Rụng tóc là tình trạng xảy ra khi lượng tóc rụng đi nhiều hơn so với số tóc mọc hàng ngày. Rụng tóc có nhiều nguyên nhân xảy ra. Có thể do bệnh lý, giảm cân nhanh chóng hay căng thẳng kéo dài. Tình trạng rụng tóc nếu kéo dài có thể làm tóc khó có thể tiếp tục phát triển thêm. Nhiều trường hợp dẫn đến hói đầu và tóc không thể mọc tiếp tục được nữa. Đây cũng là tình trạng làm nhiều người phải đau đầu với nó. Bởi rụng tóc không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, ngoại hình mà còn là nguyên nhân sâu xa của nhiều bệnh lý khác nhau. Nếu không được chú ý chữa trị kịp thời, rụng tóc sẽ trở thành bệnh và gây nguy hiểm đến tổng quan sức khỏe người bệnh.
Hàng ngày, lượng tóc trên đầu chúng ta sẽ thay đổi. Lượng tóc cũ sẽ rụng đi và nhường chỗ cho các sợi tóc mới mọc lên. Điều này là một chu kỳ hoàn toàn tự nhiên và sinh lý của cơ thể. Tuy nhiên, nếu tình trạng rụng tóc diễn ra thường xuyên và kéo dài. Thậm chí còn ảnh hưởng tới thẩm mĩ và để lộ ra một mảng da đầu lớn. Khi đó, rụng tóc đã trở thành bệnh và cần phải được chữa trị theo liệu trình phù hợp. Vì vậy, cần phải có phương pháp chữa trị phù hợp sao cho tránh tình trạng rụng tóc kéo dài theo thời gian.
Rụng tóc là một hiện tượng bệnh lý vô cùng dễ thấy hiện nay
Contents
Đối tượng dễ rụng tóc
Rụng tóc không chỉ ảnh hưởng đến phần đầu da đầu. Đôi khi cũng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể như rụng lông. Nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến tình trạng này. Chẳng hạn như di truyền, nội tiết tố thay đổi hoặc tác dụng phụ của bệnh lý. Do vậy, bất kỳ ai cũng có thể là đối tượng xảy ra tình trạng rụng tóc. Tuy nhiên, tỷ lệ này ở nam thường có xu hướng cao hơn nữ. Và hậu quả dẫn đến hói đầu cũng xuất hiện ở nam giới là nhiều hơn. Những đối tượng được cho là có nguy cơ cao mắc rụng tóc, bao gồm:
- Người cao tuổi
- Tiền sử gia đình có người từng bị hói đầu, bao gồm bố mẹ, ông bà hoặc họ hàng
- Giảm cân nhanh chóng và không khoa học
- Mắc một vài bệnh lý nhất định và ảnh hưởng bởi các tác dụng phụ của thuốc. Ví dụ như bệnh tiểu đường hay lupus ban đỏ
- Người thường xuyên làm việc về đêm, thức khuya, ngủ không đủ giấc
- Gặp nhiều stress và căng thẳng trong cuộc sống. Tâm lý không ổn định và không được thoải mái.
Trong các đối tượng kể trên, có thể thấy trên thực tế, di truyền là nguyên nhân chính gây nên sự phát triển của các đối tượng bệnh. Nhiều trường hợp mắc rụng tóc quá mức dẫn đến hói đầu và không thể mọc tóc thêm được nữa. Một số người phải dùng tới sự tác động của y học và thuốc tây để chữa trị và ngăn chặn tình trạng rụng tóc tiếp tục diễn ra.
Rụng tóc xảy ra ở mọi đối tượng
Rụng tóc có phải là bệnh?
Chu kỳ sống của một sợi tóc bất kỳ có thể dao động từ 8 tháng đến 5 năm. Do đó, trong một chu kỳ sống, tóc sẽ dần rụng đi do già và yếu. Vì vậy, rụng tóc là một yếu tố sinh lý bình thường ở con người. Trung bình một người khỏe mạnh có thể rụng khoảng từ 50 đến 100 sợi tóc một ngày.
Rụng tóc được xem là bệnh nếu rụng quá 100 sợi/ngày
Sau khi rụng tóc, lượng tóc mới sẽ lần lượt được mọc lên thay thế chỗ cũ. Để đảm bảo độ dày và lượng tóc thích hợp trên da đầu, lượng tóc mới sẽ dần mọc lên bù lại lượng tóc đã bị rụng. Khi lượng tóc rụng lớn hơn 100 sợi/ ngày đã được xem là bệnh lý. Để nhận biết tình trạng rụng tóc đã trở thành bệnh hay chưa, người bệnh có thể thamkhaor một số dấu hiệu điển hình sau đây:
- Rụng tóc nhiều trên 100 sợi một ngày. Đặc biệt là sau khi gội đầu, chải tóc hay vuốt tóc. Sau khi gội đầu hoặc chải đầu sẽ thấy lượng tóc bám vào lược hoặc gối nhiều hơn bình thường.
- Tóc con mọc lên mảnh, yếu và xoăn chứ không được chắc khỏe. Thậm chí còn không có tóc con mọc lên.
- Tóc mảnh và thưa, nhiều cọng yếu dẫn đến chẻ ngọn. Thậm chí nhiều trường hợp dễ thấy rõ da đầu ở nữ.
- Tóc rụng thành từng mảng lớn và có thể gây hói nhẹ ở nam giới.
Nguyên nhân gây nên tình trạng rụng tóc
Rụng tóc hình thành nên từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Rụng tóc xảy ra theo chu kỳ sinh lý bình thường của con người. Hoặc xảy ra do các mô sẹo hình thành nên, thay thế các nang tóc bị tổn thương. Lúc này, lượng tóc sẽ giảm dần đến một giai đoạn không thể mọc thêm tóc được nữa. Vùng da đầu này sẽ bị hói và mất khả năng mọc thêm cọng tóc mới. Vì vậy, một vài yếu tố tác động đến việc rụng tóc có thể kể đến như:
- Yếu tố di truyền – là yếu tố nguyên nhân phổ biến nhất gây hói đầu ở người bình thường. Đặc biệt là khi tuổi tác càng cao, những biểu hiện của rụng tóc và hói đầu ngày càng rõ rệt.
- Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi. Việc hormon trong cơ thể rối loạn cũng là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến rụng tóc trong một thời gian ngắn hoặc thậm chí là vĩnh viễn. Những trường hợp có nguyên nhân cao như phụ nữ mang thai, sản phụ sau sinh, thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, bệnh về tuyến giáp.
- Căng thẳng, áp lực kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Lúc này, cơ thể luôn phải đối mặt với sự thay đổi của những suy nghĩ làm cơ thể mệt mỏi và có nguy cơ cao dẫn đến rụng tóc. Bên cạnh đó, việc thức khuya thường xuyên cũng ảnh hưởng rất nhiều đến bệnh.
- Sử dụng hóa chất tác động đến tóc và da đầu thường xuyên
- Cơ thể thiếu hụt những dưỡng chất cần thiết cho tóc
- Những nguyên nhân bệnh lý khác nhau
Yếu tố di truyền
Di truyền là một yếu tố hàng đầu dẫn đến tình trạng rụng tóc hiện nay. Trong một gia đình, nếu bố mẹ hoặc họ hàng đều là những người có bệnh lý liên quan đến tóc và da đầu. Khi đó, tỷ lệ con cháu sinh ra có tình trạng rụng tóc chiếm phần cao. Nguyên nhân này có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Việc thừa hưởng gen nang tóc từ nhỏ sẽ làm cho tóc thu nhỏ theo thời gian. Và theo thời gian cuối cùng là ngừng phát triển không tiếp tục mọc nữa.
Rụng tóc do yếu tố di truyền
Rụng tóc do yếu tố di truyền không phải là bệnh lý. Nó chỉ là tình trạng tự nhiên liên quan đến nội tiết tố. Đặc biệt là ở nam giới với tên testosterone. Mặc dù cơ chế nhìn chung có vẻ giống nhau. Tuy nhiên, rụng tóc ở nam giới tập trung chủ yếu ở vùng trán và thái dương. Trong khi đó, ở nữ giới, phần đỉnh đầu là nơi tập trung lượng da đầu bị hói nhiều hơn.
So với nam giới thì tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với phát nữ. Nhiều người cho rằng, việc rụng tóc ảnh hưởng chủ yếu tới nam giới vì không có khả năng gây hói cao. Tuy nhiên, đối với phái nữ, việc tóc rụng nhiều và thường xuyên. Cộng với việc tóc mỏng và thưa làm tâm trạng căng thẳng nặng nề. Ngoài ra, khi phụ nữ bị rụng tóc quá thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng nam tính hóa. Cơ thể có xu hướng mọc lông nhiều ở thân và mặt, gây rối loạn kinh nguyệt.
Căng thằng, áp lực
Trong cuộc sống hiện tại, đi kèm với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – kỹ thuật. Con người càng cảm thấy áp lực, mệt mỏi hơn với mọi thứ diễn ra xung quanh. Điều này đồng nghĩa với việc những căn bệnh và triệu chứng có thể xảy đến từ những suy nghĩ tiêu cực này lại mang lại hậu quả rất xấu. Sự căng thẳng, áp lực đến từ học tập, công việc hoặc những cột mốc xoay quanh cuộc sống hàng ngày. Chúng sẽ là nguyên nhân gây nên tình trạng rụng tóc. Ngoài ra, một số tác động khách quan như sinh con, hậu phẫu thuật hoặc sau quá trình chăm sóc bệnh bằng nhiều phương pháp y khoa.
Tuy nhiên, rụng tóc do căng thẳng, stress chỉ diễn ra ở một vài giai đoạn nhất định. Khi tâm trạng và tâm lý không được thoải mái. Nếu như vượt qua được những vấn đề này. Và giúp cơ thể thoải mái, không còn lo lắng hay áp lực thêm nữa. Khi đó, quá trình rụng tóc sẽ ngưng lại và phát triển một cách bình thường. Thời gian tóc phát triển lại là trong vòng từ 6 đến 9 tháng.
Căng thẳng áp lực kéo dài
Nguyên nhân khác dẫn đến rụng tóc
Rụng tóc còn hình thành nên từ nhiều bệnh lý khác nhau. Tức là khi người bệnh sau quá trình điều trị bệnh và hiện đang trong giai đoạn hậu điều trị. Thời điểm này vô cùng thích hợp với sự thay đổi hocmorne và dẫn tới rụng tóc. Một số bệnh lý thường thấy như:
- Bệnh lý tuyến giáp. Căn bệnh này làm cho lượng hormone trong cơ thể bị rối loạn và mất cân bằng. Lúc này, hormone tuyến giáp có thể giảm sút hoặc tăng cao đột biến làm tóc thưa dần đi.
- Rối loạn hệ thống miễn dịch. Xảy ra khi hệ miễn dịch trong cơ thể bị rối loạn. Khi đó, nang tóc có thể không hoạt động và phát triển hiệu quả dẫn đến tóc không mọc thêm. Lúc này, cơ thể sẽ hình thành nên các kháng thể và đào thải đi tế bào nang tóc đang yếu.
- Bệnh viêm nhiễm da đầu. Các loại nấm,vi khuẩn tấn công lên tóc và da đầu khiến tóc dễ rụng. Thậm chí còn có khả năng gây rụng tóc theo từng mảng làm hói đầu.
- Hội chứng buồng trứng đa nang. Đây là hội chứng làm mất cân bằng hormone trong cơ thể ở nứ giới. Khi đó, những trường hợp rụng tóc bất thường sẽ thường xuyên xảy ra.
Phương pháp chữa rụng tóc phổ biến hiện nay
Với nhiều lý do khác nhau hình thành nên tình trạng rụng tóc. Người bệnh cần phải tùy thuộc vào từng nguyên nhân cấu thành nên bệnh để khắc phục tình trạng một cách hiệu quả. Phương pháp điều trị hiện nay rất đa dạng. Có thể kể đến như sử dụng các loại thuốc nhằm kích thích sự phát triển của tóc. Ngoài ra, việc phẫu thuật cấy tóc hay dùng các tia laser cũng khắc phục được tình trạng rụng tóc thường xuyên. Có thể kích thích tóc con phát triển cứng cáp và nhiều hơn.
Ngoài ra, bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm chức năng để hỗ trợ thêm cho tình trạng sức khỏe tóc. Hebora Sakura Damask Rose được xem là viên uống mang lại sự tự tin cho phái nữ. Với những chiết xuất tuyệt vời từ hoa anh đào, hoa nghệ tây và hoa hồng damask.
Hebora Sakura Damask Rose- viên uống cho bạn sự tự tin
Sử dụng thuốc ngăn ngừa rụng tóc
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của y học. Việc sử dụng thuốc trong quá trình hồi phục sự phát triển của tóc không còn quá mới mẻ. Các loại thuốc không còn tác dụng phụ làm ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Những loại thuốc phổ biến được dùng hiện nay như:
- Thuốc điều trị hói đầu, kích thích mọc tóc
- Thuốc Finasteride. Là loại thuốc được kê theo đơn được bác sĩ áp dụng riêng đối với nam giới. Thuốc được bào chế dạng viên với công dụng trong việc điều trị giảm rụng tóc và hỗ trợ kích thích mọc tóc mới. Tuy nhiên, với tùy độ tuổi mà tác dụng của thuốc sẽ khác nhau. Thông thường, bệnh nhân dưới 60 tuổi sẽ có tác dụng với thuốc tốt hơn. Thuốc sẽ không để lại hiệu quả đối với nhiều nam giới trên 60 tuổi.
- Thuốc minoxidil. Mặc dù thuộc nhóm thuốc không kê đơn có thể được dùng ở cả nam và nữ. Thuốc được điều chế theo ở hai dạng bọt hoặc chất lỏng để có thể bôi lên da đầu dùng hàng ngày. Trong thời gian đầu mới sử dụng, bệnh nhân có thể gặp tình trạng tóc rụng nhiều hơn và mật độ rụng cũng dày hơn. Tuy nhiên, người bệnh không cần quá lo lắng do đây là quá trình để tóc con có thể mọc lên được tốt hơn. Bệnh nhân cần sử dụng hàng ngày với ít nhất 6 tháng.
- Một số loại thuốc điều trị rụng tóc khác. Đối với nữ giới, bệnh nhân có thể tham khảo thuốc theo đơn spironolactone và thuốc tránh thai trong từng trường hợp nhất định.
Cấy ghép tóc
Cấy ghép tóc là phương pháp được sử dụng đối với những bệnh nhân đã bị rụng tóc ở giai đoạn nặng. Những bệnh nhân bị rụng tóc vĩnh viễn và không còn khả năng mọc tóc trở lại. Khu vực bị thường là trên đỉnh đầu hoặc sau gáy. Khi đó, phương pháp cấy tóc hay phẫu thuật để cấy ghép tóc là liệu pháp thích hợp cho việc giải quyết vấn đề này.
Trong quá trình phẫu thuật và cấy ghép tóc, bác sĩ da liễu hay chuyên viên thẩm mỹ sẽ lấy ra một mảng da đầu nhỏ. Mỗi mảng da này đều chứa từ một đến một vài sợi tóc. Vị trí lấy thường ở vùng phía sau đầu hoặc xung quanh đầu của bệnh nhân. Sau đó, việc thực hiện cấy nang tóc sẽ được thực hiện ở phần hói ở đỉnh đầu. Thuốc Minoxidil được khuyên dùng hậu phẫu thuật nhằm giảm thiểu tình trạng rụng tóc và giảm đau sau phẫu thuật.
Cấy ghép tóc khá phổ biến hiện nay
Đôi khi người bệnh sẽ phải tái phẫu thuật sau một khoảng thời gian nhất định để việc điều trị được hiệu quả tuyệt đối. Có một số trường hợp cuộc phẫu thuật đã được tiến hành khá thành công. Tuy nhiên, tình trạng rụng tóc vẫn có thể xảy ra. Có thể là do yếu tố di truyền hoặc bệnh lý nặng. Do vậy, việc điều trị dứt điểm là rất khó. Đây cũng là lý do khiến cho việc điều trị bệnh thường rất tốn kém và mất nhiều chi phí. Ngoài ra, chúng cũng khiến người bệnh phải chịu đựng nhiều đau đớn và đôi khi hình thành sẹo hoặc chảy máu da dầu.
Liệu trình laser
Liệu pháp chăm sóc bằng kỹ thuật laser đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt nhằm áp dụng chữa trị các triệu chứng rụng tóc ở cả nam và nữ. Nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng, biện pháp chữa trị bằng liệu trình laser có tác dụng rõ rệt trong ngăn ngừa rụng tóc và cải thiện mật độ dày của tóc. Tuy nhiên, phương pháp chữa trị bằng laser có hiệu quả tuyệt đối và mang lại tác dụng phụ hay không. Câu trả lời vẫn chưa được chứng minh một cách rõ ràng và đang cần nhiều thời gian hơn trong việc nghiên cứu.
Nhìn chung, mọi sự thay đổi nào trên cơ thể cũng đều nên được để ý kĩ càng. Kể cả việc rụng tóc bởi “Cái răng cái tóc là gốc con người”. Để có phương pháp điều trị hiệu quả và nhanh chóng, bệnh nhân cần sự tư vấn của các chuyên gia y tế. Bên cạnh đó, bệnh nhân không được tự ý sử dụng thuốc uống, thuốc bôi nếu chưa có được sự cho phép của bác sĩ. Tùy vào nguyên nhân hình thành nên bệnh và mục đích sử dụng thì mỗi một liều thuốc sẽ có công dụng riêng. Tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn.
Ăn gì để ngăn ngừa rụng tóc?
Tóc rụng là hiện tượng gây nên nhiều vấn đề vô cùng nhức nhối cho người bệnh. Bởi nhiều nỗi lo khi rụng tóc nên nhiều người thường tìm nhiều cách sao cho khắc phục được tình trạng bệnh này. Việc hồi phục tóc và khiến tóc nhanh dài phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Chẳng hạn như tuổi tác, sức khỏe và chế độ ăn uống bổ sung dinh dưỡng phù hợp. Một chế độ ăn uống phù hợp sẽ đẩy nhanh sự phát triển của tóc theo nhiều chiều hướng khác nhau. Hạn chế được tình trạng rụng tóc.
Ngược lại, khi lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể hạn chế hoặc không mang lại hiệu quả cao. Cơ thể sẽ suy nhược, không đủ cung cấp lượng dinh dưỡng cần thiết cho tóc. Vì vậy gây nên tình trạng rụng tóc thường xuyên. Đặc biệt, những trường hợp giảm cân nhanh chóng do ăn uống không điều độ. Hoặc giảm cân bằng cách nhịn ăn không khoa học. Tóc sẽ có xu hướng rụng nhiều hơn bình thường.
Ăn trứng giúp ngăn ngừa rụng tóc
Trứng được xem là một nguồn cung cấp protein và biotin dồi dào. Đây là hai dưỡng chất cần thiết tốt cho sức khỏe tóc. Chúng thúc đẩy sự phát triển của tóc khỏe mạnh và chắc khỏe. Việc bổ sung đủ protein rất được chú trọng trong việc hình thành nên một nang tóc khỏe mạnh. Bởi hầu hết protein cấu tạo nên nang tóc. Khi chế độ ăn của bệnh nhân thiếu protein, chúng sẽ là nguyên nhân hình thành nên tình trạng rụng tóc. Thêm vào đó, việc sản xuất protein tạo thành keratin từ biotin. Tiêu thụ nhiều biotin hơn sẽ bổ sung tránh tình trạng thiếu hụt.
Trứng giúp bổ sung protein cho tóc
Ngoài ra, trứng còn có nhiều công dụng cho sức khỏe. Từ trứng gà, bạn có thể áp dụng và thực hiện thành nhiều công thức khác nhau. Trong đó, việc kết hợp trứng gà và bia là một ý tưởng không tồi cho mái tóc. Một số bước đơn giản như sau:
- Tách hai quả trứng gà và trộn với 1/2 cốc bia
- Dùng nước lạnh làm ướt tocs
- Sử dụng 1/2 cốc bia còn lại để thoa lên tóc và massage trong khoảng 10 phút rồi làm sạch với nước
- Lấy hỗn hợp bia và trứng gà đã chuẩn bị rồi thoa đều từ chân tóc đến ngọn tóc. Sau đó dùng khăn quấn quanh đầu và ủ tóc trong khoảng 20 phút. Xả thật sạch với nước để tránh mùi khó chịu.
Những loại rau lá xanh
Rau có lá xanh luôn được ưu tiên sử dụng trong quá trình chăm sóc sức khỏe. Một số loại được cho là có công dụng cho sức khỏe tóc. Chẳng hạn như rau diếp, rau bina, rau cải bẹ xanh hay cà rốt. Chúng chứa một hàm lượng sắt cần thiết giúp cho sự phát triển của các tế bào nang tóc. Duy trì sự hoạt động và giúp tóc tăng trưởng, phát triển khỏe mạnh. Thêm vào đó, các loại rau lá xanh này chứa rất nhiều vitamin nhóm A và C. Hỗ trợ rất tốt cho da đầu và sự phát triển của tóc.
Chất beta – carotene có trong cà rốt còn là một dưỡng chất được sử dụng trong quá trình ngăn ngừa rụng tóc. Đặc biệt, vitamin A còn giúp nuôi tóc và tăng cường sức khỏe mắt. Đây là nguồn cung cấp vitamin K, C và các loại vitamin nhóm B, kali. Bạn có thể phối hợp sử dụng bằng nhiều phương pháp nấu ăn khác nhau. Thay vì xào rán nhiều dầu mỡ, bạn có thể hấp, luộc hoặc kết hợp với các loại thực phẩm khác. Ngoài ra, việc làm nước ép cũng giúp hỗ trợ sự hấp thu tốt và hiệu quả hơn.
Các loại rau củ có màu xanh