Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng thận hoặc tổn thương thận, cùng Quatanghanquoc tìm hiểu xem căn bệnh này còn có gì nguy hiểm nha.
Bệnh suy thận có thể do rất nhiều nguyên nhân và bệnh lí khác nhau gây ra. Có thể chia bệnh suy thận thành 2 nhóm theo thời gian mắc bệnh. Đó là suy thận cấp thấp và suy thận mạn.
Thận bao gồm 2 quả nằm ở phía sau lưng, ở hai bên cột sống ngay phía trên của eo. Thận đảm bảo một số chức năng quan trọng để duy trì sự sống cho con người.
Chức năng chính và quan trọng nhất của thận là lọc máu. Chức năng này được thực hiện bằng cách lọai bỏ chất thải và nước dư thừa, duy trì cân bằng chất điện giải trong máu và điều chỉnh huyết áp.
Contents
Phân loại bệnh suy thận
Dựa vào các cơ chế gây bệnh mà người ta chia bệnh suy thận làm 5 loại chính.
- Bệnh suy thận cấp tính trước thận thường xuất hiện khi lưu lượng máu đến thận không đủ. Vì vậy làm giảm khả năng đào thải các chất độc của thận. Các chấn thương, do phẫu thuật hoặc một số bệnh lí liên quan có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
- Bệnh suy thận cấp tính tại thận do các chấn thương trực tiếp đến thận gây nên. Do sự quá tải các chất độc tại thận cũng như thiếu lượng oxi đến thận, thiếu máu cục bộ. Điều đó dẫn tới suy thận nội tại cấp tính.
- Bệnh suy thận mạn tính trước thận do thiếu máu tưới thận trong một thời gian dài. Làm cho thận bắt đầu co dần lại. Và theo thời gian, thận mất dần đi khả năng hoạt động.
- Bệnh suy thận mạn tính tại thận do bị tổn thương kéo dài lâu. Nguyên nhân gây ra chủ yếu là các bệnh xảy ra ở thận. Như viêm cầu thận, viêm ống thận, viêm kẽ thận và các bệnh liên quan đến thận khác.
- Suy thận mạn tính sau thận do bị tắc nghẽn đường tiết niệu lâu ngày. Bao gồm tắc đường tiết niệu cao, thấp làm cản trở việc đưa nước tiểu ra ngoài. Vì vậy nó đã gây áp lực lên cho thận và sau đó là làm tổn thương thận.
Gợi ý: Ích Thận Vương giúp cải thiện chức năng thận giá bao nhiêu?
Một số nguyên nhân dẫn tới bệnh suy thận
Có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn tới bệnh suy thận. Bệnh có thể bị dẫn tới từ hệ quả từ một số vấn đề liên quan tới sức khỏe.
Nếu xác định được nguyên nhân dẫn tới suy thận rất hữu ích trong việc điều trị bệnh. Điều đó giúp nhận diện được loại bệnh và có những phương pháp điều trị phù hợp.
Việc phát hiện ra bệnh lí sớm cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc điều trị và phục hồi. Các nguyên nhân gây ra bệnh suy thận có thể chia thành 2 nhóm chính.
Nguyên nhân gây ra bệnh suy thận cấp
Có ba nguyên nhân chính gây nên bệnh suy thận cấp.
- Lưu lượng máu dẫn đến thận bị thiếu. Lưu lượng máu đi đến thận đột nhiên bị giảm bất thường cũng có thể dẫn đến suy thận. Có thể do các nguyên nhân như bệnh tim, suy gan, dị ứng, nhiễm trùng. Bên cạnh đó việc dùng một số loại thuốc đặc trị cũng có thể hạn chế lượng máu đến thận.
- Vấn đề về đào thải nước tiểu, tắc nghẽn nước tiểu. Nếu cơ thể không kịp thời đào thải nước tiểu thì chất độc sẽ bị tích tụ lâu ngày. Điều đó làm gây quá tải cho thận.
- Một số bệnh lí tại thận gây ra suy thận. Ví dụ như người bị nhiễm độc trong thời gian kéo dài. Hoặc bệnh phì đại tuyến tiền liệt cũng có thể ảnh hưởng đến thận. Sử dụng một số loại thuốc đặc trị bệnh
Nguyên nhân gây ra bệnh suy thận mạn
Đối với bệnh suy thận mạn tính, quá trình diễn ra suy giảm chức năng diễn ra trong một thời gian khá dài. Bệnh này khó có thể điều trị dứt điểm được. Các nguyên nhân dẫn đến suy thận mạn chủ yếu là do các bệnh lâu ngày ảnh hưởng.
Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh suy thận mạn có thể kể đến như sau:
- Do biến chứng của bệnh đái tháo đường, bệnh tăng huyết áp.
- Do một số bệnh về thận như viêm cầu thận, viêm ống thận mô kẽ, bệnh thận đa nang.
- Một số bệnh kéo dài như tắc nghẽn đường tiết niệu. Nguyên nhân gây ra bệnh này có thể là do ung thư, sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt.
- Tình trạng nước tiểu bị trào ngược trở lại thân do tình trạng trào ngược bàng quang niệu quản gây ra.
- Và bên cạnh đó là một số bệnh về thận bị tái phát nhiều lần như viêm đài bể thận.
Gợi ý: Viên bổ thận Thiên Sư – Cải thiện sinh lý và chăm sóc thận
Một số triệu chứng của bệnh suy thận
Tùy thuộc vào bệnh đang ở giai đoạn nào, phát triển nhanh hay chậm. Mà bệnh có những triệu chứng phát triển theo thời gian.
Nếu bệnh phát triển chậm thì những triệu chứng thường không đặc hiệu và rất khó phát hiện bệnh. Vì thận thường có khả năng bù trừ khá tốt. Nên ở giai đoạn đầu thường rất khó phát hiện triệu chứng. Khi xuất hiện triệu chứng thì thường ở giai đoạn khá trễ và rất nguy hiểm.
Một số dấu hiệu và triệu chứng có thể kể đến như:
- Bị khó chịu, thường xuyên cảm thấy buồn nôn. Chán ăn, mệt mỏi, hay bị nôn ra sau khi ăn. Có cảm giác bị ớn lạnh trong người, dễ bị rùng mình.
- Thường xuyên đi tiểu đêm, nước tiểu có bọt. Đi tiểu nhiều nhưng lượng nước tiểu rất ít hoặc ít hơn bình thường. Nước tiểu có màu bất thường, quá đậm hoặc quá nhạt. Thỉnh thoảng đi tiểu ra máu, cảm thấy khó khăn khi đi tiểu.
- Thường xuyên bị hoa mắt chóng mặt, tinh thần bị giảm sút. Thường xuyên bị chuột rút hoặc co giật cơ bắp.
- Huyết áp thay đổi bất thường, tăng huyết áp khó kiểm soát.
- Tay chân bị phù hoặc sưng lên. Tình trạng này cũng có thể xuất hiện ở mặt hoặc cổ.
- Có thể thường xuyên bị tức ngực, khó chịu trong lồng ngực, khó thở. Hơi thở có mùi hôi khác lạ, gây ra cảm giác khó chịu.
Các giai đoạn chính của bệnh suy thận
- Giai đoạn 1 được gọi là giai đoạn rất nhẹ. Giai đoạn này thường có rất ít triệu chứng và không rõ ràng. Ở giai đoạn này, người bệnh cần phải duy trì lối sông lành mạnh.
- Giai đoạn 2 đã phát hiện rõ các vấn đề trong thận. Xuất hiện protein trong nước tiểu và tổn thương thận rõ ràng hơn. Các phương pháp lối sống lành mạnh vẫn được duy trì ở giai đoạn này. Người bệnh nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ về các yếu tố nguy cơ làm tiến triển bệnh.
- Giai đoạn 3 được gọi là giai đoạn trung bình. Lúc này thì thận của người bệnh không thể hoạt động tốt như bình thường. Các triệu chứng nhiều hơn và trở nên rõ ràng hơn. Như sưng vù tay chân, đau mỏi lưng, các khớp và đi tiểu nhiều hơn.
- Giai đoạn 4 là giai đoạn khá nặng. Thận hoạt động không tốt nhưng cũng chưa suy giảm hoàn toàn. Các biến chứng có thể là huyết áp cao, thiếu máu, và một số bệnh về xương khớp. Người bệnh nên điều trị theo pháp đồ của bác sĩ để làm giảm tổn thương thận.
- Giai đoạn 5, lúc này thận của người bệnh đã bị suy hoàn toàn. Chức năng thận bị suy giảm một cách rõ rệt. Một số triệu chứng như buồn nôn, cảm giác khó thở, bị ngứa ngáy ở da,…
Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh suy thận
Thận đóng vai trò trực tiếp trong việc lọc máu máu và các chất độc, chất thải. Bên cạnh đó thận cũng có rất nhiều chức năng quan trọng khác để bảo vệ sức khỏe cơ thể.
Tình trạng thiếu máu, thiếu hụt hồng cầu nghiêm trọng
Đối với những người bình thường, bất kì ai cũng có thể gặp phải tình trạng thiếu máu. Nhưng tình trạng này thường phổ biến hơn ở những người mắc bệnh suy thận nhất là suy thận mạn.
Trong giai đoạn đầu, người bệnh có thể bị thiếu máu nhẹ. Nhưng dần dần nó sẽ trở nên trầm trọng ở các giai đoạn sau. Thận giúp cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này.
Khi thận không hoạt động một cách bình thường, cơ thể sẽ thiếu hụt nghiêm trọng tế bào hồng cầu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu.
Một số bệnh về xương khớp và tăng photphat trong máu
Để bộ xương của mỗi người được trở nên chắc khỏe thì phải cần đủ lượng canxi, vitamin D và photpho. Khi thận của chúng ta khỏe mạnh thì sẽ giữ cho hàm lượng các chất đầy đủ và ổn định. Từ đó bảo vệ sức khỏe của bộ xương.
Nếu thận bị suy giảm các chức năng, thì thận có thể không giữ được quá trình cân bằng này. Đặc biệt hơn là khi thận quá yếu, thận không thể đảm nhận chức năng đào thải.
Vì vậy, photpho không được đào thải ra ngoài mà tích tụ dần trong máu. Đây gọi là tình trạng tăng photphat trong máu, dẫn đến nguy hiểm.
Một số bệnh liên quan đến tim mạch
Thận và tim có các mối quan hệ liên quan mật thiết với nhau. Bên cạnh đó, những người bị suy thận phải tiến hành lọc máu. Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vọng cao nhất với những bệnh nhân đang lọc máu.
Máu bị ứ đọng ở tim gây ra áo lực cho tĩnh mạch chính. Đây cũng là nơi kết nối với thận. Điều đó làm cho tắc nghẽn máu, làm giảm lượng máu chứa oxi đến thận. Những nguyên nhân này có thể gây ra các bệnh lí về thận.
Và trong vòng tuần hoàn ấy, khi thận hoạt động không tốt. Các bộ phận khác phải tăng hiệu suất làm việc để cung cấp đủ lượng máu cho thận. Và hệ thống hormone điều hòa huyết áp của người đã phải làm nhiệm vụ ấy.
Vì vậy tim phải hoạt động nhiều hơn bình thường. Và từ đó dẫn tới các bệnh liên quan đến tim mạch.
Tăng kali trong máu và tích tụ nước trong cơ thể
Kali tồn tại trong thực phẩm nạp vào cơ thể, nó có vai trò giúp các cơ hoạt động. Và bao gồm cả các cơ kiểm soát nhịp tim và kiểm soát hơi thở. Khi thận khỏe mạnh thì sẽ đào thải lượng kali dư thừa ra khỏi cơ thể.
Những người bị suy thận thì thận không thể đào thải hết kali dư thừa ra khỏi cơ thể. Nó làm cho lượng kali trong máu tồn tại quá nhiều được gọi là tăng kali máu. Điều này có thể gây đau tim hoặc có thể dẫn đến tử vong.
Nếu thận khỏe mạnh thì sẽ loại bỏ được các chất lỏng dư thừa trong máu. Điều đó giúp tránh các nguy cơ gây tích tụ các vấn đề ở tim và huyết áp. Nếu bị tích tụ các chất lỏng trong cơ thể, có thể dẫn đến tay chân bị sưng vù, tim đập nhanh hơn.
Người bệnh thường sẽ được khuyên uống ít nước, ăn nhạt hơn.
Sức khỏe tinh thần suy giảm
Bệnh suy thận không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà tinh thần của người bệnh cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bệnh càng nặng thì sức khỏe tinh thần của người bệnh càng bị ảnh hưởng. Không chỉ có bệnh nhân mà người nhà cũng bị tác động tinh thần khá nhiều. Các yếu tố liên quan có thể gây căng thẳng có thể kể đến như:
- Khi bệnh trở nặng thì bệnh nhân phải tiến hành chạy thận, gây áp lực về mặt tài chính.
- Bệnh nhân phải tuân thủ lịch lọc máu căng thẳng dẫn đến căng thẳng.
- Cảm thấy mình trở thành gánh nặng cho những người xung quanh.
- Quá trình điều trị gây đáu đớn, mệt mỏi, ăn uống phải kiêng cự. Dẫn tới giác ngủ chập chờn, nghỉ ngơi bị gián đoạn.
- Công việc của bệnh nhân và người nhà cũng bị ảnh hưởng trực tiếp.
Một số thói quen sai lầm thường ngày dẫn đến suy thận
Thận tham gia vào nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Trong đó có chức năng lọc máu và đào thải các chất độc của cơ thể.
Và hiển nhiên, có rất nhiều việc thường ngày có thể làm tổn thương thận, dẫn đến suy thận. Các việc ấy tích tụ lâu ngày và hình thành thói quen khó bỏ. Có thể kể đến một số thói quen như sau:
Thói quen ăn mặn hoặc ăn quá mặn
Nếu ăn mặn thường xuyên sẽ khiến cơ thể bị hấp thụ quá nhiều muối gây dư thừa. Điều đó làm cho thận phải hoạt động nhiều, tạo áp lực cho thận. Và dẫn tới bệnh suy thận.
Không chỉ vậy, dư thừa muối có thể gây sỏi thận, thận nhiễm mỡ, huyết áp cao. Đặc biệt với những người mắc bệnh thận thì thói quen này gây tác hại rất lớn.
Nên giảm dần lưu lượng muối nạp vào cơ thể để các chức năng thận được hoạt động tốt hơn. Nên tạo thói quen ăn nhạt để đảm bảo sức khỏe cũng như ngăn ngừa bệnh suy thận.
Có thói quen thích ăn đồ ngọt, uống quá nhiều nước ngọt
Nạp quá nhiều đường vào cơ thể có thể làm tăng huyết áp và dễ bị mắc bệnh tiểu đường. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động và các chức năng của thận. Uống quá nhiều nước ngọt có thể làm tăng protein trong nước tiểu. Và đây cũng được xem là một triệu chứng ban đầu của bệnh suy thận.
Nước ngọt và đồ uống có ga là đồ uống ưu thích khá phổ biến hiện nay. Nhưng chúng lại chứa quá nhiều axit và có độ ph cao. Nó làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng. Thận là cơ quan đảm nhận nhiệm vụ điều chỉnh độ ph của cơ thể.
Có thói quen bỏ bữa sáng, ăn uống không lành mạnh
Bữa sáng thường được xem là bữa ăn quan trọng nhất của ngày. Vào buổi sáng, túi mật sẽ tiết dịch để chuẩn bị cho việc tiêu hóa thức ăn. Nhưng vì không được nạp thức ăn vào buổi sáng nên dịch mật sẽ bị tích tụ lâu hơn trong cơ thể.
Nếu tình trạng này xảy ra trong một thời gian dài có thể hình thành sỏi mật, sỏi thận. Và đó cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh suy thận.
Với những người có thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn quá nhiều thịt và không ăn rau. Điều đó khiến cho mật phải hoạt động nhiều hơn. Thận phải hoạt động nhiều hơn gấp nhiều lần để có thể thải hết các chất độc trong thịt. Vì vậy, nên ăn vừa phải thịt và bổ sung thêm rau xanh, hoa quả.
Thói quen lười uống nước, uống quá ít nước
Để đảm bảo sức khỏe cơ thể, cần bổ sung từ 2-3 lít nước mỗi ngày.
Nếu lượng nước nạp vào cơ thể quá ít thì cũng làm cho hệ tiết niệu hoạt động ít hơn. Điều đó làm cho việc tích trữ nước tiểu cho một lần đào thải cũng trở nên lâu hơn. Khi đó nước tiểu sẽ trở nên đậm dặc hơn bình thường. Tạo điều kiện cho các chất thải, chất độc lắng đọng xuống hình thành sỏi thận.
Nếu kéo dài quá trình này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thận và gây suy thận.
Thói quen hay nhịn đi tiểu
Trong nước tiểu chứa các chất độc và chất thải cần phải đẩy ra khỏi cơ thể. Nếu chúng ta nhịn tiểu thường xuyên sẽ làm cho nước tiểu bị ứ đọng trong bàng quang. Và nó gây áp lực lớn đến bộ phận này.
Từ đó, bàng quang trở thành nơi cho các vi khuẩn phát triển và xâm nhập vào cơ thể. Gây ra hiện tượng đái dầm tầm thần, viêm nhiễm, viêm nhiễm bàng quang. Đây cũng được xem là nguyên nhân dẫn tới bệnh suy thận.
Vì vậy khi có cảm giác cần đi tiểu, cần đi ngay để đẩy các chất thải ra bên ngoài. Để phòng tránh các bệnh về thận, thì không nên nhịn đi tiểu khi không thật sự cần thiết.
Lời kết
Trong bài viết này, chúng ta đã xem xét về suy thận, một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của hàng triệu người trên khắp thế giới.
Suy thận không chỉ gây ra các triệu chứng về sức khỏe mà còn có tác động tiêu cực đến tinh thần và tài chính của bệnh nhân. Tuy nhiên, điều quan trọng là suy thận có thể được quản lý và điều trị hiệu quả nếu chúng ta có kiến thức và sự nhận thức đúng đắn về nó.
Chúng ta đã thảo luận về những nguyên nhân gây ra suy thận, các yếu tố nguy cơ, và cách để phòng tránh suy thận hoặc đối phó với nó khi đã xuất hiện. Điều quan trọng là không bao giờ bỏ qua các triệu chứng và đề phòng đúng cách để duy trì sức khỏe thận.
Xem thêm:
Một số câu hỏi thường gặp về bệnh suy thận
Suy thận có thể không gây triệu chứng trong giai đoạn đầu. Khi triệu chứng xuất hiện, chúng có thể bao gồm:
– Sưng chân và mắt.
– Thay đổi trong lượng tiểu và tần suất tiểu.
– Mệt mỏi, buồn ngủ và yếu đuối.
– Mất cảm giác hoặc cảm giác buồn rơi ở tay và chân.
Có, suy thận có thể được ngăn ngừa hoặc ít nhất là trì hoãn bằng cách duy trì một lối sống lành mạnh. Điều này bao gồm việc duy trì một chế độ ăn uống cân đối, kiểm soát áp lực máu, giảm tiêu thụ các chất gây hại cho thận như thuốc lá và cồn, và tập thể dục đều đặn.
Để giảm nguy cơ suy thận, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau đây:
– Dùng chế độ ăn uống lành mạnh, ít natri và giàu chất xơ.
– Giữ áp lực máu ở mức an toàn.
– Tránh tiêu thụ quá nhiều thuốc chống viêm loét không kê đơn hoặc các loại thuốc có thể gây hại cho thận.
– Kiểm tra định kỳ sức khỏe và thăm bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào.