Suy gan là một bệnh lý rất phổ biến. Gan là một cơ quan quan trọng nhất của cơ thể con người. Nhất là đối với hệ tiêu hóa. Là một bộ máy điều phối và thải các chất độc. Gan còn đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau. Ngoài nhiệm vụ chính là đào thải chất đọc ra bên ngoài cơ thể. Gan còn tiết ra chất dịch mật để hỗ trợ hệ tiêu hóa và chất béo hiệu quả.
Hiện tượng suy gan xảy ra khi gan phải làm việc quá mức và có quá nhiều chất độc bị hấp thu vào cơ thể. Bên cạnh đó, gan còn có khả năng bị tấn công hủy diệt bởi những loại virut và vi khuẩn gây bệnh. Do vậy, suy giảm chức năng gan không phải là một hiện tượng hiếm gặp. Có rất nhiều cách để có thể phát hiện ra căn bệnh này. Bằng cách này hay cách khác đều nhằm mục đích phát hiện để điều trị kịp thời. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh nhân rất có nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan như xơ gan hay ung thư gan.
Khi chức năng gan bị suy giảm, người bệnh cần phải chú ý tới chế độ ăn uống để cải thiện chức năng của gan. Một số thực phẩm cần được lưu tâm hạn chế sử dụng để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
Suy gan là một bệnh lý rất nguy hiểm
Contents
- 1 Chất dinh dưỡng từ quả bưởi rất tốt bệnh nhân suy gan
- 2 Bệnh nhân suy gan nên ăn nhiều nho
- 3 Sử dụng thuốc bổ gan và các thực phẩm chức năng
- 4 Một số lưu ý khi chọn lựa và chế biến thực phẩm cho bệnh nhân suy gan
- 5 Uống trà xanh hàng ngày
- 6 Măng là kẻ thù của suy gan
- 7 Không nên sử dụng nhiều thực phẩm chế biến sẵn
- 8 Tránh sử dụng thức uống có cồn và chất kích thích
- 9 Ăn gan bổ gan liệu có phải là một quan niệm đúng?
- 10 Lưu ý trong chế độ ăn uống đối với bệnh nhân suy gan
Chất dinh dưỡng từ quả bưởi rất tốt bệnh nhân suy gan
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn bưởi mỗi ngày sẽ giúp tăng hiệu quả chức năng gan. Trong bưởi chứa nhiều chất chống oxy hóa. Hợp chất này sẽ hỗ trợ bảo vệ gan một cách tự nhiên. Bưởi giúp tăng hiệu quả tiêu hóa và đào thải chất độc một cách hiệu quả. Trong bưởi chứa một lượng lớn vitamin C có thể thải độc tố ra khỏi cơ thể. Đồng thời ngăn cản các chất độc đó làm tổn thương đến tế bào gan.
Vào năm 2006, một nghiên cứu đã chỉ ra tinh chất naringenin có trong bưởi kích hoạt sự hoạt cho quá trình oxy hóa của axit béo. Nếu sử dụng lâu dài sẽ giúp ngăn ngừa được tình trạng gan nhiễm mỡ. Chỉ một múi bưởi đã có chứa đến hơn 15 loại vitamin và khoáng chất kháng nhau.
Ngoài ra, bưởi rất tốt và phù hợp cho người ăn kiêng. Bởi lượng calo có trong bưởi rất thấp và được đánh giá là thấp nhất trong các loại hoa quả. Ăn bưởi thường xuyên còn hỗ trợ hệ miễn dịch, giảm tổn thương của các gốc tự do. Mặc dù bưởi chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên bưởi cũng tùy trường bệnh nhân mà sử dụng sao cho hợp lý. Do nếu ăn bưởi và sử dụng thuốc trong cùng một trường hợp, thuốc sẽ bị mất đi tác dụng vốn có.
Ăn bưởi giúp tăng hiệu quả chức năng gan
Bệnh nhân suy gan nên ăn nhiều nho
Nho là một loại quả chứa nhiều nguồn vitamin và dinh dưỡng đặc biệt. Trong nho có rất nhiều vitamin K và C. Hỗ trợ quá trình đông máu của cơ thể và giúp khỏe mạnh hệ xương khớp. Những chất vitamin này là nguồn dinh dưỡng thiết yếu và chống oxy hóa mạnh mẽ. Mô liên kết các tế bào cơ thể rất cần những nguồn dinh dưỡng từ nho để có thể có một sức khỏe tốt.
Nguồn calo có trong nho khá là thấp. Một chén nho có trung bình khoảng 104 calo và 0,2 grams chất béo. Vì vậy, nho hỗ trợ giảm cân và hạn chế mỡ máu cùng với mỡ trong cơ thể. Ngoài ra, hàm lượng chất dinh dưỡng còn nhiều loại như: 17,3 grams carbohydrate, 1,4 grams chất xơ và 1,1 grams protein. Bên cạnh đó, lượng hấp thu hàng ngày tham khảo bao gồm 7% Thiamine, 6% Riboflavin, 10% đồng và 5% magie. Lượng Vitamin B và C tổng cộng chiếm hơn 50% RDI.
Nho có nguồn dinh dưỡng dồi dào
Một số nghiên cứu cho rằng ăn nho mỗi ngày đều đặn có thể làm giảm nhiều nguy cơ mắc bệnh phổ biến hiện nay. Nho hỗ trợ phòng chống tiểu đường, ung thư, giúp cải thiện trí nhớ và tăng khả năng tập trung. Khi tâm trạng không tốt và không ổn định, nho cũng có thể giúp bạn cải thiện và có một tâm trạng tốt hơn. Có rất nhiều cách để hấp thụ dinh dưỡng từ nho như:
- Sử dụng nho tươi
- Ăn nho đông lạnh để giảm nhiệt
- Kết hợp với món khai vị hoặc phô mai
- Uống nước ép nho
- Làm salad và ăn chung với nhiều loại hoa quả khác
Sử dụng thuốc bổ gan và các thực phẩm chức năng
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thuốc bổ và thực phẩm chức năng được bán rộng rãi nhằm bổ sung sức khỏe. Không khó để có thể tìm được loại thuốc cho bản thân mình. Tuy nhiên bệnh nhân cũng nên phải lưu ý để tránh “tiền mất tật mang”. Không vì ham rẻ hay do quảng cáo mà mua phải sản phẩm kém chất lượng. Khi đó bệnh tình sẽ không những không thuyên giảm mà còn dễ mắc thêm nhiều chứng bệnh khác. Tiên trà thảo mộc mát gan đẹp da thải độc cơ thể là một thực phẩm chức năng hỗ trợ giải độc gan, thanh lọc cơ thể và ổn định huyết áp.
Sử dụng thuốc bổ và thực phẩm chức năng
Thuốc bổ hay thực phẩm chức năng đơn giản là những loại thực phẩm hỗ trợ thuốc điều trị. Chúng giúp giải độc và tái tạo chức năng gan, giảm áp lực cho gan. Thành phần cấu tạo nên thuốc bổ thường là từ những loại thảo mộc tự nhiên , Một số loại thảo dược phổ biến được sử dụng như:
- Cây bồ công anh. Là một loài thuốc dân gian quen thuộc được sử dụng nhiều trong các bài thuốc nam. Bồ công anh có thể duy trì sự điều tiết của dịch mật.
- Lá và hoa atiso. Đây là một loại cây mang nhiều hoạt chất như cynarin, rutin, quercetin và silymarin. Chúng có thể bảo vệ chức năng của gan và chống oxy hóa hiệu quả.
- Cây kế sữa. Chiết xuất từ loại thảo dược này là một loại chất phổ biến silymarin. Sử dụng chiết xuất này nhằm giảm sưng và giảm viêm, tái tạo các tế bào gan và mô gan.
Một số lưu ý khi chọn lựa và chế biến thực phẩm cho bệnh nhân suy gan
Lựa chọn vè chế biến thực phẩm để bổ sung dinh dưỡng cũng quan trọng không kém gì điều trị bệnh. Chế độ ăn uống của người mắc bệnh gan cũng cần được đặc biệt chú trọng. Một vài những lưu ý mà người bệnh cần phải lưu tâm như:
- Phân bổ thời gian ăn hợp lý. Đối với người bệnh mắc suy gan, bệnh nhân nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày thành nhiều bữa khác nhau. Thông thường ba bữa một ngày, bạn có thể thay đổi thành 5 hoặc 6 bữa với thời gian ăn uống khoảng 2 giờ mỗi bữa. Bên cạnh đó, cũng nên hạn chế ăn quá nhiều một lúc hoặc ăn quá khuya. Làm cho tình hình bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Phương pháp nấu ăn. Chế độ nấu ăn cho người bệnh cần phải hạn chế tối đa gia vị và đồ quá cay mặn. Khi những gia vị này hấp thu vào cơ thể khiến gan phải hoạt động quá công suất. Quá trình thải độc gan cũng trở nên khó khăn hơn.
- Hạn chế ăn đồ ăn tươi sống hoặc tái. Ăn chín uống sôi và sử dụng thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Chế độ ăn nên linh động và thay đổi tùy vào thể trạng, khẩu của từng người.
Mỗi một cơ thể người đều phù hợp với một chế độ dinh dưỡng khác nhau. Ngoài việc xây dựng một chế độ ăn sao cho cung cấp đủ chất cho cơ thể. Người bệnh cần tăng cường luyện tập thể dục thể thao, rèn luyện thể chất. Nhằm tránh những biến chứng và ảnh hưởng về sau của sức khỏe.
Lưu ý khi lựa chọn thực phẩm
Uống trà xanh hàng ngày
Trà xanh là một loại thức uống quen thuộc đối với người Việt Nam. Đây còn là thức uống được yêu thích và sử dụng hàng ngày. Nhiều người không biết rằng đây còn chính là một loại dược liệu hỗ trợ điều trị bệnh. Trong trà xanh có chứa một hợp chất mang tên EGCG, một thành phần hoạt tính chính chống oxy hóa cực mạnh. Nó còn chứa một lượng nhỏ từ 2 đến 4% cafein, tác động đến hệ thần kinh và tăng sự tỉnh táo và tư duy.
Uống trà xanh cải thiện sức khỏe
Nhiều công dụng của trà xanh được liệt kê ra như:
- Phòng ngừa ung thư
- Giảm quầng thâm ở mắc
- Tăng sức khỏe xương khớp và cải thiện hệ miễn dịch
- Làm đẹp và trẻ hóa làn da
- Phòng ngừa các căn bệnh về não bộ như Alzgeimer và Parkinson
Tuy nhiên, sử dụng trà xanh cũng cần phải có những lưu ý để sử dụng sao cho hiệu quả. Tốt nhất là nên sử dụng những lá trà tươi, bởi vì trong trà xanh khô đã mất đi một lượng catechin và EGCG vốn có. Bên cạnh đó, để tác dụng của trà xanh hoạt động tốt nhất, bạn nên:
- Uống vào thời điểm thích hợp. Thời điểm uống trà xanh hiệu quả nhất là sau khi ăn. Không nên uống lúc bụng đói vì rất dễ bị chóng mặt, buồn nôn và ảnh hưởng tiêu hóa
- Liều lượng uống chỉ từ 100 đến 200ml trà xanh
- Không nên uống kết hợp với thuốc Tây để tránh nguy cơ tương tác thuốc
Măng là kẻ thù của suy gan
Măng là thực phẩm được sử dụng rộng rãi trong chế biến các món ăn hàng ngày. Được nhiều người ưa thích trong việc ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên trong măng chứa rất nhiều độc tố cho sức khỏe. Nghiêm trọng hơn còn ảnh hưởng tới tính mạng con người. Cùng với đó, trong măng tươi có một hàm lượng cyanhydric cao gây hại cho cơ thể. Với một liều lượng nhất định khoảng từ 50 đến 60 mg, nó sẽ sản sinh ra nhiều triệu chứng khó thở và mất tri giác nhất định.
Trong quá trình sử dụng măng làm thức ăn. Bạn có thể sơ chế và loại bỏ chất độc trong măng bằng nhiều phương pháp. Một trong số đó là ngâm măng trong nước vo gạo hoặc nước có cắt ớt vào. Và đem luộc măng lên để đào thải hết chất độc có trong măng. Trong quá trình luộc nên mở nắp ra để có thể bay bớt hơi ra ngoài. Tránh sử dụng những loại măng đã ngả màu bất thường hoặc có mùi lạ.
Hạn chế ăn măng do những độc tố
Mặc dù măng có mùi vị đa dạng và hợp khẩu vị của nhiều người. Nhưng không phải ai cũng hợp để có thể ăn măng. Các nhà khoa học đã khuyến cáo rằng, những người mắc các bệnh liên quan không nên ăn măng. Như:
- Người mắc bệnh thận
- Bệnh nhân gout
- Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng
- Phụ nữ đang mang thai
- Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển
- Bệnh nhân thường xuyên sử dụng aspirin dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và tổn thương niêm mạc dạ dày
Không nên sử dụng nhiều thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn được sử dụng nhiều trong cuộc sống hiện đại ngày nay do sự tiện dụng và dễ dàng mua được chúng. Đây là những loại thực phẩm đã qua chế biến và được bảo quản trong những hộp giấy hoặc hộp sắt nhằm dễ dàng vận chuyển đến tay người tiêu dùng. Do đó, nhà sản xuất phải sử dụng thêm nhiều chất phụ gia và chất bảo quản để giữ cho thực phẩm được tươi ngon. Tuy nhiên những chất phụ gia này không hề tốt và gây hại cho sức khỏe.
Thực phẩm qua chế biến được bảo quản trong một thời gian dài. Khi sử dụng chúng, bạn sẽ nạp vào cơ thể một lượng lớn gia vị như muối, đường, chất béo xấu. Bởi vì mùi vị thơm ngon và tính tiện dụng mà nhiều người rất ưa chuộng sử dụng loại sản phẩm này. Tuy nhiên, về lâu dài nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả hệ tiêu hóa và các cơ quan bên trong. Những thành phần có trong chúng không hề tốt cho cơ thể của bạn. Vì vậy, hãy hạn chế tối đa việc sử dụng đồ ăn chế biến sẵn.
Thực phẩm chế biến sẵn gây hại
Một số tác hại mà đồ ăn chế biến sẵn gây ra:
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường
- Rối loạn các chức năng trong cơ thể
- Gây dị ứng đối với các hóa chất nhân tạo
Đúng là thực phẩm chế biến sẵn vô cùng tiện lợi và nhanh chóng, nhất là đối với những người bận rộn công việc. Tuy nhiên, hãy duy trì và thay đổi một thói quen ăn uống mới tốt hơn cho sức khỏe.
Tránh sử dụng thức uống có cồn và chất kích thích
Theo nghiên cứu của các Tổ chức Y tế, tỷ lệ tử vong ở người sử dụng rượu bia và các chất kích thích tăng hơn 20% so với những người không dùng. Chúng cũng là nguyên nhân gây nên 30 căn bệnh lây nhiễm cùng với 200 loại bệnh tật khác. Uống rượu gây ảnh hưởng đến toàn bộ các bộ phận trong cơ thể và cả hệ thần kinh. Tiếp theo đó là có thể kể đến gan, thận, tim và cả dạ dày. Nguy hiểm hơn có thể ảnh hưởng tới não bộ và tử vong.
Tuyệt đối không uống rượu bia
Rượu bia và các chất kích thích ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe gan. Do gan là nơi đào thải chất độc vì vậy một lượng lớn rượu sẽ được chuyển hóa và xử lý tại gan. Do đó dẫn đến nhiều nguy cơ mắc bệnh như gan nhiễm mỡ, viêm gan và suy gan. Các chất kích thích này còn làm giảm sự hấp thu và cản trở sự chuyển hóa của các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, người nghiện rượu còn tăng nguy cơ thiếu máu do giảm lượng acid folic. Tăng thêm nhiều vấn đề về thanh quản và gan.
Rượu và các chất kích thích sẽ là một liều tốt nếu bạn biết cách sử dụng chúng sao cho phù hợp. Không có một mức độ an toàn cho việc uống rượu bia. Và nguy cơ mắc bệnh cũng tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như độ tuổi, giới tính. Bên cạnh đó, uống rượu bia còn gây ra nhiều vấn đề cho xã hội như bạo lực đập phá.
Ăn gan bổ gan liệu có phải là một quan niệm đúng?
Đây là một câu nói theo quan niệm dân gian rằng “ăn gì bổ nấy”. Nhiều người cho rằng ăn tim bổ tim, ăn gan bổ gan, ăn óc bổ óc. Do đó, bệnh nhân suy gan thường có xu hướng ăn nhiều gan động vật với mong muôn giúp gan khỏe mạnh. Tuy nhiên, về mặt khoa học thì những quan niệm này hoàn toàn sai và có nguy cơ tổn hại về mặt sức khỏe. Trên thực tế, để biết được loại thực phẩm đó có tốt cho cơ thể hay không thì cần phải dựa trên hàm lượng dinh dưỡng của chúng.
Gan là một thực phẩm giàu dinh dưỡng và có hàm lượng đạm cao. Trong 100g gan lợn có chứa khoảng 18g đạm và các loại vitamin A, B, D cùng với axid folic tốt cho cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hàm lượng vitamin A có trong gan cao hơn hẳn so với thịt, trứng, sữa. Bên cạnh đó, xét về lượng sắt thì gan động vật đứng đầu về hàm lượng này với tỉ lệ tương ứng khoảng 8 đến 12g. Tuy nhiên, cũng giống như cơ thể người, gan động vật cũng chính là nơi đào thải chất độc.
Gan động vật là nơi tập trung những chất kháng sinh và thuốc tăng trọng để xử lý. Khi đó, rất có thể gan động vật đã bị nhiễm bệnh. Nếu người bệnh ăn phải sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh hơn. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo những bệnh nhân mắc chứng rối loạn tiêu hóa, thừa cân béo phì thì không nên hạn chế ăn loại thực phẩm này.
Ăn gan bổ gan là một quan niệm sai lầm
Lưu ý trong chế độ ăn uống đối với bệnh nhân suy gan
Chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý rất quan trọng đối với bệnh nhân suy gan. Mỗi một giai đoạn bệnh sẽ cần có một chế độ dinh dưỡng riêng sao cho hợp ly. Tùy từng trường hợp bệnh mà nên có liệu trình chăm sóc đặc biệt. Đối với bệnh nhân suy gan, có rất nhiều dấu hiệu và triệu chứng bất thường có thể xảy ra. Sự tiến triển của bệnh suy gan thay đổi rất nhanh. Có thể được chữa khỏi nhưng cũng có nhiều trường hợp dẫn đến xơ gan hoặc viêm gan mạn tính.
Mục đích của chế độ dinh dưỡng là nhằm cho cơ thể người bệnh hấp thu được đủ dưỡng chất có trong thực phẩm. Một số lưu ý khi ăn uống và chế biến cần quan tâm như:
- Chọn thực phẩm tươi sống, bảo quản đúng quy trình
- Không ăn quá nhiều trong một bữa
- Kết hợp ăn uống đúng cách
- Nhiều phương pháp rèn luyện thể dục thể thao
- Chế biến đúng cách để không bị mất đi chất dinh dưỡng
- Không ăn đồ ăn đã cũ, không ăn kết hợp nếu chưa rõ được kết quả.
Đối với bệnh nhân suy gan cấp tính
Ở giai đoạn bệnh này, gan hoạt động bởi nhiều yếu tố và dẫn đến mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa. Khi đó, người bệnh không nên kiêng khem quá mức. Nên ăn đầy đủ dưỡng chất để sao cho không bị suy nhược cơ thể. Một vài điểm lưu ý cho người bệnh suy gan cấp tính:
- Ăn thức ăn thanh đạm, hạn chế chất béo xấu
- Bổ sung thêm nhiều thực phẩm có chứa chất béo tốt omega 3 như bơ, cá, ngũ cốc nguyên hạt, …
- Tuyệt đối không tiếp xúc với rượu bia và các chất kích thích có cồn
- Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày và ăn từng chút một, không nên ăn quá no
- Hạn chế thức ăn chứa nhiều cholesterol như nội tạng động vật, lòng đỏ trứng gà.
- Ăn thêm thịt nạc, đậu hũ, cá, những thức ăn dễ tiêu hóa.
- Thận trọng đối với thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm. Bởi những thành phần trong đó có khả năng gây độc cho gan
- Ăn nhiều vào buổi sáng và ít dần đi đến tối. Buổi tối không nên ăn quá nhiều để tránh hoạt động mạnh của gan
Lưu ý đối với bệnh nhân suy gan cấp tính
Đối với bệnh nhân suy gan mạn tính
Suy gan mạn tính không có triệu chứng gì đặc biệt thể hiện ra bên ngoài. Người bệnh có thể đã bị hư hại gan ngày một nặng hơn ở sâu bên trong. Nhưng cũng không nên vì thế mà kiêng quá mức. Như thế sẽ khiến cơ thể bạn càng thêm mệt mỏi. Khi đó, người bệnh nên:
- Hạn chế thức ăn quá nhiều gia vị và đồ ăn chiên rán dầu mỡ gây khó tiêu
- Bổ sung thêm nhiều chất xơ như cà rốt, đậu đỏ, rau có màu xanh thẫm, chuối và gạo lứt
- Bổ sung protein cần thiết để tấn công các virut gây bệnh trong gan
- Ăn nhiều rau củ và trái cây để cung cấp thêm vitamin cùng khoáng chất.
- Uống sữa mỗi ngày. Ngoài ra có thể sử dụng thêm như sữa chua, phô mai
- Uống nhiều nước, đặc biệt là nước trái cây ép như cam, chanh
Lưu ý đối với bệnh nhân suy gan mạn tính