Xương khớp là một căn bệnh rất gây khó chịu cho bệnh nhân. Đôi khi nó chỉ là những cơn đau âm ỉ, râm ran. Nhưng sẽ có lúc gây nên những cơn đau nhói bất ngờ làm người bệnh. Chính vì vậy, việc điều trị cho bệnh nhân xương khớp cũng cần theo lộ trình đúng đắn và chính xác.
Bên cạnh những liều thuốc điều trị và tập luyện hợp lý. Người bệnh cũng nên chú ý kĩ càng vào thực đơn ăn uống hàng ngày của mình. Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình điều trị. Nếu người bệnh bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết để đẩy nhanh tiến triển bệnh. Quá trình điều trị của bệnh nhân sẽ được rút ngắn lại hơn.
Contents
- 1 1. Bệnh nhân đau nhức xương khớp nên bổ sung các thực phẩm giàu Omega – 3
- 2 2. Ăn nhiều rau củ để cải thiện đau nhức xương khớp
- 3 3. Bệnh nhân bệnh xương khớp có thể sử dụng đậu nành
- 4 4. Một số loại gia vị cũng nên bổ sung vào bữa ăn
- 5 5. Người đau xương khớp nên uống trà xanh
- 6 6. Người đau xương khớp không nên tiêu thụ nội tạng động vật
- 7 7. Bệnh nhân đau nhức xương khớp có ăn được măng không?
- 8 8. Bệnh nhân đau nhức xương khớp có nên ăn thịt bò không?
- 9 9. Hạn chế ăn thức ăn nhiều gia vị
- 10 10. Bệnh đau xương khớp không nên uống rượu bia, thuốc lá
1. Bệnh nhân đau nhức xương khớp nên bổ sung các thực phẩm giàu Omega – 3
Omega – 3 là một loại chất dinh dưỡng rất tốt và lành mạnh cho cơ thể. Đây là một loại axit béo không no. Tuy nhiên cơ thể không thể tự sinh ra loại axit này, vì vậy nên chúng ta phải bổ sung từ những thực phẩm bên ngoài. Omega – 3 có công dụng rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh xương khớp. Đặc biệt phải kể đến các bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vẩy nến và viêm khớp bám gân.
Omega – 3 có dồi dào trong các loại cá như các thu, cá hồi. Đặc biệt trong cá thu chứa hàm lượng nhiều nhất. Trong 100g cá thu có khoảng 5.143 mg. Ngoài cá thu, một số loại thực phẩm giàu omega – 3 có thể được kể đến như:
- Cá hồi. Trong100g cá hồi chứa 2257 mg Omega – 3.
- Hàu. Hàu thường được sử dụng chế biến trong các món ăn khai vị hoặc món ăn nhẹ. Một vài trường hợp còn sử dụng hàu sống. Trong 100g hàu sống có chứa 672 mg Omega – 3
- Cá mòi. Là một loài cá nhỏ, vì vậy thường được dùng để ăn nguyên con. Trong 100g chứa hơn 1400mg Omega – 3. Bên cạnh đó, cá mòi còn chứa nhiều dưỡng chất như vitamin B12, vitamin D và selen.
- Hạt chia. Là một loại hạt cực kì bổ dưỡng. Trong 30g hạt chia có chứa tận 5127 mg Omega – 3. Ngoài ra, hạt chia còn giàu canxi, photpho, mangan và các chất dinh dưỡng khác.
- Quả óc chó. Trong 7 quả óc chó chứa hơn 2500 mg Omega – 3. Tuy vỏ quả óc chó rất cứng để tách nhưng đây lại chứa hàm lượng chất ống oxy hóa rất cao.
2. Ăn nhiều rau củ để cải thiện đau nhức xương khớp
Rau củ đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe người bệnh. Không chỉ đối với bệnh xương khớp, những loại bệnh khác cũng có thể được giảm nhẹ nhờ ăn uống khoa học và lành mạnh. Trong rau củ chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Giá đỗ. Giá đỗ là một loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Đặc biệt là vitamin C. Bên cạnh đó amino acid, protein hay các chất chống oxy hóa rất dồi dào trong loại thực phẩm này. Đây đều là những dưỡng chất tăng cường sức khỏe xương và làm giảm quá trình lão hóa của xương.
- Bắp cải. Vitamin K trong bắp cải giúp tăng mật độ của xương, giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa rạn xương. Ăn bắp cải thường xuyên có thể cải thiện tình trạng xương của người bệnh. Ngoài bắp cải, bạn cũng có thể thay thế bằng các loại rau cùng họ cải như bông cải xanh, cải thìa hay cải xanh.
- Khoai tây. Mặc dù khoai tây rất phổ biến trong việc chế biến món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết được nhiều công dụng của nó. Khoai tây chứa rất nhiều vitamin C và collagen. Ngoài ra lượng magie trong canxi cũng cực kì cao, tăng khả năng hấp thụ canxi cho cơ thể.
- Cà chua. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu ăn cà chua thường xuyên có thể giảm đau và giảm viêm khớp hiệu quả. Cà chua cung cấp cho cơ thể một lượng lớn vitamin K và dưỡng chất. Có tác dụng ngăn ngừa lão hóa và bảo vệ xương khớp.
3. Bệnh nhân bệnh xương khớp có thể sử dụng đậu nành
Đậu nành chứa một hàm lượng lớn estrogen. Dưỡng chất này giúp tăng độ canxi của xương, hạn chế canxi thoát ra khỏi xương và ngăn loãng xương. Để điều trị đau xương khớp hiệu quả, người bệnh có thể sử dụng đậu nành hàng ngày. Khoảng từ 140 đến 450g mỗi ngày là liều lượng tốt nhất để cải thiện xương khớp.
Để sử dụng đậu nành một cách dễ dàng và hiệu quả. Người bệnh có thể chế biến thành nhiều dạng món ăn. Đậu nành là một loại thực phẩm dân dụng. Vì vậy, các món đơn giản như đậu hũ, đậu hành xào nấm, đậu hũ nhồi thịt sốt cà. Trong đó, sữa đậu nành là một thức uống đơn giản mà rất tốt cho xương khớp. Lượng canxi có trong sữa đậu nành rất lớn, cung cấp cho xương giúp xương chắc khỏe.
Mặc dù nhiều công dụng như vậy, nhưng người dùng cũng cần phải để ý cách dùng sao cho hợp lý. Nếu không sử dụng đúng cách, nó sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Một vài lưu ý như:
- Đậu nành có chứa trypsin, là một chất gây ức chế. Nó sẽ gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm khiến buồn nôn và khó thở. Vì vậy, cần phải đun nấu sôi thật kỹ trước khi uống.
- Không nên uống quá nhiều cùng một lúc
- Không nên dùng chung đậu nành với trứng
- Những bệnh nhân mắc chứng rối loạn tiêu hóa hay suy giảm chức năng thận. Vì sữa đậu nành có tính hàn, dễ gây ợ hơi, chướng bụng. Chính vậy, cơ thể sẽ gặp nhiều tình trạng không tốt cho sức khỏe.
4. Một số loại gia vị cũng nên bổ sung vào bữa ăn
Gia vị bổ sung vào thực đơn cũng rất cần thiết trong chế độ ăn của người bệnh. Ngoài việc bổ sung đủ các loại dưỡng chất có trong thực phẩm. Gia vị thêm bớt vào món ăn cũng đóng vai trò rất quan trọng. Gia vị trong bữa ăn không đơn thuần chỉ là mắm, muối hay đường. Gừng, tỏi hay nghệ, những loại củ giàu tính nóng sẽ giúp xương khớp được cải thiện.
Trong các loại gia vị này chứa nhiều Allicin. Đây là một chất có khả năng chống oxy hóa cao. Không những vậy còn giúp ức chế sự tấn công lên xương khớp của người bệnh. Hơn nữa, hoạt chất Capsaicin có trong nhiều loại gia vị cũng giúp cho quá trình điều trị đau khớp và cơ rút ngắn thời gian hơn.
Gừng
Gừng có tính nóng, được xếp vào nhóm thảo dược khử hàn. Đây là một vị thuốc được tin dùng trong y học cổ truyền. Dù không phải là thuốc đặc trị hay thành phần cốt lõi. Nhưng gừng được cho là có tác dụng trong qua trình trị liệu bệnh nhân xương khớp. Phương pháp phổ biến nhất là dùng rượu gừng để xoa bóp ngoài da các vùng bị đau. Khi đó gừng sẽ làm ấm nóng, tăng lưu thông tuần hoàn máu và giảm đau hiệu quả.
Đặc biệt là vào thiết tiết giá lạnh mùa công. Cơ thể rất dễ tái phát những cơn đau xương khớp. Khi đó, dùng khoảng 2 – 3 lát gừng tươi mỗi ngày sẽ có công dụng làm ấm cơ thể, trị viêm khớp dạng thấp và tăng tuần hoàn máu. Tuy nhiên cũng không nên quá lạm dụng, đặc biệt là đối với bệnh nhân huyết áp cao. Khi xuất hiện bất kì triệu chứng ngoài ý muốn nào, bạn cũng nên tới thăm khám ở các cơ sở có uy tín.
Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung thêm Vital enzyme 2022. Là một loại ngũ cốc từ củ và trái cây chứa nhiều dinh dưỡng và lợi khuẩn cho cơ thể
Tỏi
Tỏi không chỉ là một gia vị trong nấu ăn được mọi gia đình ưa chuộng. Mà tỏi còn có nhiều công dụng tuyệt vời trong điều trị xương khớp. Không chỉ có củ, cả phần lá và thân cây tỏi cũng có tác dụng rất tốt. Đây là một nguyên liệu rẻ tiền, dễ dàng mua, có thể tự trồng. Nhưng công dụng lại rất cao và không khác gì áp dụng các phương pháp khác.
Có nhiều cách thức để sử dụng khác nhau như:
- Ăn tỏi sống. Mặc dù mùi tỏi sống khá khó chịu với nhiều người. Nhưng những người mắc bệnh xương khớp nên dùng tỏi để chữa bệnh. Khoảng từ 4 đến 5 tép tỏi mỗi ngày là tốt nhất trong điều trị bệnh. Người bệnh có thể ăn kèm trong bữa cơm để dễ sử dụng hơn.
- Tỏi ngâm dấm hoặc ngâm đường. Đây được cho là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Người bệnh có thể dùng ăn kèm trong nhiều món như phở, bún, miến.
- Ngâm rượu tỏi. Rượu tỏi có chứa dồi dào lượng chất chống oxy hóa. Chúng giúp giảm đau xương khớp và ngăn chặn sự phản ứng viêm nhiễm trong cơ thể.
Ngoài công dụng tuyệt vời với bệnh xương khớp. Tỏi còn có thể giúp chữa các bệnh về đường hô hấp, bệnh về tim mạch hay các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phối hợp chế độ ăn nhiều chất xơ và ít chất béo để tăng cường sự hấp thụ. Đặc biệt là trong các loại thịt động vật.
Tinh bột nghệ
Tinh bột nghệ được dùng ưa chuộng và đánh giá cao trong cả y học phương Đông và y học hiện đại. Được xem như là thần dược trong điều trị bệnh, đặc biệt là những loại bệnh liên quan đến xương khớp. Không chỉ giúp giảm đau, giảm sưng mà còn giúp bệnh tiến triển theo chiều hướng tốt.
Trong tinh bột nghệ có chứa một lượng lớn curcumin. Là một loại kháng sinh chống viêm. Giúp giảm đau và giảm viêm hiệu quả. Đồng thời, curcumin còn có thể làm giảm các cytokine và enzyme. Chính vì vậy, nó có thể giúp giảm sưng tấy, tăng cường các tác động và giảm tê, co thắt khớp. Do đó, tinh bột nghệ giúp người bệnh giảm nhanh triệu chứng đau xương khớp.
Húng quế
Cũng giống như gừng, tỏi hay nghệ. Húng quế có tác dụng chống viêm và giảm đau hiệu quả. Nó là một thực phẩm lý tưởng cho những bệnh nhân xương khớp. Trong tinh dầu húng quế có chứa eugenol ngăn chặn được sự hoạt động của cyclooxygenase. Loại enzyme này gây nên sưng tấy cho cơ thể.
Húng quế còn có rất nhiều công dụng trong chữa trị các loại bệnh khác nhau. Ví dụ như chữa đau dạ dày, giảm đau răng và sâu răng. Mỗi ngày, người bệnh nên sử dụng khoảng từ 10-20g húng quế ở nhiều dạng khác nhau. Ngoài là rau gia vị, bạn có thể làm thuốc sắc hoặc pha. Hay thậm chí là xay ra để đắp lên vùng da đang sưng tấy.
5. Người đau xương khớp nên uống trà xanh
Là một loại thức uống có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Được biết đến là có thể bảo vệ tim mạch và tăng cường não bộ. Các hoạt chất chống oxy hóa có trong trà xanh còn giúp giảm sưng, viêm và đau khớp trong viêm khớp dạng thấp. Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng rất nhiều đến các cơ quan trong cơ thể. Một vài triệu chứng phổ biến như đau khớp, viêm khớp và mệt mỏi.
Theo Arthrtis and Rheumatology đã chỉ ra rằng, chất chống oxy hóa EGCG có trong trà xanh có thể làm giảm nồng độ TAK1. Đây là một loại protein làm tổn thương mô và gây viêm khớp dạng thấp ở nhiều bệnh nhân. Bên cạnh đó, chất EGCG này an toàn và vô hại với người bệnh. Đặc biệt là không để lại bất kỳ tác dụng phụ nào.
Được ví như “thần dược” trong điều trị xương khớp. Từ lâu trà xanh đã được các nhà khoa học chứng minh và tin tưởng về nhiều công dụng. Trà xanh hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa của xương. Giúp giảm nguy cơ loãng xương dẫn đến xương rạn nứt.
Người bệnh có thể sử dụng trà xanh hàng ngày. Là một thức uống bổ dưỡng và quen thuộc, nhiều người còn có thể thay thế nó như nước lọc. Nhưng bạn cần để ý thời gian uống sao cho phù hợp để tránh xảy ra tình trạng mất ngủ. Hơn nữa, trà xanh tươi thường có vị chát và đắng nhẹ. Do đó, bạn không nên uống khi bụng đang đói hay ngay sau khi ăn.
6. Người đau xương khớp không nên tiêu thụ nội tạng động vật
Nội tạng động vật có hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao. Tuy nhiên, phần lớn trong đó là chất béo bão hòa và cholesterol. Trong nội tạng động vật có hàm lượng calo tương đương với thịt nạc, protein và chất béo. Đặc biệt các chất béo này có nhiều trong gan, óc và cật lợn.
Vì thế, việc tiêu thụ các loại nội tạng động vật có thể dễ dàng gây ra tăng lượng cholesterol trong máu, trở thành một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh về tim mạch, tiểu đường và cao huyết áp. Ngoài ra, chúng còn có thể kích thích các phản ứng viêm nhiễm, làm tăng cảm giác đau nhức ở xương khớp, đặc biệt đối với những người mắc bệnh liên quan đến xương khớp, khuyến cáo rằng họ nên giảm lượng tiêu thụ nội tạng động vật.
Nội tạng động vật cũng chứa lượng phospho cao, có thể làm giảm lượng canxi trong xương, dẫn đến các vấn đề như viêm xương, loãng xương, rạn nứt và dễ gãy xương. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến người mắc bệnh mà còn đến cả những người khỏe mạnh, do lượng cholesterol có hại này ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể.
Tuy nhiên, việc tiêu thụ nội tạng động vật không hoàn toàn chỉ mang lại hại. Thực tế, thịt nội tạng là nguồn cung cấp sắt dồi dào, bên cạnh đó còn chứa choline – một dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe của não, cơ và gan. Thêm vào đó, nội tạng động vật cũng chứa lượng purin cao, có thể dẫn đến sự hình thành axit uric trong cơ thể. Do đó, việc tiêu thụ chúng một cách điều độ và cân nhắc là điều cần thiết.
7. Bệnh nhân đau nhức xương khớp có ăn được măng không?
Măng là một thực phẩm phổ biến và rất được ưa chuộng trong chế biến món ăn. Có thể kể đến nhiều món ngon từ măng như măng xào, canh măng vịt, bún măng, măng xào lá lốt. Tuy nhiên trong măng chứa rất nhiều cyanide làm ảnh hưởng đến sự lưu thông tuần hoàn máu. Đặc biệt là các bệnh nhân đau nhức xương khớp thì nên hạn chế ăn măng.
Mặc dù măng ăn rất giòn và ngon. Nhưng thực chất măng lại chứa rất ít chất dinh dưỡng, hầu hết chỉ có chất xơ. Mặt khác, trong măng tươi có chứa rất nhiều chất độc. Khi chế biến cần phải chú ý sao cho kĩ càng. Nếu không sẽ bị dẫn đến nhiều hiện tượng như chóng mặt, buồn nôn, co giật.
8. Bệnh nhân đau nhức xương khớp có nên ăn thịt bò không?
Thịt bò là một trong những nhóm thịt giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe con người. Trong thịt bò chứa nhiều vitamin và các khoáng chất. Ngoài ra còn có protein và sắt giúp cung cấp năng lượng và tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. Hơn nữa, thịt bò còn được chứng minh giúp ích cho quá trình phát triển của cơ bắp và chống ung thư hiệu quả. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân mắc bệnh xương khớp thì hoàn toàn ngược lại.
Hàm lượng axit linoleic có trong thịt bò khá cao. Vì vậy nên khi tiêu hóa trong cơ thể sẽ cần một lượng lớn axit và chất khoáng để trung hòa. Khi đó, cơ thể sẽ tự rút lượng canxi trong hệ xương để cung cấp cho đủ. Vì vậy ảnh hưởng tới xương và khớp rất lớn. Một vài lưu ý khi sử dụng thịt bò mà người bệnh nên cân nhắc:
- Không nên sử dụng quá nhiều thịt bò trong một ngày. Mặc dù thịt đỏ cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, theo các khuyến cáo từ chuyên gia y tế, người bệnh không nên tiêu thụ quá 300 g thịt đỏ mỗi tuần.
- Ăn chín, uống sôi. Nhiều người có thói quen và sở thích ăn tái hoặc sống. Tuy nhiên thịt bò sống có chứa nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virut và ký sinh trùng.
- Ăn thịt bò chế biến sẵn. Thịt chế biến sẵn có chứa rất nhiều chất phụ gia, chứa nhiều hóa chất hình thành trong quá trình chế biến. Chúng sẽ gây tổn thương ADN và ung thư.
9. Hạn chế ăn thức ăn nhiều gia vị
Gia vị giúp cho món ăn trở nên thơm ngon và đậm đà hơn. Giúp kích thích vị giác, khứu giá và cả hệ tiêu hóa. Trong tủ bếp gia đình của mọi nhà đều có đầy đủ các loại gia vị. Như đường, muối, mắm, hạt nêm. Tuy nhiên, liều lượng thêm bớt vào cần phải được cân nhắc kĩ càng để tránh gặp nhiều tác hại không mong muốn.
Theo tổ chức y tế thế giới WHO, số lượng bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến xương khớp ngày một tăng cao. Trong đó, nguyên nhân do sử dụng thực phẩm nhiều gia vị cũng đóng một vai trò khá lớn. Một vài lưu ý cho người dùng như:
- Muối. Để có thể loại bỏ độc tố aflatoxin có trong muối. Người dùng cần linh động nêm nếm muối vào trước hay trong khi nấu cho phù hơp. Mức muối cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh là 5g/ngày. Nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ rất dễ gây nên loãng xương, cao huyết áp, tim mạch, …
- Nước mắm. Là một gia vị đặc biệt và hương vị riêng. Người dùng không nên đun quá lâu. Chỉ cần cho vào sau cùng rồi tắt bếp ngay.
- Đường. Khi ướp thức ăn, bạn có thể cho thêm một ít đường để tăng độ ngọt. Khi nấu các món có đường, chúng sẽ làm món ăn bớt khô và không dễ cháy khi nấu nữa.
- Hạt nêm. Không nên quá lạm dụng hạt nêm vào bữa ăn. Vì trong hạt nêm không chứa quá nhiều dưỡng chất, dễ gây nên ngộ độc và mẩn ngứa cho cơ thể.
10. Bệnh đau xương khớp không nên uống rượu bia, thuốc lá
Thuốc lá, rượu bia hay gọi tắt là các chất kích thích đều là những chất độc gây có hại cho cơ thể. Không chỉ riêng đối với bệnh xương khớp. Các chất kích thích này ảnh hưởng đến mọi loại bệnh của cơ thể. Nó còn là một trong nhiều yếu tố gây nên ung thư hiện nay. Kể cả đối với người bình thường, các chất kích thích này còn tác động lớn đến sức khỏe tạo ra nhiều căn bệnh không mong muốn như gan, phổi, …
Với bệnh nhân có thói quen thường xuyên sử dụng rượu bia và các chất kích thích. Nó có thể làm gia tăng tình trạng viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp. Đặc biệt còn làm giảm mật độ xương trong cơ thể và gia tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Khi thường xuyên uống rượu bia, lượng axit uric trong máu tăng cao. Dẫn đến các triệu chứng đau nhức xương khớp ở các đốt ngón tay, ngón chân.
Cách tốt nhất để có thể giảm thiểu tình trạng bệnh chính là hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia. Một vài cách được áp dụng để giảm đau nhức xương khớp như:
- Bổ sung nhiều nước cho cơ thể
- Xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý
- Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc