Bệnh đái tháo đường hiện nay không còn quá xa lạ đối với bất kỳ ai. Các phương pháp điều trị bệnh được các bác sĩ áp dụng chỉ là liệu pháp tạm thời và duy trì. Chúng ta chỉ có thể hạn chế sự bất ổn của lượng đường trong máu. Không thể nào điều trị dứt điểm được bệnh sao cho hoàn chỉnh nhất. Tuy nhiên, bên cạnh phác đồ điều trị của bác sĩ mà bạn cần phải tuân theo. Bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau của bệnh đái tháo đường.
Bệnh đái tháo đường được chia thành nhiều dạng khác nhau. Có 3 dạng thường gặp và được bác sĩ phân chia ra bao gồm đái tháo đường type 1, đái tháo đường type 2 và đái tháo đường thai kỳ. Ở mỗi một dạng đái tháo đường sẽ có một liệu pháp điều trị cho phù hợp khác nhau. Bên cạnh đó, lối sống sinh hoạt hàng ngày và chế độ luyện tập thể dục thể thao cũng rất cần được chú trọng. Ngay cả những người khỏe mạnh cũng cần thay đổi chứ không riêng gì người bệnh.
Contents
1. Triệu chứng thường gặp của bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường type 1 là trường hợp bệnh mà cơ thể bị mất đi hoàn toàn lượng insulin mà tuyến tụy tiết ra. Khi đó cơ thể phải được cung cấp trực tiếp insulin từ bên ngoài bằng uống thuốc, ăn uống hoặc tiêm vào. Còn đối với đái tháo đường type 2, lượng insulin trong cơ thể bị thiếu hụt nhưng chưa mất hẳn hoàn toàn. Các triệu chứng biểu hiện của đái thái đường type 2 rất nhẹ. Do vậy người bệnh rất khó để phát hiện ra bệnh.
Một vài triệu chứng ở bệnh nhân đái tháo đường type 2:
- Khát nước thường xuyên và đi tiểu nhiều
- Nhìn mờ, mắt bị giảm thị lực và võng mạc
- Thái độ và tâm trạng cáu kỉnh
- Ngứa ran hoặc cảm thấy tê ở bàn tay hay dưới bàn chân
- Vết thương khó lành
- Nhiễm trùng nấm men, viêm nhiễm
- Giảm cân đột ngột và sụt cân trầm trọng
- Luôn cảm thấy đói
- Da có biểu hiện sẫm màu và sần quanh vùng cổ
Mặc dù được liệt kê ra nhiều triệu chứng như vậy, nhưng chung quy lại bệnh nhân đái tháo đường cũng quy lại ở 4 triệu chứng điển hình. Đó là một vòng lặp lại gồm: ăn nhiều – uống nhiều – đi tiểu nhiều – sụt cân nhanh. Đối với đái tháo đường thai kì, đây là một trường hợp đặc biệt của trường hợp tiểu đường. Khi thai phụ đang trong quá trình mang thai rất dễ thiếu hụt insulin và tăng lượng đường trong máu. Tuy nhiên nó sẽ chấm dứt sau khi kết thúc thai kỳ. Nhưng nếu không để ý để điều trị bệnh sẽ để lại nhiều hậu quả.
2. Những trường hợp dễ bị mắc đái tháo đường
Để kiểm soát bệnh được hiệu quả, tầm kiểm soát bệnh cũng phải được tiến hành chặt chẽ. Vì vậy, bệnh nhân đái tháo đường nên phải có những sàng lọc kiểm chứng bệnh phù hợp lý. Người bệnh có nguy cơ đái tháo đường type 1 thường thuộc vào những trường hợp do di truyền. Ví dụ như gia đình có bố mẹ hay anh chị em ruột mắc đái tháo đường type 1. Khi đó, để xét nghiệm lâm sàng, người bệnh có thể kháng tiểu tiểu đảo tụy hoặc anti – glutamic acid.
Tuy nhiên đối với bệnh nhân đái tháo đường type 2. Nguyên nhân mắc bệnh diễn ra ở nhiều đối tượng hơn. Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến đái tháo đường type 2 gồm:
- Những người cao tuổi, thường là trên 45 tuổi
- Thừa cân, béo phì
- Lối sống phi khoa học, hay thức khuya
- Ít tập thể dục thể thao, lười vận động
- Từng mắc đáu tháo đường thai kỳ hoặc cân nặng của con sau sinh > 4,1 kg
- Có tiền sử huyết áp cao
- Rối loạn lipid trong máu (HDL cholesterol thấp hơn 35 mg/dL hoặc lượng triglyceride cao hơn 250 mg/dL.
- Có tiền sử mắc hội chứng buồn trứng đa năng
- Tùy vào sắc tộc. Ví dụ như những người mang chủng tộc da đen, người Tây Ban Nha. Những người lai Mỹ gốc Á hoặc gốc Ấn. Có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 rất cao.
Tùy vào mỗi trường hợp bệnh sẽ có được những triệu chứng bệnh khác nhau. Mức độ nặng nhẹ của bệnh còn tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người.
3. Phương pháp chuẩn đoán đái tháo đường phổ biến
Để chuẩn đoán được bệnh đái tháo đường theo từng độ tuổi. Hoặc tìm hiểu xem người bệnh có những biểu hiện nào đáng chú ý liên quan hay không. Tiền sử gia đình cũng là một yếu tố đáng lưu tâm khi chuẩn đoán bệnh. Qua đó, bác sĩ có thể đưa ra được khẳng định chính xác về mức độ nặng nhẹ của bệnh và theo dõi bệnh tình của bệnh nhân hợp lý.
Một số phương pháp y học được các bác sĩ thường áp dụng. Có thể kể đến như đo lượng glucose huyết tương. Có thể đo trong nhiều trường hợp khác nhau như lúc đói, sau khi làm việc hoặc sau khi ăn. Những xét nghiệm này phải được thực hiện theo quy chuẩn bài bản. Được bộ y tế phê duyệt có giấy chứng nhận và phải chuẩn hóa theo tiêu chuẩn xét nghiệm quốc tế.
Đo lượng glucose trong máu
Đo lượng glucose trong máu hay xét nghiệm định lượng glucose máu là một phương pháp phổ biến trong xác định bệnh tiểu đường. Phương pháp này được thực hiện lúc bệnh nhân đang trong tình trạng đói. Và sử dụng rất phổ biên trong việc chuẩn đoán bệnh đái tháo đường. Theo thống kê của Trung tâm y tế thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021 tại Việt Nam có tới khoảng 4,3 người mắc bệnh tiểu đường. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, rất có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe về tương lai.
Việc xét nghiệm glucose trong máu là giúp đo lượng đường có được trong mao mạch máu. Xét nghiệm này chủ yếu nhằm để chuẩn đoán các loại tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 và cả đái tháo đường thai kỳ. Đôi khi nó cũng được dùng trong việc kiểm tra tình trạng hạ đường huyết của bệnh nhân.
Trước khi đi xét nghiệm glucose trong máu, bệnh nhân nên để bụng đói. Không ăn hay uống gì, trừ nước lọc, ít nhất là 8 tiếng trước khi lấy máu để xét nghiệm. Thời gian khám bệnh tốt nhất là vào buổi sáng sau khi đã nhịn ăn 1 đêm. Kết quả xét nghiệm để chuẩn đoán người bệnh tiểu đường là nằm trong khoảng từ 3,9 đến 6,4 mmol/L.
Xét nghiệm tăng glucose máu bằng phương pháp tiêm tĩnh mạch
Khác với phương pháp trên, nghiệm pháp này ít được áp dụng hơn bởi nó gây cho bệnh nhân cảm giác sợ hãi. Tuy nhiên, đây là một phương pháp xét nghiệm được chỉ định cho các trường hợp đặc biệt. Một số trường hợp điển hình như bệnh nhân kém hấp thu hoặc mất khả năng hấp thu glucose bằng đường uống. Khi đó, các bác sĩ phải có phương án tốt hơn đó là tiêm vào tĩnh mạch.
Nghiệm pháp này được thực hiện bằng cách tiêm glucose vào tĩnh mạch. Liều lượng dùng sẽ được tùy thuộc vào thể trọng của từng người. Thông thường sẽ khoảng 0,5g/kg thể trọng. Sau khi tiêm sẽ tiến hành lấy máu và định lượng lại glucose. Trung bình cứ 10 phút 1 lần và đều đặn trong 60 phút.
4. Các cách điều trị đái tháo đường
Mục đích của việc điều trị đái tháo đường là nhằm ổn định lượng đường trong máu. Các phương pháp và phác đồ điều trị sẽ khác nhau đối với mỗi bệnh nhân. Tùy vào thể trạng từng người, sức khỏe và mức độ nặng nhẹ của bệnh sẽ có phương pháp sao cho phù hợp.
Đái tháo đường là một căn bệnh mạn tính. Có nghĩa là bệnh nhân sẽ phải chịu mắc căn bệnh đái tháo đường này suốt cả cuộc đời. Nó sẽ không được điều trị một cách dứt điểm hay chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh nhân chỉ có thể ức chế và thúc đẩy cơ thể sản xuất ra insulin một cách tự nhiên. Hoặc nếu bắt buộc sẽ phải tiêm insulin nhân tạo vào trong cơ thể.
Ăn uống lành mạnh
Ăn uống theo khoa học và đầy đủ dinh dưỡng chính là yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng sức khỏe. Một cơ thể khỏe mạnh là cơ thể được xây dựng từ nguồn dinh dưỡng bên trong. Việc ăn uống và bổ sung dưỡng chất không còn là vấn đề của riêng đối với bệnh nhân. Mà ngay cả những người khỏe mạnh không ốm đâu cũng cần phải xây dựng cho riêng mình một thói quen phù hợp.
Đối với riêng bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, việc ăn uống cũng cần khắt khe hơn. Bệnh nhân nên sử dụng các loại thực phẩm chứa lượng carbohydrate khoảng 50% – 60% tổng số năng lượng của khẩu phần. Một vài loại khuyến khích sử dụng như gạo lứt, trái cây ít đường, ổi, bưởi, cá hồi. Bên cạnh đó, người bệnh cũng tập thói quen uống đủ nước cho cơ thể. Lượng nước cần thiết rơi vào khoảng 40ml/kg cân nặng cho một ngày.
Hoạt động thể chất và rèn luyện thân thể
Các bài tập thể dục nếu luyện tập tốt và đúng cách sẽ giúp giảm được lượng đường có trong máu. Đặc biệt còn hỗ trợ tim mạch và não bộ, giúp cải thiện sức khỏe nói chung. Các bài tập thể dục có tác dụng tăng độ nhạy cảm của tế bào đối với insulin. Đồng nghĩa với việc các tế bào sử dụng insulin tốt và hiệu quả hơn để dễ dàng hấp thụ lượng đường trong máu. Từ đó làm tăng năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.
Ngoài ra, tập thể dục hàng ngày và thường xuyên còn giúp ngăn ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Đặc biệt là biến chứng tim mạch, đột quỵ và não bộ. Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tập thể dục thường xuyên giúp giảm lượng chất béo trong cơ thể, ổn định huyết áp. Một số lưu ý về rèn luyện sức khỏe cho người bệnh như:
- Không nên ngồi lâu liên tục quá 30 phút
- Không để cơ thể trì trệ 2 ngày liên tiếp mà không tham gia bất kì hoạt động thể chất nào
- Tập thể dục từ 2 đến 3 buổi mỗi tuần về rèn luyện sức bệnh như chống đẩy, tập tạ
- Kết hợp linh hoạt và nhuần nhuyễn nhiều bài tập khác nhau.
Sử dụng thuốc
Ngay cả người bệnh mới mắc bệnh trong những thời kì đầu cũng đã cần phải sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Việc uống thuốc có nhiều tác dụng tùy thuộc vào từng bệnh lý khác nhau. Với bệnh nhân bị bệnh đường huyết quá cao, thậm chí vào khả năng có thể hôn mê. Bệnh nhân cần phải lập tức sử dụng thuốc để hạ lượng đường xuống nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu ở trường hợp bệnh có thể tiến triển được nhờ chế độ ăn uống lành mạnh cùng với luyện tập hợp lý. Khi đó, người bệnh có thể không cần sử dụng thuốc quá nhiều.
Bất kỳ loại thuốc nào cũng cần phải đọc kỹ hướng dẫn và nghe theo liều lượng mà bác sĩ chỉ định. Một vài nhóm thuốc mà người bệnh có thể tham khảo như:
- Nhóm thuốc Sulfonylureas
- Nhóm Metformin
- Nhóm thuốc Thiazolidinedinoes. Đây là loại thuốc có thể được sử dụng cả trước và sau khi ăn
- Nhóm Acarbose
- Nhóm ức chế DPP – 4
- Nhóm thuốc ức chế đồng vận chuyển lượng đường Glucose và Natri ở thận.
Cấy ghép
Cấy ghép tế bào gốc vào trong cơ thể bệnh nhân tiểu đường là một phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường phổ biến hiện nay. Nhờ vào phương pháp điều trị này , các tế bào gốc giúp cơ thể điều chỉnh sự ổn định lượng đường trong cơ thể. Các tế bào mới được tạo ra từ tế bào gốc mới cấy vào sẽ trực tiếp hấp thụ glucose. Do đó, người bệnh có thể giảm lượng đường huyết mà không cần phải bổ sung hay tiêm insulin vào cơ thể người nữa.
Mặc dù vậy, việc cấy ghép này cũng có thể tạo ra một vài tác dụng phụ cho bệnh nhân. Một số trường hợp dị ứng và miễn dịch. Một số còn buồn nôn và nôn thoáng qua. Tuy nhiên đây vẫn là phương pháp được xem là tiềm năng trong ngành y học. Một vài ứng dụng khác của bệnh như:
- Bệnh bạch cầu
- Rối loạn hệ miễn dịch
- Suy thận
- Thoái hóa xương khớp
- Bệnh viêm ruột và ung thư trực tràng có liên quan
- Teo cơ xơ cứng ở cột bên
- Nhồi máu cơ tim và các bệnh liên quan đến hệ tim mạch
- Nhiễm trùng do vi khuẩn và viêm nhiễm virut, ký sinh trùng.
5. Tuân thủ liệu trình dùng thuốc
Thuốc được bác sĩ kê đơn là một liệu trình chữa trị cho từng bệnh nhân cụ thể. Mỗi một bệnh nhân khác nhau sẽ được quy chuẩn một phác đồ điều trị khác nhau. Đối với bệnh nhân đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường type 2. Có dùng thuốc đúng giờ và đúng liều lượng thì thời gian chữa trị bệnh sẽ được rút ngắn đi. Và sức khỏe người bệnh sẽ ổn định hơn.
Theo kết quả thống kê của Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2022 cho biết. Khoảng gần 87,6% người mắc bệnh đái tháo đường loại 2 tuân thủ việc dùng thuốc. Các đối tượng còn lại chưa đáp ứng được yêu cầu của bác sĩ. Trong đó phần lớn là do quên uống thuốc bởi công việc bận bịu và thời gian biểu không hợp lý. Một số đối tượng còn chuyển sang dùng thực phẩm bổ sung mà không dùng thuốc. Mặc dù chúng cũng rất tốt trong việc hỗ trợ người bệnh. Tuy nhiên bệnh nhân nên áp dụng cả hai phương pháp này để cho ra sức khỏe tốt nhất.
Phương thức dùng thuốc của bệnh nhân có thể được chia thành nhiều dạng. Dáng uống thuốc viên, uống thuốc gói, dạng tiêm. Ở bất kỳ dạng thuốc nào, bệnh nhân cũng phải tuân thủ theo liệu trình đã vạch ra. Thông thường đối với thuốc uống của bệnh nhân tiểu đường sẽ được sử dụng sau bữa ăn. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt sẽ yêu cầu trước lúc ăn. Vì vậy uống sao cho đúng để khỏi bệnh cũng cần phải làm tốt.
6. Điều trị đái tháo đường tại nhà không cần dùng thuốc
Điều trị đái tháo đường có rất nhiều phương pháp khác nhau. Với tùy đối tượng và tình trạng bệnh sẽ có được từng liệu trình riêng. Một số bệnh nhân do thiếu hụt insulin quá mức. Hoặc lượng đường trong máu thường xuyên tăng cao. Họ sẽ phải luôn có thuốc bên mình để hỗ trợ những trường hợp khẩn cấp.
Bên cạnh đó sẽ còn một số trường hợp nhẹ hơn không cần phải thường xuyên dùng thuốc như vậy. Người bệnh có thể tự xây dựng cho mình nhiều cách chữa trị bệnh tại nhà khác nhau. Đôi khi chỉ cần ngủ đủ giấc, không thức khuya. Giữ cho mình một tinh thần thoải mái, không áp lực công việc. Hoặc chăm chỉ đều đặn luyện tập thể dục thể thao mỗi 30 phút một ngày. Ăn uống theo chế độ được vạch định ra. Có rất nhiều cách khác nhau mà không cần dùng thuốc, mà còn có thể dễ dàng thực hiện được tại nhà.
Bạn có thể tham khảo gel trái cây collagen Shoyo. Đây là thức uống có xuất xứ từ Mỹ và được chiết xuất từ trái sơ ri. Có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa đái tháo đường.
Thư giãn tinh thần
Khoảng 64% người bệnh có ý kiến cho rằng vì mắc chứng đái tháo đường mà họ đôi khi hoặc thường xuyên chán nản. Ngoài ra họ còn tự trách mình và cho rằng do bệnh tình của mình mà ảnh hưởng đến gia đình cùng những người xung quanh. Thậm chí một số trường hợp còn mắc các căn bệnh về tâm lý. Rất ít người tự tin cho rằng mình co thể kiểm soát tốt được tình trạng bệnh. Bệnh tiểu đường cũng có thể do yếu tố căng thẳng stress gây nên. Nhưng khi mắc bệnh cũng có thể tạo ra tâm lý cho người bệnh.
Do đó, người bệnh cần giữ cho mình một tinh thần thoải mái tránh suy nghĩ quá nhiều. Hãy duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, thói quen tập thể dục và ăn ngủ đúng giờ. Ngủ đủ giấc và có chất lượng cũng phần nào cải thiện được tâm lý cho người bệnh. Bạn cũng có thể tạo ra một khoảng không gian cho riêng mình và khởi động lại một cảm giác mới hơn. Đôi khi chỉ cần tắm nước ấm sau một ngày làm việc căng thẳng. Hoặc xem những chương trình mà mình yêu thích. Một số cách được liệt kê dưới đây:
- Hạn chế dùng đồ uống chứa nhiều caffein
- Hạn chế ngủ trưa, hoặc chỉ ngủ khoảng 30 phút. Để tránh tình trạng mất ngủ về đêm
- Tắt các thiết bị di động trước khi ngủ
- Tạo dựng môi trường ngủ thoải mái
Duy trì cân nặng
Cân nặng là yếu tố rất quan trọng đối với người bệnh đái tháo đường. Dấu hiệu khi biết người đó có bị mắc bệnh là không là cân nặng. Rất nhiều trường hợp phát hiện bệnh khi thấy cân nặng của mình giảm đột ngột mà không hiểu lý do. Nhưng một thời gian sau người bệnh lại tăng cân trở lại và có nguy cơ mắc bệnh béo phì. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần cân nhắc giảm cân sao cho đúng cách và đúng với thể trạng của mình. Phương pháp hiệu quả nhất là kiểm soát lượng thức ăn mà cơ thể nạp vào. Theo khuyến cáo, những người mắc đái tháo đường nên ăn ít hơn người bình thường 500 calo mỗi ngày.
Bên cạnh việc ăn uống, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên cũng nên là hoạt động hàng ngày. Khi lượng mỡ thừa trong cơ thể được đốt cháy nhờ những hoạt động vật lý. Tuy nhiên đối với người bệnh, bạn cũng cần theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu trong quá trình luyện tập. Bạn cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ về việc giảm liều lượng thuốc và insulin trong quá trình luyện tập.
Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh
Bệnh nhân tiểu đường cần phải xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh. Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân cũng sẽ phải đáp ứng đủ chất dinh dưỡng. Về tinh bột, chế độ ăn của người bệnh cần phải cắt giảm tinh bột và ưu tiên những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ cùng với lượng đường thấp. Lượng GI thấp và nên dưới 55% hoặc dưới 40%. Bệnh nhân cũng chỉ nên ăn từ 1 đến 1,5 kg đạm mỗi ngày. Và ưu tiên sử dụng thịt trắng. Người bệnh cũng nên sử dụng nhiều thực phẩm chức acid béo như dầu oliu, cá và dầu mè.
Một vài lưu ý cho thực đơn bữa ăn cho bệnh nhân tiểu đường:
- Không nên ăn nhiều thực phẩm đóng hộp chứa nhiều muối và chất phụ gia
- Chỉ nên ăn trứng 2 bữa/tuần
- Nên chế biến món ăn bằng cách hấp hoặc luộc thay vì chiên xào
- Nên ăn nhạt, hạn chế mắm, muối chua
- Nên ăn nhiều rau củ trong bữa ăn
Lời kết
Phương pháp tốt nhất để chị bệnh đái thái đường là khâu cái mỏ của mình lại, cái đó là chúng tôi nói đùa thôi. Bạn nên lập kế hoạch ăn uống khoa học và cần có lời khuyên của bác sĩ. Việc ăn uống kiêng khêm và khoa học là vô cùng với thuốc thang và thăm khám định kỳ.
Đừng chủ quan vì nếu bạn mắt tiểu đường nghiêm trọng có thể cắt bỏ các bộ phận trên cơ thể thậm chí gây ra ung thư và hoại tử.