Chuột rút là một hiện tượng thường gặp ở mọi lứa tuổi và có thể gặp ở mọi khoảnh khắc trong cuộc sống. Thông thường, chuột rút xảy ra khi cơ thể được nghỉ ngơi, nhất là vào lúc ngủ. Vì vậy, lúc ngủ là thời điểm thường gặp nhất cho sự xuất hiện của tình trạng chuột rút này. Bởi vì xảy ra vào thời điểm cơ thể đang nghỉ ngơi. Do đó, con người thường bị đau bất ngờ và cực kỳ khó chịu. Đôi khi chúng còn làm người bệnh mất ngủ do sự ập tới một cách bất ngờ vào ban đêm.
Tình trạng chuột rút này nếu tái đi tái lại nhiều lần có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một bệnh lý tiềm ẩn. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng chuột rút về đêm này. Chủ yếu có thể liệt kê ra một vài yếu tố như cơ thể mất nước, thiếu canxi và sắt hoặc do vận động quá mức. Vì vậy, tùy theo từng nguyên nhân khác nhau thì biện pháp chữa trị và phương pháp phòng tránh cũng khác nhau.
Chuột rút là một hiện tượng xảy ra phổ biến ở mọi đối tượng
Contents
- 1 Chuột rút bắp chân là gì?
- 2 Những nguyên nhân dẫn đến chuột rút vào ban đêm
- 3 Biểu hiện khi bị chuột rút
- 4 Chuột rút ở chân do biến chứng của bệnh
- 5 Cách xử lý cho người bệnh khi gặp phải chuột rút bất ngờ
- 6 Phương pháp phòng tránh chuột rút
- 7 Chế độ dinh dưỡng cho người bị chuột rút
- 8 Bị chuột rút có nên uống nước dừa không?
Chuột rút bắp chân là gì?
Chuột rút bắp chân làm cho phần bắp chân của người bệnh đau nhói một cách đột ngột và bất ngờ. Chuột rút gây nên những cơn đau nhói đến từ các cơ bắp chân. Làm cho sự co thắt cơ bắp khi cơ bắp trong cơ thể vận động quá khó. Thông thường, nó sẽ xảy ra ở phần dưới bắp chân hoặc phía sau gối. Các cơ nhỏ của bàn chân cũng có thể bị ảnh hưởng. Hoặc một vài trường hợp bệnh nhân còn bị lan xuống ở cả ngón chân. Ngón chân sẽ bị co rút cơ lại và quắp khiến cho quá trình sinh hoạt bị ảnh hưởng.
Chuột rút bắp chân dẫn đến các cơ bắp chân đau nhói
Thông thường, những cơn đau do chuột rút gây nên thường kéo dài trong vòng vài phút. Tuy nhiên, tùy một vài trường hợp khác nhau thì mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ nặng nhẹ khác nhau. Có những trường hợp cơn đau chỉ trong vòng vài giây. Tuy nhiên cũng có những cơn đau kéo dài đến tận 10 phút. Chuột rút vào ban đêm có thể làm cho người bệnh thức giấc và bị quấy rầy thường xuyên. Đặc biệt, khi phụ nữ mang thai là giai đoạn có khả năng mắc chuột rút khá cao. Vì ở thời điểm này, lượng canxi có trong cơ thể bị suy giảm nặng nề. Vì vậy, sức khỏe thai kỳ là vô cùng quan trọng và cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Tránh xuất hiện tình trạng ảnh hưởng tới giấc ngủ cho bà mẹ mang thai.
Những nguyên nhân dẫn đến chuột rút vào ban đêm
Nhiều người thường có quan niệm rằng tình trạng chuột rút chỉ xảy ra ở những người thường xuyên vận động với tần suất cao. Hoặc một số nghề nghiệp mang tính chuyên nghiệp như vận động viên. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút mà bạn không thể ngờ tới. Chúng làm tác động đến tình trạng giấc ngủ của người bệnh. Hoặc đôi khi cũng chính là báo hiệu cho những căn bệnh có nguy cơ tiềm ẩn sắp xảy đến.
Mặc dù hiện nay vẫn chưa có được kết luận chính xác về nguyên nhân dẫn đến chuột rút vào ban đêm. Nhiều giả thuyết cho rằng khi các cơ bị bó căng ra và gây nên tình trạng chuột rút. Ngoài ra, khi bạn để chân ở trong một tư thế cố định quá lâu sẽ làm cho các cơ bắp chân bị ảnh hưởng. Một số nguyên nhân thường gặp có thể thấy như:
- Cơ thể mất nước và thiếu nước trầm trọng
- Vận động quá mức trong một khoảng thời gian dài
- Rối loạn dẫn truyền xung thần kinh
- Mang thai
- Thiếu canxi và chất khoáng
- Rối loạn tuần hoàn máu, thiếu máu
- Biến chứng từ một số căn bệnh thường gặp.
Cơ thể mất nước
Nước là thành phần chính trong việc cấu tạo nên cơ thể của con người. Việc bổ sung nước cho cơ thể hàng ngày đúng và đủ lượng cũng cần được để ý kĩ càng sao cho hợp lý. Khi cơ thể tiếp xúc với nắng quá lâu hoặc đổ nhiều mồ hôi khi vận động. Cơ thể sẽ thiếu hụt nước và chất điện giải. Mặt khác, nếu như hàng ngày người bệnh không có thói quen uống nhiều nước hàng ngày. Việc ảnh hưởng đến các cơ và bị chuột rút về đêm là hoàn toàn xảy ra.
Ngoài ra, có một số trường hợp bệnh nhân bị mất nước khi thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm chức năng không khoa học. Hiện nay, có nhiều phương pháp giảm cân không an toàn như uống cà phê, uống trà giảm cân cấp tốc. Khi sử dụng những loại thực phẩm này, cơ thể sẽ đào thải nước ra bên ngoài thay vì lượng mỡ dư thừa. Làm cơ thể mất cân bằng, không còn đủ năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. Vì vậy, bạn cần phải xem xét những loại thực phẩm nạp vào cơ thể sao cho tránh gặp phải tình trạng “tiền mất tật mang”.
Chuột rút do cơ thể mất nước
Thiếu canxi
Canxi là một loại chất tác động đến sức khỏe cơ và xương khớp. Khi cơ thể thiếu đi canxi, lượng canxi trong máu bị hạ xuống. Lúc này, người bệnh dễ dàng bị co thắt cơ một cách đột ngột và dẫn đến chuột rút. Một trong nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng thiếu canxi là do chế độ ăn uống không đầy đủ dưỡng chất. Cùng với sự hạn chế khi sử dụng các sản phẩm chế biên từ sữa. Theo thống kê, chỉ khoảng 57% dân số Việt Nam đáp ứng đủ yêu cầu khi bổ sung đủ lượng canxi hàng ngày. Trong đó, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia khi người dân có chế độ ăn thiếu canxi trầm trọng.
Nguyên nhân dẫn đến thiếu canxi có thể từ việc khẩu phần ăn không đảm bảo dinh dưỡng. Hoặc chứng rối loạn chuyển hóa canxi bởi nội tiết tố, lối sống hoặc lão hóa. Trong trường hợp rối loạn này, nếu như bổ sung canxi vào bữa ăn cũng khó có thể hấp thu được chất dinh dưỡng này.
Tại Hoa Kỳ, theo thống kê cho thấy, lượng canxi cần thiết cho cơ thể của một người trưởng thành cần 1200mg. Và đối với người cao tuổi, cần nhiều hơn với 1500mg. Tuy nhiên, theo khảo sát, chỉ hơn 20% người cao tuổi và 62% dân số Hoa Kỳ có khẩu phần ăn đầy đủ lượng canxi cần thiết. Điều này đối với khu vực Đông Á và cả Trung Mỹ cũng rất thấp.
Thiếu máu, rối loạn tuần hoàn máu
Thiếu máu và suy giảm tuần hoàn máu xảy ra khi cơ thể không được lưu thông tốt lượng máu trong cơ thể. Trong đó, chứng rối loạn tuần hoàn máu đến tất cả các chi và bộ phận khác bên trong cơ thể. Theo thống kê, hơn 1/3 số người cao tuổi mắc chứng bệnh này. Và nhiều biểu hiện như đau đầu, căng thẳng, mất ngủ hay tê bì chân tay diễn ra hàng ngày. Một số bộ phận bị ảnh hưởng bởi yếu tố này như:
Não. Thiếu máu lên não là triệu chứng vô cùng nguy hiểm trong quá trình hình thành nên bệnh. Một số chứng như rối loạn tiền đình, suy giảm trí nhớ và suy nhược thần kinh.
Mắt. Thiếu máu và rối loạn tuần hoàn máu có thể tác động lên mắt và gây nên nhiều triệu chứng suy giảm thị lực.
Tim. Thiếu máu cơ tim làm đau thắt ngực và dẫn tới đau xương ức, kể cả cánh tay hay bả vai.
Gan. Các chức năng gan suy giảm và dẫn tới sút cân, chán ăn, giảm tiêu hóa. Lâu dần sẽ dẫn đến mệt mỏi và suy nhược cơ thể.
Thận. Thiếu máu tuần hoàn cơ thể và hẹp động mạch thận thường được biểu hiện bằng việc tăng huyêt ap, tăng creatinin. Gây nên mệt mỏi và hôn mê sâu do nhiễm độc tế bào não bộ.
Tụy. Người bệnh sẽ có nguy cơ cao bị mỡ máu hay thiếu hụt men tiêu hóa. Lâu dần có thể dẫn tới hoạt tử gây nên viêm tụy, giải phóng men tiêu hóa.
Khớp tay, chân và xương sống
Các cơ ở tay, chân
Vùng vai gáy
Thiếu máu và rối loạn tuần hoàn máu
Chuột rút chân tự phát
Trong tất cả mọi trường hợp, nếu như các nguyên nhân hình thành nên chuột rút đều không khả quan. Có nhiều giả thuyết cho thấy rằng chuột rút ở chân hoàn toàn có thể do tự phát. Các cơ bị rút ngắn và kích thích làm co thắt cơ dẫn đến chuột rút. Điều này thường xuyên xảy ra vào ban đêm lúc đang ngủ. Khi đó, vị trí nằm cũng ảnh hưởng ít nhiều tới sự hình thành nên chuột rút, Chẳng hạn như nằm co chân ở một tư thế quá lâu hay hướng bàn chân chỉ cúi xuống.
Ngoài ra, các loại thuốc khi dùng quá nhiều cũng gây nên một vài tác dụng phụ và dẫn tới chuột rút. Lâu ngày sẽ dẫn tới thường xuyên hơn. Một số bệnh lý khác cũng gây nên biến chứng dẫn đến tình trạng chuột rút như tuyến giáp hay đái tháo đường. Vì vậy, khi gặp những triệu chứng bất thường nào dẫn tới chuột rút. Bạn cần nên đi thăm khám ngay đến các cơ sở y tế chuyên khoa. Đồng thời tìm ra được biện pháp khắc phục sao cho hữu hiệu nhất.
Một số nguyên nhân tự phát xảy ra
Biểu hiện khi bị chuột rút
Chuột rút là một tình trạng ắt hẳn ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy được. Bởi chuột rút làm cho cơ thể đột ngột đau nhức và nhói bất thường. Khi bị chuột rút, khi sờ vào có thể thấy được một cục co cứng. Chân và tay lúc này sẽ bị ảnh hưởng và không thể cử động được trong một khoảng thời gian, có thể là từ vài giây đến 10 phút. Thậm chí, nhiều trường hợp khi cơn chuột rút kết thúc, những triệu chứng ê và đau râm ran có thể vẫn tiếp diễn hết cả ngày.
Đa phần các trường hợp chuột rút đều là lành tính và ít để lại nhiều biến chứng. Có chăng chỉ là đau nhức ê ẩm trong một khoảng thời gian ngắn. Nếu như chuột rút còn đi kèm thêm một số biểu hiện khác nữa như thèm ăn đồ ngọt, da dẻ xanh xao, nhợt nhạt, uống nhiều và tiểu nhiều. Khi đó, bệnh nhân cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế để nhanh chóng khắc phục tình trạng bệnh. Không nên có bất kỳ suy nghĩ chủ quan hay phiến diên về tình trạng chuột rút này. Cần phải đề phòng trước mọi vấn đề phát sinh từ tình trạng sức khỏe bản thân.
Một số biểu hiện của người bị chuột rút
Chuột rút ở chân do biến chứng của bệnh
Trong nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng chuột rút hiện nay. Có thể thấy việc biến chứng của các bệnh liên quan cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành nên tình trạng chuột rút. Biến chứng chuột rút ở chân thường là do kết quả của một quá trình hệ thần kinh trong cơ thể bị tổn thương. Lúc này, tình trạng chuột rút sẽ diễn ra thường xuyên và khó để có thể khắc phục hẳn. Một số căn bệnh gây nên biến chứng chuột rút, đặc biệt là ở những người cao tuổi như:
- Bệnh đái tháo đường
- Bệnh nhân suy thận
- Huyết áp cao
- Các căn bệnh liên quan đến tim mạch
Ngoài ra, khi sử dụng một số loại thuốc có tác dụng phụ cũng gây nên tình trạng chuột rút. Bạn cần lưu ý tới sức khỏe bản thân nhằm tránh gây biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Tiểu đường
Đái tháo đường làm tổn thương hệ thần kinh ở dưới cánh tay hoặc chân. Lúc này, sẽ được gọi là bệnh thần kinh ngoại biên do tác động của biến chứng tiểu đường. Đây có thể là kết quả của lượng đường trong máu tăng quá nhanh. Đặc biệt là đối với những bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2. Đa phần các triệu chứng của người bệnh sẽ tương đối giống nhau. Người bị mắc thần kinh ngoại biên sẽ cảm thấy đau đớn và tê mỏi. Lâu lâu sẽ thấy như kiến bò ở những vùng chuột rút, đặc biệt là ở chân. Theo thời gian dài, bệnh sẽ gây nên một vài biến chứng quan trọng. Nguy cơ phải cắt bỏ là hoàn toàn có thể xảy ra.
Chuột rút ở chân do biến chứng của bệnh tiểu đường
Nếu như tình trạng chuột rút của bạn xảy ra từ những nguyên nhân như bệnh tiểu đường. Cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và chuẩn đoán một cách chính xác nhất. Những phương pháp giảm đau cùng hệ thống dinh dưỡng sẽ được đưa ra nhằm khắc phục tình trạng trên. Những bài tập vận động và kiểm soát cân nặng cũng không thể thiếu. Vì vậy, để cải thiện chất lượng cuộc sống cùng việc nâng cao sức khỏe. Bạn nên đi khám định kỳ mỗi 6 tháng để phòng tránh và chữa trị sớm nhất các tác nhân gây bệnh.
Huyết áp
Huyết áp thấp hay tụt huyết áp có thể làm gia tăng tình trạng xảy ra chuột rút vào ban đêm. Khi huyết áp thấp, chúng làm co mạch và hạn chế sự tưới máu đến các cơ. Lúc này các cơ sẽ rối loạn và không còn được thư giãn dẫn tới tình trạng chuột rút. Tình trạng này dễ kéo dài dai dẳng trong một khoảng thời gian dài. Đôi khi các triệu chứng huyết áp đã hết những chuột rút thì vẫn tiếp diễn. Ngoài ra, hạ canxi hay hạ magie trong máu cũng làm cho tình trạng chuột rút kháng trị.
Huyết áp thấp
Suy thận
Bệnh nhân suy thận thường phải đi chạy thận và lọc thận thường xuyên. Trong quá trình điều trị này, có rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị chuột rút. Liệu đây có phải là tác dụng phụ của chạy thận hay không? Hiện nay vẫn chưa có thông tin giải đáp chính thức cho sự tương quan giữa việc chạy thận và chuột rút. Tuy nhiên, khi chạy thận vẫn tạo ra một số điều kiện thuận lợi cho tình trạng này:
- Huyết áp thấp
- Thể tích thận suy giảm
- Tốc độ lọc cao
- Nồng độ natri có trong dịch lọc thấp
Cách xử lý cho người bệnh khi gặp phải chuột rút bất ngờ
Khi bị chuột rút bất ngờ, nhiều người có tâm lý lo lắng và hoảng sợ. Bởi thông thường cơn đau xuất hiện bất chợt vào ban đêm và chưa có sự chuẩn bị trước. Vì vậy, bạn cần tìm mọi phương pháp giảm đau tức thời để tránh khó chịu và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi bị chuột rút, bạn nên duỗi chân nhẹ nhàng và gập đi gập lại các ngón chân. Làm như vậy, các cơ sẽ được duỗi ra và hoạt động nhẹ nhàng. Nếu cơn đau không thuyên giảm, bạn có thể ép mạnh một ngón chân để tăng lưu thông máu. Sau đó massage nhẹ nhàng để các cơ được hài hòa hơn.
Các phương pháp trên ban đầu có thể rất đau và gây nên một số cảm giác khó chịu. Nhưng nếu kiên trì xoa bóp và mát xa để máu lưu thông hài hòa hơn. Các cơn đau này sẽ dần giảm đi và lưu thông trở lại. Khi đã hết tình trạng chuột rút này, bạn cũng cần xoa bóp nhẹ nhàng ở các vùng cơ đang co cứng. Bạn cũng có thể phối hợp thêm dầu xoa bóp hoặc chườm nóng lạnh để máu dễ dàng lưu thông hơn. Đồng thời kiên trì vận động và lắc lư chân nhẹ nhàng.
Cách xử lý khi gặp phải tình trạng chuột rút bất ngờ
Phương pháp phòng tránh chuột rút
Chuột rút không phải là một bệnh lý mạn tính cần phải dùng quá nhiều thuốc để điều trị hoặc chăm sóc. Vì vậy, để đề phòng tình trạng chuột rút về ban đêm. Người bệnh chỉ có thể thay đổi lối sống và phong cách sinh hoạt của mình sao cho linh động nhất. Tập thể dục đều đặn và thường xuyên luôn được các bác sĩ ưu tiên hàng đầu. Vì đây là phương pháp đơn giản lại mang lại hiệu quả vô cùng cao.
Tập thể dục không chỉ mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, mà còn giúp máu và khí huyết được lưu thông. Thời gian tập thể dục có thể là vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Hoặc vận động nhẹ nhàng vào buổi tối trước khi đi ngủ để có được một giấc ngủ ngon hơn. Ngoài tập các bài tập thể dục, bạn cũng có thể sử dụng linh hoạt các bài tâp đi bộ, yoga hoặc xoa bóp cơ bắp ở tay và chân nhẹ nhàng.
Ngoài ra, bạn cũng nên tắm nước ấm, hạn chế tắm nước quá lạnh trong thời gian lâu. Đặc biệt ở những nơi như bể bơi hoặc biển nơi có thể dễ xảy ra tình trạng chuột rút khi bơi. Vì vậy, bạn cần vận động nhẹ nhàng và khởi động cơ thể thật kĩ làm nóng cơ thể trước khi bơi để tránh chuột rút dưới nước. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đuối nước và ngay cả những vận động viên chuyên nghiệp cũng không thể nào thoát ra được.
Phương pháp phòng tránh chuột rút hiệu quả
Chế độ dinh dưỡng cho người bị chuột rút
Ngoài những bài tập tăng cường sức đề kháng cùng hỗ trợ giảm tình trạng đau mỏi ở các cơ. Bạn nên bổ sung vào cơ thể một số loại chất dinh dưỡng để tăng cường dưỡng chất cho cơ. Chẳng hạn như:
- Kali có trong chuối, bơ, đậu nành, cá. Đây là một loại khoáng chất quan trọng, dễ dàng kết hợp với natri điều chỉnh được sự cung cấp từ xung thần kinh đến các cơ
- Canxi. Là dưỡng chất không thể không nhắc tới trong quá trình xây dựng sức khỏe nhóm cơ. Canxi thiếu hụt dẫn đến chuột rút là điều khó tránh khỏi. Canxi có nhiều trong các loại hải sản, sữa, rau màu xanh thẫm. Ngoài ra, bổ sung canxi từ những thực phẩm chức năng cũng luôn được ưu tiên đối với người bệnh. Canxi Thiên Sư là một loại dưỡng chất với hàm lượng canxi cao. Bổ sung vào cơ thể tránh các tình trạng bệnh liên quan do thiếu canxi. Chúng còn hỗ trợ phát triển trí não khỏe mạnh.
- Cá hồi. Là một nguồn cung cấp protein dồi dào. Cá hồi luôn được ưu tiên trong bữa ăn sức khỏe bởi những công dụng tốt cho hầu hết các bộ phận trong cơ thể. Cá hồi bao gồm sắt, omega 3, vitamin B, D và kali. Chúng hỗ trợ trong quá trình sản xuất tế bào, ngăn ngừa tình trạng chuột rút
Chế độ dinh dưỡng giàu dưỡng chất cho người bệnh
Bị chuột rút có nên uống nước dừa không?
Nước dừa được xếp vào nhóm nước có chất điện giải. Bên cạnh đó, còn cung cấp nhiều khoáng chất quan trọng cho cơ thể. Bao gồm kali, canxi, magie và photpho. Đây là một nguồn dinh dưỡng từ thiên nhiên mà tạo hóa đã ban tặng, Chính vì vậy, bệnh nhân thường bị chuột rút nên thường xuyên bổ sung nước dừa vào chế độ ăn của mình. Theo thống kê trong 10 vận động viên nam, tỷ lệ các vận động viên bị chuột rút do kích thích điện giảm hơn đáng kể khi uống nước dừa làm chất điện giải.
Tuy nhiên, cũng không phải quá lạm dụng loại thức uống này. Nếu uống nước dừa quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ loãng máu. Đặc biệt, tránh uống nước dừa vào ban đêm, lúc đang trong kỳ kinh nguyệt hoặc đang trong 3 tháng đầu thai kỳ. Chung quy lại, người bị chuột rút nên uống nước dừa. Nhưng phải uống trong những thời điểm thích hợp. Và không được quá lạm dụng hàng ngày.
Nước dừa là nguồn cung cấp chất điện giải tuyệt vời