Bệnh đau dạ dày nên và không nên ăn những gì để nhanh khỏi?

Đau dạ dày là một căn bệnh rất phổ biến hiện nay. Bệnh lý này gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân. Đây còn là một trong những nguyên nhân chính gây nên suy nhược cơ thể. Để có thể phòng ngừa và chữa trị căn bệnh này, người bệnh nên chủ động tìm hiểu các triệu chứng và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể tự phòng ngừa cho sức khỏe của mình bằng nhiều phương pháp khác nhau. Thực phẩm bổ sung vào bữa ăn hàng ngày là một trong nhiều cách đơn giản nhất. Vì vậy, người bệnh nên chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Đau dạ dày và những lưu ý khi ăn uống

Đau dạ dày và những lưu ý khi ăn uống

1.  Bệnh đau dạ dày là gì ?

Đau dạ dày là một trong những bệnh lý thường gặp nhất. Đặc biệt là với đối với giới trẻ hiện nay với lối sống thiếu khoa học. Một số biểu hiện thường gặp của bệnh lý này như: chường bụng, đầy hơi, buồn nôn và nôn. Điều này gây ra những cơn đau đớn ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe cho bệnh nhân. Không những vậy, những biến chứng liên quan của căn bệnh này còn ảnh hưởng tiêu cực đến sinh lý. Chính vì thế, hạnh phúc gia đình cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.

Bệnh đau dạ dày là một bệnh lý rất phổ biến

Bệnh đau dạ dày là một bệnh lý rất phổ biến

Có 3 vị trí phổ biến thường gặp như:

  • Thượng vị dạ dày: Đây là vùng nằm bên trên rốn và xương ức của người bệnh. Khi người bệnh bị đau ở vùng này thì sẽ rất khó chịu. Những cơn đau thường rất dữ dội và đau âm ỉ kéo dài. Nó có thể lây lan sang cả vùng ngực hoặc cả sau lưng.
  • Vùng bụng giữa: Đây là vùng bụng xung quanh rốn của người bệnh. Đây là vùng chứa nhiều nội tạng nhất của cơ thể. Vì vậy rất khó để có thể phân biệt với nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa khác. Cơn đau tại vùng này thường là những cơn đau quặn thắt rất đau đớn. Bệnh nhân thường bị buồn nôn và khó tiêu. Cơn đau ở vùng bụng giữa rất có thể lan sang vùng bụng phải của người bệnh.
  • Vùng bụng dưới bên trái: Khi đói, bệnh nhân thường có cảm giác đau và rất đau. Cơn đau sẽ được giảm bớt khi ăn nhẹ nhàng. Tuy nhiên khi ăn vào, người bệnh sẽ cảm giác tức bụng và khó chịu vì khó tiêu và đầy hơi.

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh đau dạ dày

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đau dạ dày. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh lý này phụ thuộc vào thói quen sinh hoạt. Lối sống của người bệnh sẽ tạo ra nhiều hệ quả về cả mặt tốt lẫn mặt xấu. Với thời gian ngủ nghỉ không khoa học, thức khuya, ăn uống không điều độ và thiếu chất. Những thói quen xấu này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh. Sức khỏe sẽ giảm sút đặc biệt là liên quan đến đường tiêu hóa.

Một vài nguyên nhân phổ biến thường gặp như do virut Helicobacter pylori, rượu bia, đồ ăn độc hại nhiều gia vị và dầu mỡ. Nó sẽ tạo ra một môi trường rất hoàn hảo cho axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Hay thậm chí là viêm loét dạ dày hay ung thư dạ dày.

Bệnh đau dạ dày – Loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày tá tràng là một bệnh lý nguy hiểm xảy ra trong hệ tiêu hóa của người bệnh. Nguyên nhân gây nên bệnh lý này là do các vết viêm loét xuất hiện trên niêm mạc dạ dày dẫn dến tình trạng viêm và loét. Các vết loét này xuất hiện khi lớp màng ở bên ngoài dạ dày bị bào mòn dẫn tới lộ lớp dưới của phần ruột ra.

Loét và viêm loét dạ dày - tá tràng

Loét và viêm loét dạ dày – tá tràng

Theo kết quả khảo sát gần đây, thông thường có 60% người bệnh viêm loét dạ dày có nguy cơ loét ở dạ dày. Còn lại khoảng 88% có nguy cơ viêm loét tá tràng và 24% vết loét xuất hiện từ vòm cong của dạ dày. Những nới chiếm kích thước nhỏ.

Viêm loét cấp tính niêm mạc dạ dày tá tràng

Đây là tình trạng niêm mạc ở phía trên cùng của dạ dày trở nên sưng tấy, xuất hiện màu đỏ và trầy xước vì một vài nguyên nhân khách quan nào đó. Hầu hết các vết thương xuất hiện trong viêm loét dạ dày cấp tính thường nông trên bề mặt. Tuy nhiên, các triệu chứng này đều xuất hiện đột ngột và gây nên nhiều cơn đau dữ dội.

Viêm loét cấp tính niêm mạc dạ dày tá tràng thường khởi phát và xuất hiện rầm rộ chỉ trong 3-4 ngày đầu. Các cơn đau này sẽ giảm dần trong 1-2 tuần tiếp theo. Đa số chúng sẽ khỏi hoàn toàn trong khoảng 1 tháng. Đặc biệt, đối với bệnh nhân quá nặng có thể nôn ra máu đỏ tươi.

Khối u ác tính ở thực quản dạ dày

Khối u ác tính ở thực quản dạ dày hay còn được gọi là ung thư thực quản. Các khối u này được hình thành từ niêm mạc thực quản. Khi khối u này phát triển lớn lên sẽ dần dần xâm nhập vào sâu bên trong thành thực quản. Khối u này to lên dần theo thời gian và có thể xâm lấn vào các cấu trúc xung quanh dạ dày.

Khối u ác tính ở niêm mạc dạ dày

Khối u ác tính ở niêm mạc dạ dày

Hầu hết các khối u ác tính ở thực quản dạ dày đều phát sinh từ Barrett trong thực quản. Nguyên nhân do bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây ra. Căn bệnh này là căn bệnh phổ biến và phân loại bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, đối với bện nhân béo phì thì nguy cơ mắc bệnh cao gấp gần 16 lần so với người bình thường.

Thói quen ăn uống thiếu khoa học

Một trong những thói quen ăn uống thiếu khoa học phổ biến hiện nay là nhịn đói quá lâu. Khi nhịn đói quá lâu, cơ thể sẽ bị suy nhược do không được cung cấp đủ năng lượng để có thể hoạt động. Do vậy, quá trình trao đổi chất sẽ diễn ra chậm hơn bình thường. Đây là một trong nhiều nguyên nhân gây ra đau dạ dày. Việc nhịn đói sẽ không giúp giảm cân mà còn làm nguy cơ tăng cân không kiểm soát.

Ngược lại, nếu bạn ăn uống một cách vô tội vạ và không kiểm soát. Đây cũng gây ra nhiều tác hại như tăng cân, béo phì. Là một hậu quả cho bệnh tim mạch và huyết áp. Ngoài ra, ăn quá nhiều một lần sẽ làm dạ dày nở to ra và gây chèn ép các cơ quan nội tạng khác.

3. Dấu hiệu và những triệu chứng của bệnh đau dạ dày

Trên thực tế, người bị đau dạ dày có thể gặp một hay nhiều triệu chứng khác nhau của bệnh. Những triệu chứng này đôi khi giống như những đặc điểm sinh lý bình thường. Do vậy, người bệnh thường chủ quan và không để tâm đến nó. Do những suy nghĩ chủ quan ấy, những dấu hiệu này sẽ ngày một nặng hơn. Dẫn đến những biến chứng nguy hiểm về sau như ung thư dạ dày hay viêm loét dạ dày tá tràng.

Dấu hiệu và triệu chứng thường gặp

Dấu hiệu và triệu chứng thường gặp

Một số triệu chứng của người bệnh đau dạ dày:

  • Bụng ì ạch, ăn uống lâu tiêu. Đây là triệu chứng khi thức ăn trong dạ dày phân hủy chậm hơn bình thường. Vì vậy bụng của bạn sẽ luôn trong trạng thái ì ạch và khó tiêu mặc dù đã ăn từ trước đó rất lâu.
  • Buồn nôn hoặc nôn. Khi thức ăn trong dạ dày không được tiêu hóa hết, một phần chúng sẽ bị trào ngược lên cùng với axit trong dạ dày. Phần thực quản khi đó sẽ tiếp nhận và gây hiện tượng kích thích buồn nôn. Hiện tượng này xảy ra đặc biệt khi vừa ăn xong.
  • Nôn ói ra máu và đi ngoài ra phân đen. Triệu chứng này xảy ra đối với người bệnh bị viêm loét dạ dày nặng. Khi những vết tổn thương này ăn sâu vào bên trong thành mạch dẫn tới máu thoát ra bên ngoài ống tiêu hóa. Chúng sẽ trộn lẫn vào thức ăn và gây nên hiện tượng nôn ra máu hoặc đi ngoài ra màu đen bất thường

4. Đau dạ dày không nên ăn gì?

Ăn uống là phương pháp điều trị đơn giản nhất không chỉ đối với bệnh nhân mắc bệnh dạ dày. Bởi khi được tiếp thu các dưỡng chất từ thực phẩm, cơ thể chúng ta sẽ cải thiện rất nhiều. Bên cạnh đó, cơ thể cũng có thể tự bảo vệ chúng bằng cách phản lại khi ăn uống không điều độ và kém khoa học.

Vì vậy, trong quá trình điều trị đau dạ dày, bạn nên để ý và kiêng một số loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Tuy rằng có thể đây là thói quen ăn uống hàng ngày của bạn. Nhưng bạn hãy thay đổi từng ngày từng ngày một.

Sử dụng các loại thức uống có gas hay café

Trong các loại nước uống có chất kích thích như đồ uống có gas hay café. Nếu sử dụng chúng thường xuyên, bạn có thể dễ dẫn đến tăng cân hoặc đái tháo đường. Chất axit photphoric làm cản trở khả năng hấp thụ lượng canxi tự nhiên trong cơ thể. Điều này dẫn đến cơ thể trở nên mềm xương, loãng xương và sâu răng.

Hạn chế sử dụng các thức uống chứa cafein

Hạn chế sử dụng các thức uống chứa cafein

Tính axit này sẽ làm bào mòn niêm mạc dạ dày bạn. Nước gas có độ pH trung bình là từ 3-4, vì vậy nó sẽ có vị hơi chua. Vì vậy, khi bạn uông loại đồ uống có tính như axit như này sẽ không làm cho cơ thể bạn có tính axit trong dạ dày hơn. Khi uống loại đồ uống này sẽ làm cho thận và phổi bạn phải hoạt động nhiều hơn để có thể loại bỏ lượng carbon dioxide dư thừa.

Không nên ăn các loại gia vị cay nóng

Đồ ăn cay nóng quá mức sẽ khiến cho dạ dày bị ảnh hưởng. Đặc biệt là đối với các bệnh nhân bị viêm loét dạ dày hay tá tràng. Nếu vẫn giữ thói quen ăn uống này, dạ dày sẽ ngày càng trở nên nóng rát và rất dễ gây nên trào ngược dạ dày. Hơn nữa, bạn sẽ luôn cảm thấy có các triệu chứng như ợ chua, buồn nôn và nôn.

Vì vậy, bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến dạ dày không nên ăn quá nhiều gia vị cay nóng. Thay vào đó, bạn nên ăn nhạt, nêm nếm sao cho vừa phải. Niêm mạc dạ dày rất dễ bị tổn thương và phù nề. Khi ăn quá quay, nhu động dạ dày sẽ tăng và làm ảnh hưởng tới khả năng phục hồi chức năng hệ tiêu hóa. Thay vào đó, bạn có thể áp dụng một vài biện pháp như:

  • Hạn chế ăn cay nóng vào mùa hè, thời tiết nóng nực
  • Không ăn cay khi bụng đang đói
  • Đợi món ăn nguội bớt rồi hẵng ăn, không nên vội vàng ăn ngay khi đang còn nóng
  • Uống đồ uống giải nhiệt sau khi ăn
  • Ăn kèm cùng với các món mặn, ngọt, chua đi kèm.

Không nên sử dụng thức ăn có tính axit

Tính axit xuất hiện nhiều trong các loại trái cây có vị chua như cam, bưởi, chanh, me. Hoặc trong các loại đồ ngâm, đồ muối như cà muối, dưa muối, dấm và mẻ. Bên cạnh đó, trong các nước sốt thịt cá được cô đọng đậm đặc, có nhiều gia vị như tỏi, ớt cũng mang rất nhiều hoạt tính axit.

Vì vậy hãy hạn chế các loại thức ăn có chứa nguy cơ có thể làm tổn thương tới lớp niệm mạc này. Làm giảm khả năng bảo vệ và làm cho dạ dày phải co bóp và nghiền nát liên tục. Những lượng thức ăn này sẽ tốn thời gian để đi đến dạ dày. Trong khi đó, dạ dày luôn sản xuất ra lượng axit và vô tình làm tăng lượng axit này trong dạ dày.

Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều axit

Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều axit

Không nên dùng các sản phẩm từ sữa

Sữa là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng bổ sung cho cơ thể hàng ngày. Lượng axit có trong sữa rất thấp, được đánh giá là thấp hơn lượng axit trong dạ dày. Vì vậy nên sữa sẽ vô hại nếu được uống đúng cách. Tuy nhiên, một số thói quen như uống sữa lúc bụng đang đói hay uống trước khi đi ngủ đều sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến hệ tiêu hóa.

Nên uống sữa sao cho đúng cách

Nên uống sữa sao cho đúng cách

Thay vào đó, bạn có thể sử dụng sữa chua hoặc sữa chua uống. Các thực phẩm này chứa rất nhiều lợi khuẩn làm tăng hệ miễn dịch. Không những vậy, chúng còn thúc đẩy hệ tiêu hóa diễn ra một cách trơn tru hơn. Ăn sữa chua sau bữa chính khoảng từ 1-2 giờ là khoảng thời gian thích hợp nhất.

5. Bệnh nhân bị bệnh đau dạ dày nên ăn gì

Đối với các bệnh nhân bị bệnh đau dạ dày, việc xây dựng một thực đơn hợp lý và phù hợp với tình trặng bệnh sẽ là một yếu tố rất quan trọng. Hiệu quả của liệu pháp điều trị phụ thuộc vào rât nhiều yếu tố khác nhau. Ngoài việc tuân thủ theo các phương pháp trị liệu và uống thuốc theo chỉ định. Thực đơn hàng ngày sẽ bổ trợ cho tác dụng rất nhiều.

Bên cạnh những loại thực phẩm ảnh hưởng và làm mòn niêm mạc dạ dày. Một số loại thực phẩm có thể làm dịu nó. Bằng việc sử dụng và bổ sung một số loại dưỡng chất có trong nhiều món ăn nhất định. Bạn sẽ có thể điều trị chống viêm một cách tự nhiên.

Chuối

Được mệnh danh là vua của các loại quả. Chuối là thực phẩm giàu chất điện giải, có thể ổn định và dễ tiêu hóa. Trong chuối chín có chứa nhiều kali có thể giảm tình trạng buồn nôn và ổn định cơ thắt dạ dày. Chuối chín ngoài tác dụng ăn như loại hoa quả, bạn cũng có thể áp dụng để làm ra nhiều loại chè và bánh khác nhau. Đối với chuối xanh, nó còn có có khả năng giảm tình trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh và hỗ trợ giảm cân.

Chuối - Vua của mọi loại hoa quả

Chuối – Vua của mọi loại hoa quả

Mặc dù nhiều lợi ích là thế, bạn cũng không nên ăn quá nhiều chuối một ngày. Ăn từ 1 – 2 quả là vừa đủ cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, không nên ăn chuối lúc bụng đang đói vì nó sẽ làm cho lượng magie trong máu tăng cao đột ngột. Điều này sẽ dẫn tới sự mất cân bằng sự ổn định trong tim mạch và ảnh hưởng nghiêm trong tới sức khỏe.

Táo

Táo là một loại quả có chứa một lượng lớn Pectin. Loại chất này có khả năng làm thúc đẩy các hoạt động của hệ tiêu hóa đường ruột. Vì vậy quá trình bài tiết của hệ tiêu hóa sẽ diễn ra một cách trơn tru và thuận lợi hơn. Hơn nữa táo còn là một loại quả giàu vitamin C, có thể nâng cao sức đề kháng cho bạn trong bảo vệ dạ dày và tá tràng. Các vi khuẩn HP có trong dịch vị dạ dày cũng được giảm bớt. Bạn sẽ phòng ngừa được nguy cơ tấn công của loại vi khuẩn gây bệnh này.

Ăn táo để cải thiện hệ tiêu hóa

Ăn táo để cải thiện hệ tiêu hóa

Xem thêm: Sử dụng RLX APLGo giúp giảm stress và ngủ ngon giấc hơn.

Bánh mì

Các thành phần có trong bánh mì có khả năng làm giảm và trung hòa lượng axit trong dạ dày. Axit dịch vị cũng sẽ được tác động và làm ổn thỏa hơn. Từ đó quá trình thẩm thấu lượng axit dư thừa trong khoang dịch vị dạ dày được diễn ra nhanh chóng hơn. Với đặc tính khô và dễ hút nước của mình, bánh mì có thể bảo vệ được niêm mạc dạ dày khỏi sự phá hủy của các hoạt chất như pepsin. Đồng thời hạn chế tình trạng kích thích viêm loét dạ dày tá tràng.

Bánh mì giúp giảm lượng axit trong dạ dày

Bánh mì giúp giảm lượng axit trong dạ dày

Mật ong

Là một thần dược của tự nhiên, mật ong có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa tương đương với nhiều loại trái cây và rau củ quả. Oxy hóa và các gốc tự do là một trong nhiều nguyên nhân gây ra đau dạ dày và trào ngược. Mật ong đã được sử dụng trong hệ thống y học Hindu truyền thống để điều trị bệnh từ hàng ngàn năm trước từ hàng ngàn năm trước. Sử dụng mật ong vô cùng hiệu quả mà lại an toàn vì đây là nguồn nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên. Vì vậy sẽ không lo bị chịu tác dụng phụ hay những ảnh hưởng tiêu cực.

Đậu bắp

Được ví như nhân sâm xanh, đậu bắp có rất nhiều công dụng trong điều trị đau dạ dày mà ít ai ngờ tới. Đậu bắp non được sử dụng như một vị thuốc nhằm chống viêm dạ dày và được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Còn đối với y học hiện đại, Vitamin C và các chất hòa tan trong đậu bắp cùng với một lượng lớn các chất arabinan, rhamnos và protein. Những chất dinh dưỡng này sẽ làm tăng cường hệ tiêu hóa, giúp chữa viêm dạ dày và loét dạ dày. Nó còn có tác dụng bảo vệ thành niêm mạc của dạ dày tránh tình trạng viêm nhiễm

6. Khi nào nên đi khám bác sĩ ?

Đau dạ dày thường là những cơn đau nhẹ đến vừa và đau râm ran, âm ỉ. Tuy nhiên, khi xuất hiện những cơn đau dữ dội và rất nhói khó chịu. Lúc này cần phải để ý để được điều trị và xử lý kịp thời. Cùng với đó là tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm

Buồn nôn và nôn ra máu

Buồn nôn và nôn ra máu

  • Đổ mồ hôi lạnh
  • Xuất hiện nhiều cơn đau dữ dội và đột ngột
  • Đi ngoài ra phân đen và có thể dính máu
  • Chán ăn, ăn không ngon
  • Sụt cân không kiểm soát
  • Khó thở, tức ngực, có vấn đề về đường hô hấp
  • Nôn mửa ra máu hoặc bãi nôn có màu nâu đen bất thường
  • Nôn ói, tiêu chảy đi ngoài kéo dài hơn 2 ngày
  • Khó đi tiêu, đi tiểu

7. Điều trị đau dạ dày tại nhà

Ngoài việc đi thăm khám tại bệnh viện cũng như điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhận cũng có thể tự điều trị tại nhà bằng một vài cách tiện lợi và an toàn. Bên cạnh bổ sung các chất dinh dưỡng vào cơ thể trong bữa ăn. Người bệnh có thể tham khảo một vài phương pháp điều trị vật lý như sau:

  • Xoa bóp bụng nhẹ nhàng: Đây là một động tác phổ biến được áp dụng từ xưa đến nay trong vật lý trị liệu. Thực tế cho thấy, nếu biết cách để thực hành thì phương pháp này có hiệu quả rất cao. Phương pháp này có tác dụng làm giảm các cơn đau, tăng tuần hoàn máu và cải thiện chức năng hệ tiêu hóa.
  • Hít thở đều: Stress và căng thẳng kéo dài cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh đau dạ dày. Vì vậy hãy tập thực hiện động tác hít thở sâu và đều hàng ngày. Điều này có tác dụng làm thư giãn hệ thần kinh. Khi đó tâm trạng và tinh thần người bệnh cũng sẽ thoải mái hơn.
Hít thở đều cải thiện hệ hô hấp

Hít thở đều cải thiện hệ hô hấp

  • Uống nước dừa: Trong nước dừa có chứa một lượng lớn kali và magie. Chúng có tác dụng làm thanh nhiệt cơ thể và giảm các cơn đau co thắt dạ dày. Cũng vì thế mà nước dừa được cho là một thức uống giải khát đầy bổ dưỡng. Đặc biệt, nước dừa còn được dùng để cải thiện các vẫn đề liên quan đến hệ tiêu hóa.

Khuyến nghị 

Nếu bạn đang gặp vấn đề về hệ tiêu hóa hay dạ dày thường xuyên xuất hiện các cơn đâu không rõ nguyên nhân và ăn uống khó tiêu hay là các vấn đề liên quan đến đau dạ dày hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chuẩn đoán chính xác nhất về căn bệnh của mình.

 

Rate this post

Gọi: 0978 164 715 Mua hàng rẽ nhất!