Viêm giác mạc là một chứng bệnh về mắt mà nhiều người mắc phải. Có rất nhiều biểu hiện và triệu chứng bệnh biểu hiện ra bên ngoài gây ra rất nhiều khó chịu cho người bệnh. Căn bệnh này rất phổ biến ở nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp và giới tính khác nhau. Viêm giác mạc ảnh hưởng rất nhiều đối với quá trình sinh hoạt và làm việc. Vì viêm giác mạc gây ra những biểu hiện khó chịu như đỏ mắt, đau, cộm và giảm thị lực. Do đó nếu không được chăm sóc kịp thời và điều trị đúng cách. Người bệnh rất có nguy cơ mắc các căn bệnh liên quan và di chứng nguy hiểm.
Để chuẩn đoán bệnh kịp thời và có phương pháp trị liệu bệnh hiệu quả. Bệnh nhân cần nắm bắt được những biểu hiện mà viêm giác mạc để lại sao cho hợp lý. Khi đó, cần đến ngay trung tâm y tế hoặc bác sĩ chuyên khoa mắt để được thăm khám. Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin cơ bản cần biết về bệnh. Hy vọng qua đây, các bạn sẽ có thêm kiến thức để phòng tránh những nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra cũng có thể phát hiện thêm những triệu chứng sao cho phát hiện sớm để điều trị kịp thời.
Viêm giác mạc rất phổ biến hiện nay
Contents
- 1 Viêm giác mạc là bệnh như thế nào?
- 2 Mức độ phổ biến rộng rãi của bệnh hiện nay
- 3 Nguyên nhân dẫn đến bệnh về mắt nguy hiểm
- 4 Những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân viêm giác mạc
- 5 Phương pháp điều trị viêm giác mạc nhanh chóng
- 6 Viêm giác mạc cần phòng ngừa với biện pháp như thế nào cho hiệu quả?
- 7 Viêm giác mạc có dẫn đến mù lòa không?
- 8 Bệnh viêm giác mạc có thể tự khỏi được không?
- 9 Những lưu ý chăm sóc mắt cho bệnh nhân để tránh lây nhiễm bệnh
- 10 Những loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân viêm giác mạc
- 11 Tập thể dục cho đôi mắt sáng khỏe
Viêm giác mạc là bệnh như thế nào?
Giác mạc ở mắt là một lớp hình vòm, trong suốt và nằm ở phía trước nhãn cầu mắt. Giác mạc có nhiệm vụ cho ánh sáng đi vào để tiếp nhận các tia sáng để mắt có thể nhìn thấy. Giác mạc còn có nhiệm vụ là lớp ngoài bảo vệ cho mắt và góp phần vào quá trình khúc xạ mắt. Khi giác mạc bị viêm, tức là lớp giác mạc đã bị ảnh hưởng theo nhiều cách khác nhau như bị trầy xước gây nên các phản ứng viêm. Viêm giác mạc rất nguy hiểm vì có thể gây ra nhiều di chứng bất lợi cho người bệnh. Những di chứng đó có thể để lại vĩnh viễn như để lại sẹo và thậm chí là mất thị lực.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm giác mạc. Vì là bộ phận bên ngoài và tiếp xúc trực tiếp với nhiều khói bụi, ánh sáng hay dị vật. Do đó rất dễ xảy ra những chấn thương không mong muốn xảy ra đối với giác mạc. Viêm giác mạc cũng có thể được chia thành nhiều trường hợp bệnh khác nhau. Đối với những trường hợp nhẹ, bệnh có thể tự khỏi sau khoảng từ 5 ngày đến 1 tuần. Tuy nhiên bệnh sẽ kéo dài hơn nhiều thời gian nếu như tình trạng bệnh nặng kéo dài.
Viêm giác mạc xảy ra do giác mạc bị ảnh hưởng
Một số triệu chứng thường gặp đối với bệnh việm giác mạc như:
- Mỏi mắt
- Cảm giác khó chịu
- Đau nhức âm ỉ bên trong mắt
- Nhìn ánh sáng bị chói và chảy nước mắt
- Tầm nhìn hạn chế
- Xuất hiện những đốm trắng li ti ở trung tâm giác mạc
Mức độ phổ biến rộng rãi của bệnh hiện nay
Hiện nay có rất nhiều trường hợp bệnh nhân mắc bệnh viêm giác mạc. Theo nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn rất nhiều so với nữ giới. Khoảng từ 65 đến 70% ca mắc bệnh là nam giới. Tuy nhiên không phải ít có khả năng mắc bệnh đối với nữ giới mà chủ quan hay không chăm lo đến sức khỏe mình. Căn bệnh này không loại trừ bất kỳ trường hợp nào. Do vậy, bạn cần quản lý những yếu tố có nguy cơ để giảm thiểu tình trạng bệnh.
Đây là căn bệnh rất dễ lây nhiễm qua nhiều con đường như đường hô hấp, nước mắt, nước bọt hay đơn giản chỉ là bắt tay. Khi bệnh nhân tiếp xúc gián tiếp với người bệnh qua cầm nắm vật dụng dùng chung cũng có thể nhiễm bệnh. Bởi vi khuẩn hay virut gây viêm giác mạc rất dễ bám vào nhiều vật dụng truyền tay và sử dụng chung.
Cũng có nhiều phương pháp để có thể thay đổi và phòng ngừa nguy cơ lây lan dịch bệnh. Những địa điểm công cộng như trường học, văn phòng làm việc hay tàu xe rất dễ xảy ra lây nhiễm. Việc hạn chế sờ tay lên mũi hoặc mắt và rửa tay đều đặn, thường xuyên có thể ngăn ngừa sự lây nhiễm của vi khuẩn, vi rút. Sau khi người bệnh đã khỏi, khả năng lây lan của vi khuẩn vẫn còn. Do đó, giữ cho mình một thân thể sạch sẽ và tăng cường sức khỏe mắt là điều cần thiết để xây dựng được một hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Viêm giác mạc rất phổ biến
Nguyên nhân dẫn đến bệnh về mắt nguy hiểm
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm giác mạc. Mỗi một di chứng để lại đều xảy đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu được chỉ ra là do nhiễm trùng mắt và chấn thương mắt.
Nhiễm trùng mắt là do sự xâm nhập từ những vi khuẩn và vi rút cùng với nấm, ký sinh trùng. Những dạng virut và vi khuẩn phổ biến thường gặp gây ra bệnh viêm giác mạc rất nhiều. Phổ biến nhất là vi khuẩn Adenovirus, Herpes simplex loại 1 và Varicella zoster. Mỗi một loại virut gây bệnh đều mang lại biến chứng riêng. Nhưng tỉ lệ mắc bệnh do vi khuẩn chiếm phần cao hơn nhiều so với ký sinh trùng.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm giác mạc
Chấn thương ở mắt. Giác mạc bị tổn thương do nhiều thói quen như thường xuyên đeo kính áp tròng. Ngoài ra còn do di chứng của phẫu thuật hay những nguyên nhân khách quan khác. Bên cạnh đó, một số bệnh tự miễn xảy ra như viêm khớp dạng thấp và Sjogren gây nên. Kháng thể miễn dịch ở giác mạc sẽ tấn công ngược trở lại và dẫn đến viêm nhiễm.
Một vài nguyên nhân xảy ra theo từng loại bệnh. Ví dụ như
- Viêm giác mạc sợi. Chủ yếu do thói quen sinh hoạt: thức khuya, mất ngủ, hở mi. Mắt không sản xuất đủ nước do thiếu vitamin A.
- Viêm loét giác mạc. Vi khuẩn, nấm, microsporidia và amip
- Viêm giác mạc sâu. Thể theo đường máu do bệnh lao phổi, giang mai, bệnh phong.
- Viêm biểu mô giác mạc nông. Chủ yếu do tác động của Herpes, virut zona và adenovirut.
Những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân viêm giác mạc
Triệu chứng biểu hiện thường gặp rất thường xuyên và dễ phát hiện. Thường thì sẽ bắt đầu ở lớp bên ngoài cùng của giác mạc rồi sẽ lan dần dần vào sâu bên trong mắt. Những triệu chứng này âm ỉ và gây đau đớn cho bệnh nhân. Cần phải phát hiện sớm và nhận ra đây là triệu chứng của bệnh. Để sao cho tránh các di chứng gây giảm thị lực mắt và thậm chí là gây mù lòa.
- Đau nhức mắt. Đây là triệu chứng phổ biến nhất mà hầu hết các bệnh nhân viêm giác mạc mắc phải. Nó gây ra những cơn đau nhức nhối âm ỉ. Có lúc sẽ nhói lên từng cơn và đau lên theo từng cử động của bệnh nhân.
- Chảy nước mắt. Do màn giác mạc bị tổn thương. Vì vậy, nước mắt sẽ bị chảy dàn dụa ra khi mở mắt hoặc vành mi mắt.
- Chói mắt khi tiếp xúc với ánh sáng. Biểu hiện rõ nhất là người bệnh luôn nhắm nghiền mắt khi bị nhìn thấy ánh sáng.
- Giảm thị lực. Tùy vào từng mức độ bệnh thì tầm nhìn và thị lực của người bệnh sẽ giảm dần đi.
- Xuất hiện nhiều đốm trắng li ti ở bên trong mắt
- Mắt đỏ. Xuất hiện những viền đỏ nằm xung quanh lòng đen, hay còn gọi là con ngươi mắt. Đôi khi xuất hện đốm mủ trắng ở trung tâm mắt
Viêm giác mạc thường chỉ xuất hiện ở chỉ một bên mắt. Rất ít trường hợp viêm giác mạc mắc ở cả hai bên mắt. Thường do mắt bị thương hoặc do nhiễm virut. Tuy nhiên, nếu như do nhiều nguyên nhân khác như chấn thương.
Triệu chứng rất thường gặp
Phương pháp điều trị viêm giác mạc nhanh chóng
Điều trị viêm giác mạc cần phải tùy thuộc vào từng nguyên nhân. Mỗi một nguyên nhân khác nhau sẽ được chuẩn đoán theo từng phương pháp điều trị khác nhau sao cho phù hợp. Bình thường nếu như chỉ trầy xước nhẹ hay xơ xước nhẹ nhàng thì chỉ cần sử dụng thuốc mỡ bôi kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Nếu như vi khuẩn xâm nhập vào gây nên viêm giác mạc thì sẽ được điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, nếu gặp trường hợp mắt bị khô, bệnh nhân không nên tự ý tra thuốc Corticoid tự phát.
Do đó, bảo vệ sức khỏe mắt là điều vô cùng quan trọng. Nếu như thấy có bất kỳ dấu hiệu nào xảy ra, cần phải tới ngay trung tâm y tế để được bác sĩ chuẩn đoán chính xác. Nếu bệnh phát triển theo chiều hướng xấu hoặc thị lực bị giảm. Cần nhanh chóng đến ngay chuyên khoa mắt để điều trị. Nếu được phát hiện sớm, ca bệnh sẽ hoàn toàn có thể chữa trị hoàn toàn.
Phương pháp điều trị hiệu quả
Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bệnh nhân ngừa bệnh. Nếu những trường hợp quá nặng không thể điều trị bằng thuốc. Những biện pháp dao kéo sẽ được áp dụng như phẩu thuật: phủ kết mạc, ghép giác mạc, ghép màng phổi. Bên cạnh việc điều trị bệnh, bạn có thể phòng ngừa tránh những trường hợp nguy hiểm xảy ra
- Không nên trang điểm mắt trong quá trình điều trị bệnh
- Tránh dụi mắt và tránh tác động mạnh đến mắt
- Không nên băng bịt kín mắt gây nên vi khuẩn, nấm hay vi sinh vật xâm nhập và phát triển
Viêm giác mạc cần phòng ngừa với biện pháp như thế nào cho hiệu quả?
“Mắt là của sổ tâm hồn” do đó bảo vệ sức khỏe mắt là vấn đề thiết yếu cho đời sống mỗi người. Trước tiên là bảo vệ từ bên trong bằng những chất dinh dưỡng có lợi cho mắt. Rau xanh, trái cây hay thực phẩm giàu vitamin A, C, B2 rất tốt cho mắt. Ngoài ra, bạn cần hạn chế tối đa việc hấp thụ những chất dầu mỡ, nhiều đường hay nhiều gia vị. Tránh sử dụng đồ uống chứa nhiều cồn như cà phê, rượu, thuốc lá.
Mỗi lần ra ngoài nên đeo kính để bảo vệ mắt và tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Vệ sinh mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Hạn chế đeo kính áp tròng thường xuyên. Nếu bắt buộc phải đeo, cần phải sử dụng hợp lý và có nhiều phương pháp làm sạch và khử trùng hiệu quả. Tuyệt đối không đeo lúc ngủ và khi bơi. Những trường hợp làm việc trong môi trường đặc thù phải áp dụng kính bảo hộ cần thiết.
Ngoài ra, một vài biện pháp phòng tránh cần lưu ý như:
- Thường xuyên sử dụng kính mát, kính râm khi chạy xe ngoài đường. Tránh dị vật, bụi bẩn hay ánh sáng mặt trời tiếp xúc trực tiếp tới mắt
- Điều trị dứt điểm các bệnh về mắt
- Tẩy trang, làm sạch mắt kĩ càng sau khi trang điểm
- Uống nước thường xuyên và cung cấp đủ vitamin A cho mắt
Vitamin A rất tốt cho mắt
Viêm giác mạc có dẫn đến mù lòa không?
Nhiều người đang thắc mắc liệu viêm giác mạc có nguy hiểm đến tính mạng hay không? Nó có để lại di chứng khiến thị lực bị hạn chế hay không? Hầu hết những trường hợp viêm giác mạng là lành tính và dễ dàng điều trị. Thường chỉ sau khoảng 1 tuần đối với viêm nhiễm nhẹ hoặc nặng hơn sẽ kéo dài tới 10 – 15 ngày. Tuy nhiên, là căn bệnh dễ dàng lây nhiễm từ người sang người. Vì vậy, nguy cơ lây bệnh rất nhanh và dễ dàng bùng lên thành dịch nếu không được kiểm soát tốt. Nếu để bệnh tới giai đoạn nặng và khó chữa. Nguy cơ bị mù lòa là hoàn toàn có thể xảy ra.
Mỗi người cần phải trang bị cho mình một kiến thức vỡ chắc để chăm sóc và phòng ngừa khả năng lây lan viêm giác mạc. Bên cạnh đó cũng cần chuẩn bị cho chính bản thân mình và người thân xung quanh mình. Dù lành tính hay ác tính, bệnh vẫn có thể để lại hậu quả về sau. Vì vậy, bệnh nhân cần phải được theo dõi thường xuyên và phát hiện triệu chứng như:
- Mắt sưng lên to, dội lên những cơn đau quá mức
- Thị lực giảm, tầm nhìn bị ảnh hưởng
- Viêm giác mạc kéo dài trên 20 ngày mà vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm
- Mắt hột, có sẹo và bờ mi bị biến dạng
- Viêm loét và trợt nông giác mạc, phát ở kết mạc sụn mi trên
- Vi khuẩn lậu dẫn đến viêm loét giác mạc và biến chứng thủng nhãn cầu
Viêm giác mạc hoàn toàn có thể dẫn đến mù lòa
Bệnh viêm giác mạc có thể tự khỏi được không?
Quá trình điều trị bệnh viêm giác mạc phụ thuộc vào từng mức độ riêng của bệnh. Mức độ viêm loét giác mạc nặng hay nhẹ cũng tác động rất nhiều đối với sự tự chữa lành của mắt. Căn bệnh này hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu như được chuẩn đoán sớm và điều trị đúng cách. Đôi khi sử dụng thuốc nhỏ mắt như steriod nếu cần thiết để giảm viêm cho giác mạc mắt. Nếu như giác mạc bị viêm sẹo quá nghiêm trọng hoặc đã bị bào mỏng. Nhằm tránh mất thị lực cần phải tiến hành ghép giác mạc.
Chăm sóc mắt đúng cách để tự khỏi
Quá trình điều trị cũng cần tùy thuộc vào nguyên nhân xảy đến bệnh. Mỗi một nguyên nhân sẽ có phương pháp điều trị khác nhau, như:
- Nhiễm ký sinh trùng
- Nhiễm các loại nấm, vi rút, vi khuẩn và ký sinh trùng
- Vệ sinh kính hoặc bảo quản không đúng cách làm mắt phải tiếp xúc cận
- Đeo kính quá lâu
- Thiếu vitamin A cung cấp cho mắt. Mặc dù trường hợp này khá hiếm gặp
Vì vậy, do bất kỳ một nguyên nhân nào bạn cần phải chú ý một cách nghiêm túc tới sức khỏe mắt mình. Để bệnh có thể nhanh chóng chữa khỏi và điều trị dứt điểm. Bạn cần đến ngay y khoa hoặc bác sĩ chuyên mắt để được điều trị đầy đủ liệu trình. Một số phương pháp tự phòng ngừa cho chính bản thân mình như:
- Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch làm sạch trước và sau khi tiếp xúc với mắt
- Tự giác cách ly nếu phát hiện mình bị bệnh.
Những lưu ý chăm sóc mắt cho bệnh nhân để tránh lây nhiễm bệnh
Để hoàn toàn chữa khỏi được bệnh, bệnh nhân ngoài việc tuân thủ chế độ điều trị mà bác sĩ dành riêng cho mình. Bạn cần phải kết hợp với chế độ dinh dưỡng lành mạnh và hoạt động thể chất. Sau nhiều nghiên cứu được công nhận, các nhà khoa học Mỹ đã nhận định trong thực phẩm chứa Broccophane hoàn toàn gia tăng sức khỏe mắt. Đặc biệt là trong việc bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố mắt cùng với thủy tinh thể.
Một vài lưu ý cho bệnh nhân viêm giác mạc cần quan tâm:
- Giữ các biện pháp phòng chống lây nhiễm
- Không tự ý mua thuốc về điều trị mà chưa có đơn thuốc của bác sĩ. Một vài loại thuốc nếu không để ý có thể gây ra mất thị lực mắt
- Không làm việc quá sức, cần cho mắt nghỉ ngơi giữa những lúc làm việc hoặc học tập
- Không dùng chung thuốc nhỏ mắt với người đang nhiễm bệnh
- Thường xuyên lau rửa và làm sạch mắt
- Hạn chế ăn các thức ăn cay nóng
- Dùng các sản phẩm từ thiên nhiên như lá trầu để nhai đắp nhằm gây kích thích mắt
Mặc dù viêm giác mạc là căn bệnh dễ điều trị và có thể hoàn toàn được chữa khỏi. Bạn cũng không được chủ quan mà không chú trọng tới sức khỏe chính mình. Nếu không được điều trị hay điều trị sai phương pháp. Rất có thể để lại di chứng bất thường nguy hiểm tới bệnh nhân. Nghiêm trọng nhất là nguy cơ mắc mù lòa.
Những lưu ý cần thiết trong điều trị viêm giác mạc
Những loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân viêm giác mạc
Trong vô vàn những loại thực phẩm khác nhau. Vitamin A luôn được xem là “dành riêng cho mắt”. Với những công dụng tuyệt vời mà vitamin A mang lại như giúp sáng máy, tăng cường sức khỏe máy và cải thiện thị lực. Vitamin A còn tham gia vào quá trình phản ứng hóa học ở các tế bào võng mạc. Giúp biểu mô kết và giác mạc luôn giữ được độ trong và bóng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng bổ sung Nutrilite Protein – thức uống dinh dưỡng từ lúa mạch. Sản phẩm dẫn đầu trong chăm sóc sức khỏe với thành phần từ thực vật.
Bên cạnh vitamin A, các nhóm vitamin B gồm B1, B2, B3 và B12 hỗ trợ tối đa cho việc tăng cường sức khỏe mắt. Những chất dinh dưỡng này sẽ đẩy mạnh quá trình tổng hợp protein, hỗ trợ liền sẹo. Không những vậy, những bệnh nhân hậu phẩu thuật hoặc trường hợp viêm giác mạc do dị ứng sẽ rất cần thiết. Ngoài ra, nguồn dinh dưỡng dồi dào trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt rất tốt cho mắt.
Nước cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng cùng với sự điều hòa cơ thể. Cũng chính vì vậy mà nước như là một chất xúc tác cho quá trình phản ứng của cơ thể. Khi mắt bị khử nước và dẫn tới khô mắt. Bạn có thể dễ dàng bổ sung thêm nước và các loại sữa nhằm bổ sung khoáng chất cho mắt. Ngoài ra, việc hạn chế những thực phẩm có hại cho mắt lẫn sức khỏe cũng vô cùng quan trọng.
Vitamin A giàu dưỡng chất cho mắt
Tập thể dục cho đôi mắt sáng khỏe
Ngoài việc bổ sung chất dinh dưỡng, các bài tập thể dục cho mắt sẽ giúp mang lại đôi mắt đẹp và ngăn ngừa mắc viêm giác mạc. Cải thiện tình trạng mắt qua các bài tập không mất quá nhiều thời gian và vô cùng đơn giản. Mỗi ngày bạn chỉ cần dành ra khoảng 10 đến 15 phút cho bài tập mắt. Đơn giản chỉ là cho mắt nghỉ ngơi khỏi màn hình máy tính hay điện thoại. Như vậy cũng có thể giúp sức khỏe mắt được cải thiện. Một vài phương pháp luyện tập cần áp dụng như:
- Xoay tròn mắt. Xoay mắt theo chiều kim đồng hồ rồi xoay ngược lại mỗi chiều 10 lần
- Dùng tay ấn nhẹ vào thái dưỡng
- Viết chữ bằng mắt
- Thay đổi cự ly mắt từ gần ra xa. Nhìn vào một trọng điểm rồi phòng ra xa. Làm động tác mỗi ngày từ 5 đến 7 lần
- Nhắm mắt và thư giãn khoảng từ 3 đến 5 phút. Bạn cần nhắm mắt và thả lỏng cơ thể cùng đầu óc sao thoải mái nhất
- Xoay đầu nhưng mắt vẫn nhìn về phía trước. Xoay theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Mỗi ngày khoảng từ 5 đến 7 lần
Tập thể dục cho đôi mắt sáng khỏe