mỗi một loại dưỡng chất nào nếu quá liều lượng đều gây ra tác hại cho cơ thể. Ngoài việc bổ sung bằng cách tắm nắng. Người bệnh thường xuyên hấp thụ vitamin D bằng cách bổ sung thực phẩm chức năng theo đường uống. Một vài lưu ý trong quá trình sử dụng vitamin D như:
- Uống khoảng 50.000 IU mỗi tuần và uống trong vòng từ 6 đến 12 tuần cho người thiếu vitamin D
- Phòng tránh loãng xương. Thông thường sẽ được dùng với liều lượng 500 – 1200 mg canxi mỗi ngày. Thời gian sử dụng tối đa là 36 tháng.
- Sử dụng corticosteroid và có nguy cơ mất xương. Khoảng tầm 0,25 đến 1,0 mcg/ ngày ở dạng calcitriol hoặc alfacalcidol. Sử dụng trong vòng từ 6 đến 36 tháng.
- Ngăn ngừa mất răng ở người cao tuổi. Sử dụng ở dạng cholecalciferol kết hợp cùng canxi 500mg/ ngày. Liên tục trong vòng 3 năm.
- Uống khoảng 400 IU vitamin D mỗi ngày đối với bệnh nhân đa xơ cứng.
- Trường hợp bệnh nhân mất xương do cường tuyến cận giáp. Vitamin D dưới dạng cholecalciferol sử dụng trong vòng 3 tháng với 800 IU mỗi ngày.
Trong trường hợp đặc biệt, trẻ em sơ sinh cần lưu tâm trong quá trình bổ sung vitamin D. Theo viện hàn lâm nhi khoa khuyến cáo. Liều lượng sử dụng vitamin D cần được bổ sung như sau:
- Chỉ khoảng 400 IU mỗi ngày từ đầu ngay sau khi sinh. Tiếp tục sử dụng cho đến khi cai sữa mẹ và bổ sung sữa.
- Cho tới khi bé có thể uống được sữa bò nguyên chất thì có thể dừng uống.
Sử dụng vitamin D với một liều lượng nhất định
Vitamin D được bổ sung cho cơ thể từ đâu?
Là một loại vitamin thiết yếu của cơ thể. Chúng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và hạn chế những chứng bệnh như loãng xương, còi xương. Do vậy, việc tìm hiểu và nghiên cứu xem nguồn cung cấp vitamin D để bổ sung cho cơ thể là rất quan trọng. Vitamin D có rất nhiều trong cuộc sống xung quanh chúng ta. Thường thấy trong ánh nắng mặt trời, các loại cá như cá hồi, cá ngừ. Bên cạnh đó còn trong các loại sữa bổ sung dinh dưỡng.
Tuy nhiên quá trình bổ sung vitamin D cần phải được chú trọng. Nếu bạn bận quá không thể phơi nắng hàng ngày hoặc ăn uống không đủ chất. Bạn có thể sử dụng viên uống vitamin nhưng hoàn toàn không được lạm dụng. Sự kết hợp hài hòa giữa bổ sung canxi trong các sản phẩm sẽ hỗ trợ rất nhiều cho sức khỏe bạn.
Ánh nắng mặt trời
“Tắm nắng” là một thuật ngữ vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người. Thực tế, lượng vitamin D mà ánh nắng mặt trời cung cấp đủ để tạo ra cho cơ thể con người. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa tìm hiểu được chính xác thời lượng tắm nắng bao nhiêu là đủ để có thể sản sinh ra được lượng vitamin D cần thiết với cơ thể. Bởi màu da và sắc tố trên da cùng với diện tích da tiếp xúc với ánh mặt trời sẽ tác động đến khả năng hấp thụ vitamin D. Chẳng hạn như những người da màu gốc Phi, Nam Á hoặc Caribe sẽ cần phải ở dưới nắng lâu hơn so với người có làn da sáng màu. Khi đó, lượng vitamin D mà cả hai người hấp thụ mới tương đương nhau.
Tắm nắng để cung cấp vitamin D cho cơ thể
Tuy nhiên, trong quá trình tắm nắng cần phải lưu ý để không xảy ra các tình trạng cháy nắng hoặc bỏng rát da. Nhưng nếu bạn tắm nắng vào thời điểm tia UVB này quá cao hoặc trong thời gian quá lâu mà không có biện pháp bảo hộ. Nguy cơ dẫn đến ung thư da là rất cao. Vì vậy, có một vài lưu ý khi tắm nắng như sau:
- Đối với người mới bắt đầu tắm nắng, thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời chỉ nên từ 5 đến 10 phút.
- Thời điểm an toàn để tắm nắng là từ 7 đến 9 giờ vào mùa đông. Và từ 6h30 đến 7h30 vào mùa hè.
- Tắm nắng trực tiếp và phải tắm đầy đủ bộ phận cả lưng, đầu, tay chân
Thực phẩm như cá hồi, cá ngừ
Là một loại vitamin hòa tan trong chất béo. Vitamin D có mặt trong nhiều thực phẩm khác nhau. Có hai loại viatmin D được tìm thấy là vitamin D3 và vitamin D2. Ánh nắng mặt trời khi tiếp xúc với da sẽ tạo ra vitamin D3. Còn đối với vitamin D2, có thể được tìm thấy và bổ sung trong chế độ ăn uống. Những thực phẩm giàu chất béo tốt, đặc biệt là cá cung cấp rất nhiều vitamin D. Có thể kể đến như:
- Cá hồi. Là loại cá đứng top đầu trong việc cung cấp nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể. Không chỉ axit béo omega 3, cá hồi còn chứa nhiều vitamin D, khoáng chất cùng phốt pho.
- Cá trích. Theo nhiều nhận định, một miếng cá trích đã có thể cung cấp hơn 30% lượng vitamin D hàng ngày theo khuyến nghị.
- Cá mòi. Tuy không cung cấp được nhiều bằng cá trích vơi 12% lượng khuyên nghị. Cá mòi chứa nhiều canxi cùng phốt pho, tạo ra giá trị dinh dưỡng vô cùng tuyệt vời.
- Cá ngừ. Được xếp vào những thực phẩm giàu vitamin D. Cá ngừ còn giàu vitamin B12, B cùng nhiều khoáng chất khác tốt cho cơ thể.
Dinh dưỡng từ các loại cá
Các sản phẩm từ sữa
Mặc dù sữa bò tươi không hề chứa vitami D, nhưng các nhà sản xuất sữa đã bổ sung thêm loại dưỡng chất này nhằm tăng nguồn canxi cho cơ thể. Kể từ năm 1930, vitamin D bắt đầu được quan tâm và thêm vào các sản phẩm sữa nhằm hạn chế chứng còi xương ở trẻ em. Vitamin D cùng canxi trong sữa hỗ trợ và bổ sung với nhau giúp hệ xương chắc khỏe hơn. Theo nhiều nghiên cứu, việc uống sữa có thể làm tăng lượng vitamin D mà cơ thể tiêu thụ. Qua đó cải thiện nồng độ vitamin D trong máu.
Vitamin D cần thiết cho sự phát triển của các tế bào. Vì vậy chúng có thể làm giảm các phản ứng viêm. Ngăn ngừa các nguyên nhân hình thành nên bệnh tim mạch, tiểu đường và ung thư. Một số các bệnh mãn tính hoàn toàn có nguy cơ mắc nếu nồng độ vitamin D ở mức thấp. Những trường hợp bệnh cần lưu ý tới nồng độ vitamin D:
- Bệnh nhân viêm tuyến giáp
- Bệnh đa xơ cứng
- Vảy nến
- Lupus ban đỏ
- Bệnh Crohn
- Viêm khớp dạng thấp
Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra tác dụng của vitamin D đối với trẻ sơ sinh. Trong những năm tháng đầu đời, nếu được bổ sung đủ lượng vitamin mà cơ thể cần thiết. Tỷ lệ mắc tiểu đường loại một ở trong tương lai sẽ được giảm đáng kể. Vì vậy, ngoài việc bổ sung từ nắng mặt trời. Vitamin D hoàn toàn có thể sản sinh từ những thực phẩm mà hàng ngày bạn tiêu thụ.
Bổ sung trong các sản phẩm từ sữa
Những loại thực phẩm cần hạn chế khi đang bổ sung vitamin
Trong quá trình bổ sung vitamin vào cơ thể. Nhiều người cho rằng nên ăn uống nhiều và đầy đủ dinh dưỡng thì cơ thể mới tăng khả năng hấp thụ. Tuy nhiên, những loại thực phẩm trong thực đơn hàng ngày cần phải chú ý. Do những chất kích thích cùng đặc tính riêng của mỗi loại thực phẩm. Chúng sẽ có những tác động khác nhau đến khả năng tiếp nhận vitamin cho cơ thể. Vì vậy, người bệnh cần biết phân biệt và chọn lựa đâu là thực phẩm tốt và xấu. Để tránh làm giảm tác dụng vốn có của vitamin.
Hạn chế tiêu thụ gan động vật
Gan là một bộ phận trong phần nội tạng của động vật. Gan chứa rất nhiều dinh dưỡng như sắt, chất đạm, tăng khả năng dự trữ đường. Tuy nhiên, gan lại đảm nhận chức năng thải độc cho cơ thể. Vì lý do đó mà mọi độc tố cùng với chất bẩn sẽ được xử lý ở gan. Những chất độc cho cơ thể như nito, đạm động vật sẽ được gan chuyển hóa thành dạng amoniac. Do đó trong quá trình bổ sung vitamin, người bệnh nên hạn chế việc tiêu thụ gan động vật.
Trong quá trình chế biến và xử lý gan. Cần loại bỏ chất độc trong gan bằng cách ngâm sữa, rửa sạch với nước. Phải ăn chín uống sôi và không nên ăn khi gan còn tái. Phải để lửa to và nấu chín gan thật kỹ. Lúc này gan mới được tiêu diệt hết mọi vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng.
Hạn chế tiêu thụ gan động vật
Không ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo
Chất béo xấu và chất béo chuyển hoa vô cùng nguy hại cho cơ thể con người. Tác hại rõ ràng và nguy hiểm nhất đó chính là làm phát bệnh tim mạch và đột quỵ. Rất dễ dàng để tìm thấy loại chất này vì độ phổ biến và ưa chuộng sử dụng. Một số thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa như:
- Đồ chiên nhiều dầu như khoai tây chiên, gà rán
- Nước sốt trộn rau củ
- Bơ thực vật
- Bánh ngọt
Vì vậy, chúng có khả năng làm ức chế quá trình sản sinh vitamin ở trong cơ thể. Khi lựa chọn thực phẩm, bạn cần phải loại bỏ những chất béo chuyển hóa xấu ra khỏi thực đơn. Tránh việc sử dụng thức ăn nhanh cùng chất hóa học. Cải thiện bữa cơm bằng thực phẩm lành mạnh và dồi dào chất xơ, chất béo tốt và rau củ quả.
Không ăn quá nhiều đồ ngọt, chứa chất béo xấu